HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/2015/NQ-HĐND17 | Bắc Ninh, ngày 24 tháng 04 năm 2015 |
V/V THÔNG QUA ĐỀ ÁN “RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 124/QĐ-TTg ngày 02/12/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 1831/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Bắc Ninh;
Căn cứ thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
Sau khi xem xét Tờ trình số 62/TT-UBND ngày 16/4/2015 của UBND tỉnh về “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với các nội dung chủ yếu như sau:
I. Quan điểm, định hướng phát triển:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao tạo đột phá về năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
- Tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng sản xuất ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm an ninh lương thực của tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở sản xuất giống cây, con. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thủy lợi đồng bộ để đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tạo điều kiện phát triển các chợ đầu mối, cơ sở bảo quản chế biến nông sản thực phẩm.
- Đến năm 2030, sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh chuyển mạnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng cơ bản các nhu cầu nông sản của tỉnh và cung cấp lượng nông sản hàng hóa lớn cho thị trường Hà Nội, các tỉnh lân cận.
- Chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao để phát huy lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh (gần thị trường lớn, nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ sở hạ tầng đầu tư khá đồng bộ), an toàn vệ sinh thực phẩm, thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, khắc phục các hạn chế về quỹ đất; tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn.
- Ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; ổn định diện tích lúa năng suất cao, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao; giảm dần diện tích cây trồng có giá trị kinh tế thấp, đẩy mạnh sản xuất các vùng hàng hóa tập trung, dần dần ứng dụng công nghệ cao để tăng hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư. Tăng tổng đàn lợn và gia cầm; ổn định đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất...
2.1. Giai đoạn 2015 - 2020:
- Tăng trưởng GTSX bình quân 1,40%/năm (trong đó: nông nghiệp 1,44%/năm; lâm nghiệp 1,25%/năm và thủy sản 1,07%/năm.
- Đến năm 2020 GTSX (giá thực tế) đạt 15.981,8 tỷ đồng.
- Cơ cấu GTSX: Nông nghiệp 85,45% (trong đó: trồng trọt 32,45%, chăn nuôi 44,26%, dịch vụ nông nghiệp 8,74%); Lâm nghiệp 0,3%; Thủy sản 14,25%.
- GTSX trên 1ha đất canh tác năm 2020 khoảng 190 - 195 triệu đồng.
2.2. Giai đoạn 2021 - 2025:
- Tăng trưởng GTSX bình quân 0,87%/năm (trong đó: nông nghiệp 1,04%/năm; lâm nghiệp 1,65%/năm và thủy sản - 0,56%/năm).
- Đến năm 2025 GTSX (giá thực tế) đạt 22.838,2 tỷ đồng.
- Cơ cấu GTSX: Nông nghiệp 85,42% (trồng trọt 27,06%, chăn nuôi 47,31%, dịch vụ nông nghiệp 11,05%); Lâm nghiệp 0,33%; Thủy sản 14,24%.
- GTSX trên 1ha đất canh tác năm 2025 khoảng 255 - 260 triệu đồng.
2.3. Định hướng đến năm 2030:
- Tăng trưởng GTSX bình quân 0,47%/năm (trong đó: nông nghiệp 0,67%/năm; lâm nghiệp 0,55/năm và thủy sản (- 1,27%)/năm).
- Đến năm 2030 GTSX (giá thực tế) đạt 32.040,7 tỷ đồng.
- Cơ cấu GTSX: Nông nghiệp 85,12% (trồng trọt 22,80%, chăn nuôi 49,86% dịch vụ nông nghiệp 12,45%); Lâm nghiệp 0,36%; Thủy sản 14,52%.
- GTSX trên 1ha đất canh tác năm 2030 bình quân trên 300 triệu đồng.
1.1. Sản xuất lúa:
- Diện tích: Gieo trồng lúa năm 2020 còn 65.165 ha, năm 2025 còn 63.200 ha và định hướng đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng lúa chỉ còn 60.700 ha.
Đặc biệt chú trọng quy hoạch vùng sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn, nhất là ở những địa phương đã dồn điền đổi thửa và xây dựng nông thôn mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa vào các khâu canh tác, thu hoạch và ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới.
1.2. Sản xuất ngô:
Dự kiến diện tích trồng ngô sẽ giảm nhẹ từ nay đến năm 2020 và ổn định khoảng 3.000 - 3.050 ha giai đoạn 2020 - 2025; đến 2030, diện tích gieo trồng ngô chỉ vào khoảng 2.500 - 2.550 ha. Phấn đấu đến năm 2020 năng suất ngô bình quân đạt 50,5 tạ/ha, sản lượng đạt 15.390 tấn; năm 2025 năng suất bình quân đạt 52,2 tạ/ha, sản lượng đạt 16.655 tấn; đến năm 2030, sản lượng ngô đạt 13.600 tấn.
1.3. Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày:
Tập trung xây dựng một số vùng sản xuất lạc, đậu tương tập trung để cung cấp nguyên liệu cho một số cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh.
1.4. Sản xuất rau đậu thực phẩm:
Tập trung xây dựng các vùng rau chuyên canh truyền thống sản xuất theo hướng an toàn được chứng nhận. Mở rộng tối đa sản xuất rau ở những nơi có điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất rau vụ đông với nhiều chủng loại.
1.5. Sản xuất hoa và cây cảnh:
Phấn đấu đến năm 2025 và 2030 toàn tỉnh đạt từ 320 - 380 ha và hình thành một số khu vực trồng hoa, cây cảnh quy mô diện tích khá tại các huyện Tiên Du, TP. Bắc Ninh và Thị xã Từ Sơn. Sản xuất nhiều chủng loại hoa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho nhiều mục đích khác nhau. Các loại hoa chủ lực xác định đến năm 2025 là: Hồng, cúc, ly, lay ơn, sen... Các vùng hoa, cây cảnh tập trung đến năm 2020 có diện tích 169 ha và đến năm 2025 dự kiến khoảng 182 ha.
1.6. Quy hoạch sản xuất dược liệu:
Sản xuất dược liệu chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến dược. Các khu vực quy hoạch trồng màu đều có thể chuyển sang trồng cây dược liệu nếu có nhu cầu về vùng nguyên liệu. Dự kiến trong kỳ quy hoạch sẽ phát triển khoảng 100 ha sản xuất cây dược liệu.
2.1. Chăn nuôi trâu, bò:
Chủ trương không tăng tổng đàn do không có lợi thế, chủ yếu duy trì ở những nơi có điều kiện bãi chăn thả tự nhiên, mục đích lấy thịt là chính.
Trong ngắn hạn, tập trung phát triển đàn bò thịt, bò sữa ở các xã ven sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình thuộc các huyện Tiên Du, Quế Võ, Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành, Yên Phong.
Định hướng lâu dài sẽ xây dựng một số mô hình trồng cỏ thâm canh, nuôi nhốt theo phương thức sản xuất công nghệ cao, nếu thành công và có hiệu quả kinh tế sẽ có phương án nhân rộng.
2.2. Chăn nuôi lợn:
Củng cố và phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung hiện có tại các xã Lạc Vệ, Cảnh Hưng, Tân Chi (huyện Tiên Du), Nhân Thắng, Bình Dương (Huyện Gia Bình), Nghĩa Đạo, Ninh Xá (Thuận Thành), Việt Hùng , Đại Xuân (Quế Võ), Văn Môn (Yên Phong).
Tiếp tục mở rộng vùng chăn nuôi lợn tập trung ra các xã: Trí Quả, Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Gia Đông (Thuận Thành), Giang Sơn, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức (Gia Bình), Phú Hoà, Trung Chính, Lai Hạ, Minh Tân (Lương Tài), Phù Lương, Phương Liễu, Châu Phong (Quế Võ), Thụy Hoà, Tam Đa, Yên Phụ (Yên Phong), Việt Đoàn (Tiên Du).Tổng đàn lợn nuôi trong các vùng sản xuất tập trung dự kiến chiếm khoảng 60 - 70% tổng đàn đến năm 2025.
2.3. Chăn nuôi gia cầm:
Tổng đàn gia cầm quy hoạch đến năm 2020 đạt 4,37 triệu con và đến năm 2025 đạt khoảng 4,45 triệu con; định hướng quy hoạch đến năm 2030 khoảng 4,49 triệu con.
Tổng đàn gia cầm nuôi trong các vùng sản xuất tập trung dự kiến chiếm khoảng 50 - 55% tổng đàn đến năm 2025.
Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có (trừ các diện tích phải chuyển sang mục đích sử dụng khác trong kỳ quy hoạch: khoảng 1.143,56 ha).
Quy hoạch các vùng sản xuất thủy sản tập trung hàng hóa:
Điều chỉnh diện tích các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như sau:
- Huyện Yên Phong: Các xã Dũng Liệt, Thụy Hoà, Tam Đa, Đông Thọ, Đông Phong, Yên Trung, Trung Nghĩa;
- Thị xã Từ Sơn: Các phường Đình Bảng, Phù Khê;
- Huyện Tiên Du: Các xã Phú Lâm, Lạc Vệ, Hiên Vân, Cảnh Hưng;
- Huyện Quế Võ: Các xã Châu Phong, Bồng Lai, Hán Quảng, Mộ Đạo, Bằng An, Cách Bi, Đào Viên, Nhân Hoà, Việt Thống, Phù Lãng, Yên Giả, Chi Lăng, Đức Long, Phù Lương;
- Huyện Gia Bình: Các xã Thái Bảo, Bình Dương, Đại Bái, Giang Sơn, Nhân Thắng, Song Giang, Xuân Lai, Cao Đức, Vạn Ninh;
- Huyện Lương Tài: Các xã Trung Chính, Trừng Xá, Tân Lãng, Lai Hạ, An Thịnh, Bình Định, Mỹ Hương, Phú Hoà;
- Huyện Thuận Thành: Các xã Nguyệt Đức, Đình Tổ, Trạm Lộ, Nghĩa Đạo, An Bình, Mão Điền.
Định hướng quy hoạch rừng nhằm duy trì ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có; Từng bước cải tạo nâng cấp diện tích rừng hiện có theo mô hình phát triển rừng bền vững, đưa vào trồng các loại cây bản địa có giá trị cao về kinh tế và cảnh quan môi trường, phục vụ tốt cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh.
1. Ngành trồng trọt:
- Dự án sản xuất lúa theo quy trình VietGAP: 13 dự án.
- Dự án sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP: 11 dự án
- Dự án sản xuất khoai tây giống nguyên chủng bằng giống nuôi cấy mô: 2 dự án.
- Dự án sản xuất hoa cao cấp: 4 dự án.
2. Ngành chăn nuôi:
- Dự án đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư 8 dự án: Thôn Yên Tân (Hoà Tiến - Yên Phong); thôn Yên Đinh (Phù Lương - Quế Võ); thôn Đông Lĩnh (Nghĩa Đạo - Thuận Thành); thôn Trung, thôn Thượng (Cảnh Hưng - Tiên Du); thôn Đông Tảo (Thụy Hoà - Yên Phong); thôn Lê Độ (Quế Tân - Quế Võ); thôn Vọng Nguyệt (Tam Giang - Yên Phong). Mỗi khu có diện tích tối thiểu 2 ha.
- Dự án xây dựng các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung 5 khu: Thôn Lũng Giang, thị trấn Lim (huyện Tiên Du); thôn Liễn Thượng (xã Đại Xuân, huyện Quế Võ); xã Nhân Thắng (Gia Bình), xã Trung Chính (Lương Tài). Mỗi cơ sở có diện tích tối thiểu 0,5 ha.
- Dự án xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà ứng dụng công nghệ cao: 10 - 15 dự án.
- Dự án quản lý và cảnh báo dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản qua mạng Viettel trên địa bàn huyện Gia Bình.
3. Ngành thủy sản:
- Dự án nâng cao năng lực sản xuất giống thủy sản;
- Dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu nuôi trồng thủy sản kết hợp với chăn nuôi trang trại ở các huyện 6 dự án: Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài, Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du.
- Dự án đầu tư vùng nuôi cá thâm canh tập trung: Triển khai ở 20 vùng (thuộc 25 xã thuộc các huyện: Gia Bình, Tiên Du, Quế Võ, Lương Tài, Từ Sơn, Yên Phong, Thuận Thành) với tổng diện tích 530 ha.
- Dự án nuôi cá thâm canh trong ao đất: 14 dự án.
- Dự án nuôi cá lồng trên sông Đuống và sông Thái Bình: 5 dự án.
- Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống công nghệ cao: 1 dự án với các giống cá: chép, chim trắng, trắm cỏ, lăng bằng công nghệ đẻ vuốt, ấp trứng bằng bình vây; sử dụng hóa chất, lai xa tạo giống đơn tính.
4. Ngành lâm nghiệp:
- Dự án cải tạo nâng cấp rừng phòng hộ theo mô hình phát triển bền vững.
- Dự án trồng dải rừng tràm phòng hộ bảo vệ các tuyến đê của tỉnh.
V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp tổ chức và quản lý:
1.1. Bộ máy quản lý:
- Đẩy mạnh cải cách hành chính;
- Ổn định biên chế trong ngành nông nghiệp.
1.2. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường công tác gửi cán bộ kỹ thuật đi đào tạo trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
1.3. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp:
- Tiếp tục xây dựng các mô hình kinh tế, tổ chức sản xuất có hiệu quả.
- Khuyến khích xây dựng các HTX mới.
- Tiếp tục phát triển kinh tế hộ theo hướng trang trại, gia trại.
- Tổ chức hiệp hội ngành hàng; tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường.
- Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn.
- Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.4. Quy hoạch hình thành các vùng sản xuất tập trung:
- Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền đổi thửa.
- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
1.5. Chuyển đổi hợp lý cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp:
- Mở rộng quy mô diện tích các loại sản phẩm có giá trị như trồng rau an toàn, hoa cây cảnh, nuôi trồng thủy sản.
- Đầu tư cải tạo, thâm canh tăng vụ trên đất lúa, phát triển diện tích vụ đông ở các loại đất có điều kiện.
2.1. Các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp:
Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp.
2.2. Chính sách đất đai:
- Kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp;
- Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác;
- Tiếp tục công tác dồn điền, đổi thửa.
- Khuyến khích tích tụ ruộng đất;
2.3. Chính sách thương mại:
- Tiếp tục hỗ trợ mạnh cho hoạt động xúc tiến thương mại.
- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận.
2.4. Chính sách tiền tệ và tài chính:
- Tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư NSNN cho nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục rà soát và điều chỉnh các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp.
2.5. Chính sách hỗ trợ:
Thực hiện theo các Quyết định của UBND tỉnh: số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 về việc “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; và các văn bản bổ sung Quyết định số 318/2014/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh.
3. Giải pháp về khoa học, công nghệ và thị trường.
3.1. Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Tăng cường năng lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập.
- Hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao TBKT; mở rộng các hình thức đào tạo nghề.
3.2. Giải pháp về thị trường:
- Đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường;
- Thực hiện tốt “Liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
- Xây dựng mạng lưới chợ đầu mối, chợ nông thôn.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản.
- Xây dựng thương hiệu sản phẩm.
4.1. Nhu cầu vốn đầu tư:
Bảng nhu cầu vốn đầu tư theo từng giai đoạn:
STT | Chỉ tiêu | Đ.vị tính | Giai đoạn 2014-2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2025 |
I | Tổng nhu cầu đầu tư |
| 7.060,30 | 25.953,90 | 42.585,70 |
1 | Nông nghiệp | Tỷ đồng | 6.551,90 | 22.004,90 | 36.241,00 |
2 | Lâm nghiệp | Tỷ đồng | 10 | 80 | 50 |
3 | Thủy sản | Tỷ đồng | 498,4 | 3.869,00 | 6.294,70 |
II | Cơ cấu vốn đầu tư (giá thực tế) |
| 100,00 | 100,00 | 100,00 |
1 | Nông nghiệp | % | 92,80 | 84,78 | 85,10 |
2 | Lâm nghiệp | % | 0,14 | 0,31 | 0,12 |
3 | Thủy sản | % | 7,06 | 14,91 | 14,78 |
4.2. Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân:
- Nhà nước hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp.
- Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân.
Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này đảm bảo các quy định của pháp luật. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường kỳ cuối năm của HĐND tỉnh.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết được HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 14 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.