HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/2008/NQ-HĐND | Mỹ Tho, ngày 06 tháng 12 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 130/TTr-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2009 đến năm 2013 và Báo cáo thẩm tra số 91/BC-BPC ngày 26 tháng 11 năm 2008 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Nghị quyết về đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2009 đến năm 2013, gồm các mục tiêu và giải pháp chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
a) Nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông;
b) Tai nạn giao thông phải được kiềm chế đến mức thấp nhất và tiến tới giảm qua các năm. Phấn đấu năm 2010 số vụ tai nạn giảm so với năm 2009, các năm tiếp theo phải giảm dần từ 3 - 5% số vụ tai nạn.
2. Các giải pháp chủ yếu
a) Tổ chức huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp của các ngành trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức chấp hành, trong đó, chú trọng tổ chức tuyên truyền, giáo dục theo chiều sâu, tại nơi cư trú đối với các đối tượng có nguy cơ gây tai nạn giao thông. Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên phải nghiêm chỉnh và gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện;
c) Xây dựng thí điểm và tiến tới áp dụng toàn tỉnh mô hình “tự quản về an toàn giao thông” ở ấp, khu phố, khu dân cư nhằm thực hiện tốt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cơ sở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư trong ấp, khu phố, khu dân cư, xem đây là một trong các tiêu chí để xét công nhận gia đình văn hóa; ấp, khu phố an toàn về an ninh trật tự;
d) Củng cố, nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về giao thông và an toàn giao thông; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, tập trung vào các địa bàn trọng điểm và những giờ cao điểm ở những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông; đảm bảo trật tự an toàn giao thông được thông suốt, không để tình trạng ách tắc giao thông xảy ra. Khen thưởng kịp thời cho tập thể, cá nhân, chấp hành tốt pháp luật về trật tự an toàn giao thông; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
đ) Rà soát, bổ sung quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh. Từng bước xây dựng, mở rộng, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đi lại của nhân dân và hạn chế tai nạn giao thông. Tăng cường ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện để duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông hiện hữu nhằm nâng cao thời gian sử dụng, tiết kiệm chi phí trùng tu và đại tu, giảm thiểu tai nạn giao thông. Kinh phí đầu tư xây dựng mới phải cân đối đồng bộ, hợp lý với kinh phí dành cho duy tu, bảo dưỡng hệ thống giao thông;
e) Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và đình chỉ lưu hành các loại xe công nông, xe cơ giới 3 bánh, xe thô sơ 3, 4 bánh đúng theo tinh thần Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Chỉ thị số 1045/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện quản lý xe công nông, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh theo quy định tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 và Nghị quyết số 05/2008/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ. Có quy định về điều kiện an toàn, phạm vi hoạt động, đăng ký và cấp biển số cho một số loại xe thô sơ, xe cơ giới 3 bánh, xe máy kéo trên địa bàn tỉnh. Tiến hành rà soát và loại bỏ các loại xe cơ giới đường bộ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức đăng ký, đăng kiểm 100% các loại phương tiện thủy nội địa và phương tiện tàu cá;
f) Nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, học thi, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Giao Ban Pháp chế và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VII, kỳ họp thứ 16 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: | TM. HĐND TỈNH TIỀN GIANG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.