HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2011/NQ-HĐND | Long An, ngày 18 tháng 07 năm 2011 |
VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII- KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Sau khi xem xét tờ trình số 1890/TTr-UBND ngày 16/6/2011 của UBND tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 của tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 của tỉnh, như sau:
1. Quan điểm:
a) Nhận thức đầy đủ về vai trò đặc biệt quan trọng của ngành Y tế để các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
b) Nâng cao trách nhiệm của các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể trong việc phối hợp thực hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
c) Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư cho con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN.
d) Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, địa phương.
2. Chỉ tiêu đào tạo:
a) Mục tiêu tổng quát:
Đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác dân số, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, hướng tới mục tiêu công bằng hiệu quả và phát triển.
b) Chỉ tiêu cụ thể:
- Đạt 41 nhân lực y tế (tính cả các chuyên ngành)/vạn dân vào năm 2015 và 51 nhân lực y tế vào năm 2020.
- Đạt tỷ lệ 8 bác sĩ/vạn dân vào năm 2015 và 10 bác sĩ/vạn dân vào năm 2020.
- Đạt tỷ lệ 1,5 dược sĩ/vạn dân vào năm 2015 và 02 dược sĩ/vạn dân vào năm 2020.
- 100% trạm y tế xã có ít nhất 1 bác sĩ.
3. Đối tượng đào tạo:
- Hệ chính quy: học sinh phổ thông thi vào các trường Đại học Y Dược.
- Hệ vừa học vừa làm: nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có từ trung cấp lên đại học.
4. Nhu cầu đào tạo:
Dự kiến năm 2015 dân số của tỉnh là 1.550.000 người, theo mục tiêu cụ thể nêu trên thì nhu cầu cán bộ ngành y đến năm 2015 như sau:
- Tiến sĩ: 8 người; thạc sĩ: 53 người; chuyên khoa I: 465 người và chuyên khoa II: 41 người.
- Bác sĩ: 1.550.000 x 8 bác sĩ/vạn dân = 1.240 người
- Dược sĩ đại học: 1.550.000 x 1,5 dược sĩ/vạn dân = 233 người
- Cử nhân kỹ thuật y học 247 người (gồm điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật).
Như vậy, nhu cầu cần phải đào tạo bổ sung cụ thể như sau:
Trình độ | Dự kiến | Số hiện có | Số đang đào tạo | Nhu cầu |
Tiến sĩ | 8 | 01 | 2 | 5 |
Thạc sĩ | 53 | 33 | 0 | 20 |
Chuyên khoa I | 465 | 261 | 54 | 150 |
Chuyên khoa II | 41 | 21 | 0 | 20 |
Trình độ | Dự kiến đến năm 2015 | Số hiện có | Số đang đào tạo | Nhu cầu đào tạo |
Bác sĩ | 1240 | 716 | 174 | 350 |
Dược sĩ | 233 | 48 | 25 | 160 |
Cử nhân kỹ thuật y học | 247 | 89 | 63 | 95 |
5. Phân kỳ đào tạo:
a) Đào tạo trong nước:
* Sau Đại học:
Đối tượng đào tạo | Tổng số đào tạo | Phân kỳ thực hiện theo từng năm | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
Tiến sĩ | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Thạc sĩ | 20 | 3 | 4 | 4 | 4 | 5 |
Chuyên khoa I | 150 | 30 | 30 | 40 | 30 | 20 |
Chuyên khoa II | 20 | 3 | 4 | 5 | 4 | 4 |
* Đại học:
Đối tượng đào tạo | Tổng số đào tạo | Phân kỳ thực hiện theo từng năm | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
1. Hệ chính quy - Bác sĩ - Dược sĩ - Cử nhân kỹ thuật y học |
200 100 50 |
30 15 10 |
40 15 10 |
40 20 10 |
40 20 10 |
50 30 10 |
2. Hệ liên thông - Bác sĩ - Dược sĩ - Cử nhân kỹ thuật y học |
150 60 45 |
40 15 10 |
30 15 10 |
30 10 10 |
30 10 10 |
20 10 5 |
b) Đào tạo nước ngoài:
Học sinh giỏi nhận học bổng du học.
Đào tạo bậc đại học từ các chương trình, dự án được tài trợ.
Từ đề án đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài của tỉnh để đào tạo cán bộ đầu đàn cho ngành y.
6. Kinh phí đào tạo: từ ngân sách đầu tư
Năm 2011: 14.250.000.000 đồng (mười bốn tỷ hai trăm năm mươi triệu).
Năm 2012: 14.600.000.000 đồng (mười bốn tỷ sáu trăm triệu).
Năm 2013: 15.180.000.000 đồng (mười lăm tỷ một trăm tám mươi triệu).
Năm 2014: 14.600.000.000 đồng (Mười bốn tỷ sáu trăm triệu).
Năm 2015: 14.970.000.000 đồng (mười bốn tỷ chín trăm bảy mươi triệu).
7. Giải pháp thực hiện:
a) Tích cực chuẩn bị nguồn để đưa đi đào tạo nhằm đảm bảo yêu cầu đào tạo hàng năm. Thực hiện nhiều loại hình đào tạo phù hợp tình hình thực tế để đạt hiệu quả cao.
b) Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các trung tâm đào tạo như: Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Quân Y,... để liên kết đào tạo theo kế hoạch.
c) Tiếp tục đầu tư Trường Trung cấp Y tế Long An tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp để có nguồn đào tạo đại học liên thông theo địa chỉ. Đồng thời kiến nghị Trung ương nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Long An lên Cao đẳng y tế để liên kết với các Trường Đại học Y Dược đào tạo liên thông và đào tạo các chuyên ngành cần thiết khác.
d) Có chính sách thu hút, khuyến khích bác sĩ, dược sĩ, sinh viên tốt nghiệp Đại học ngành y dược về tỉnh công tác.
đ) Thành lập BCĐ điều hành thực hiện Đề án.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.