HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2007/NQ-HĐND | Gia Nghĩa, ngày 24 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN, GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
KHÓA I - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ “về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”;
Căn cứ Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Theo đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 2443/TTr-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện, giai đoạn 2008 - 2010;
Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra số 36/BC-BKTNS ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu tham dự kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phân cấp nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giữa ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện như sau:
1. Về công trình giao thông: Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đầu tư các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên huyện, đường giao thông đô thị do tỉnh quản lý; ngân sách cấp huyện, xã có nhiệm vụ đầu tư các tuyến đường còn lại.
2. Về công trình thủy lợi: Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đầu tư các công trình thủy lợi đầu mối có quy mô tuới 100 ha lúa nước trở lên hoặc các loại cây trồng khác có diện tích tưới quy đổi tương đương; ngân sách cấp huyện, xã có nhiệm vụ đầu tư các công trình còn lại.
3. Về trường học (công lập): Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ đầu tư các Trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường dân tộc nội trú; ngân sách cấp huyện, xã có nhiệm vụ đầu tư các trường còn lại.
4. Về công trình y tế: Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đầu tư các Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng; ngân sách cấp huyện, xã có nhiệm vụ đầu tư các công trình còn lại.
5. Về trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước: Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đầu tư trụ sở làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, trụ sở làm việc của các cơ quan cấp huyện mới thành lập (huyện, thị ủy, HĐND-UBND huyện, thị xã); ngân sách cấp huyện, xã có nhiệm vụ đầu tư các công trình còn lại.
6. Các công trình đầu tư ở các lĩnh vực khác, chưa có quy định cụ thể tại Nghị quyết này nếu thuộc quyền quản lý của cấp nào thì cấp đó có nhiệm vụ đầu tư.
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể nhiệm vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Điều 2. Phân cấp quản lý vốn đầu tư:
1. Về phân cấp:
a) Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương (bao gồm cả nguồn vốn từ nguồn xổ số kiến thiết): Sau khi trích lập dự phòng vốn đầu tư theo quy định, trả nợ vốn vay, kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn, vay khác (theo khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách) của các năm trước, vốn chuẩn bị đầu tư của tỉnh. Phần còn lại được phân bổ cho ngân sách tỉnh 50%, ngân sách huyện 50% để quản lý và quyết định đầu tư cho nhiệm vụ của ngân sách cấp mình.
b) Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ theo Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị: Sau khi đầu tư các dự án trọng điểm theo Nghị quyết 10. Phần còn lại được phân bổ cho ngân sách cấp huyện quản lý và quyết định đầu tư theo nhiệm vụ đầu tư của ngân sách cấp huyện.
c) Nguồn tăng thu ngân sách so với dự toán được giao: Thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó quản lý và quyết định đầu tư.
d) Nguồn vốn vay kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn: Phân bổ 100% cho ngân sách cấp huyện quản lý và quyết định đầu tư.
- Nguốn vốn Trung ương đầu tư theo Quyết định 134/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 của Chính phủ: Phân bổ 100% cho ngân sách cấp huyện quản lý và quyết định đầu tư theo đề án được duyệt.
- Các nguồn vốn khác: Tùy vào mức độ và đối tượng đầu tư, UBND tỉnh xem xét quyết định đầu tư theo nhiệm vụ của ngân sách tỉnh hoặc phân bổ cho ngân sách huyện để quản lý và quyết định đầu tư theo nhiệm vụ của ngân sách cấp huyện, sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Nguồn vốn được phân bổ cho ngân sách cấp nào do HĐND cấp đó quyết định việc phân bổ đầu tư cụ thể theo nhiệm vụ đầu tư của ngân sách cấp mình trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp; bảo đảm đúng nguồn vốn, cơ cấu ngành, lĩnh vực; đúng quy định quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và tập trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển KT-XH của địa phương.
3. Ngoài nguồn vốn của ngân sách cấp trên giao, các cấp ngân sách có nhiệm vụ khai thác các nguồn thu, huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, trong nhân dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm của ngân sách cấp mình.
4. UBND tỉnh quyết định cụ thể việc phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Điều 3. Tiêu chí và phương án phân bổ vốn đầu tư:
1. Tiêu chí: có 3 tiêu chí.
- Dân số: 40 điểm
- Diện tích: 25 điểm
- Điều kiện khó khăn đặc thù: 35 điểm
2. Tổng điểm số định mức phân bổ vốn đầu tư: 100 điểm
- Huyện Cư Jút: 14,3 điểm
- Huyện Đắk Mil: 13,98 điểm
- Huyện Krông Nô: 12,84 điểm
- Huyện Đăk Song: 11,54 điểm
- Huyện Đăk Glong: 12,88 điểm
- Huyện Đăk R’Lấp: 12,32 điểm
- Huyện Tuy Đức: 10,79 điểm
- Thị xã Gia Nghĩa: 11,35 điểm
Trường hợp trong giai đoạn thực hiện nghị quyết này mà có sự chia tách đơn vị hành chính cấp huyện thì số điểm của các tiêu chí sẽ được điều chỉnh theo số liệu theo Nghị định của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể tiêu chí và điểm số định mức phân bổ vốn đầu tư giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Điều 4. Giao cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này, định kỳ báo cáo HĐND tỉnh về kết quả thực hiện.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 2007./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.