HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2011/NQ-HĐND | Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2011 |
VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Công văn số 2478/BNN-TCLN ngày 03/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thẩm định Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Công văn số 978/TCLN-PTR ngày 11/10/2010 của Tổng Cục Lâm nghiệp về việc hoàn chỉnh báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 98/2010/NQ-HĐND ngày 03/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Thông báo số 162-TB/TU ngày 15/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết luận về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5579/TTr-UBND ngày 24/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Về mục tiêu:
a) Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái nguồn tài nguyên rừng; sử dụng và trồng rừng trên diện tích có khả năng trồng rừng để nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đến năm 2015 đạt 41,0% (tính cả cây công nghiệp và cây lâu năm là 53%); giảm thiểu tình trạng khô hạn, cháy rừng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép;
b) Phấn đấu đến năm 2015, giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp đạt từ 10 - 15% giá trị gia tăng của ngành nông lâm thủy sản;
c) Thực hiện xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp để huy động ngày càng tăng sự đóng góp của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững an ninh quốc phòng.
2. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu:
a) Kế hoạch diện tích 3 loại rừng giai đoạn 2011 - 2015 (kèm theo Phụ lục I);
b) Thực hiện tốt các chỉ tiêu về bảo vệ rừng, phát triển rừng, khai thác rừng và các hoạt động lâm nghiệp khác giai đoạn 2011 - 2015 (kèm theo Phụ lục II, III);
c) Chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác và chuyển mục đích sử dụng đất còn rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng vào đất lâm nghiệp (kèm theo Phụ lục IV, V).
3. HĐND tỉnh nhấn mạnh một số giải pháp chủ yếu trong tổ chức triển khai thực hiện tốt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
a) Tiến hành rà soát và chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh trên thực tế đã bị xâm canh không thể phát triển lâm nghiệp được sang đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp nhằm triển khai tốt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2015 và xây dựng các công trình, dự án có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc này phải được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật về đất đai và bảo vệ rừng;
b) Hoàn thành việc thiết lập lâm phận ổn định theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô, với mốc và ranh giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa. Thực hiện việc kiểm kê đánh giá chi tiết hiện trạng những vùng chuyển đổi ra ngoài đất lâm nghiệp, những nơi dân xâm canh. Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và thực hiện nghiêm các quy định về cải tạo rừng. Chủ động tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực sử dụng giá trị môi trường và cảnh quan của rừng. Tổ chức liên doanh để thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, nghiên cứu khoa học bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng quy định;
c) Tăng cường các biện pháp phòng, chống phá rừng, cháy rừng, tổ chức tốt lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị xã. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng có sự phối hợp tốt của lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân bằng các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, phù hợp, nhất là ở khu vực trọng điểm;
d) Tăng cường đúng mức trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương và đơn vị chủ rừng bằng các quy định cụ thể, ngăn chặn tình trạng khai thác rừng trái phép. Rà soát chính sách tăng cường nhân lực, phương tiện cho lực lượng bảo vệ rừng và lực lượng kiểm lâm có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
đ) Đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất việc trồng rừng tập trung trên đất trống chưa có rừng, trên các đối tượng rừng trồng đến tuổi khai thác, sau cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và trồng các loài cây phân tán bằng việc chọn giống và đối tượng cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng vùng và mục tiêu sử dụng rừng. Tập trung bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, chống xói lở, cát bay và khả năng sa mạc hóa. Tổ chức khai thác rừng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và nhu cầu tiêu dùng gỗ của nhân dân trong tỉnh;
e) Nhà nước đầu tư vốn để phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhằm ổn định diện tích rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai bền vững. Phát triển rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho thuê cảnh quan để huy động vốn cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Điều 2. Giao UBND tỉnh nghiên cứu ý kiến đóng góp của các vị đại biểu HĐND tỉnh, hoàn chỉnh báo cáo, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu UBND tỉnh có đề nghị điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh căn cứ quy định của pháp luật để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh trong kỳ họp gần nhất.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH DIỆN TÍCH 3 LOẠI RỪNG TOÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Tổng DT đất lâm nghiệp | Phân theo chức năng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Toàn tỉnh | 348.564 | 32.173 | 143.456 | 172.935 |
1 | H. Bắc Bình | 90.796 |
| 44.071 | 46.725 |
2 | H. Đức Linh | 6.077 |
| 2.351 | 3.726 |
3 | H. Hàm Tân | 18.858 |
| 6.906 | 11.952 |
4 | H. Hàm Thuận Bắc | 64.922 |
| 37.311 | 27.610 |
5 | H. Hàm Thuận Nam | 48.204 | 17.856 | 9.543 | 20.806 |
6 | H. Phú Quý | 200 |
| 200 |
|
7 | H. Tánh Linh | 65.953 | 14.317 | 13.552 | 38.084 |
8 | TP. Phan Thiết | 2.641 |
|
| 2.641 |
9 | H. Tuy Phong | 49.621 |
| 29.523 | 20.098 |
10 | TX. La Gi | 1.294 |
|
| 1.294 |
TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(kèm theo Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)
TT | Chỉ tiêu | ĐVT | Kế hoạch 2011 - 2015 phân theo từng năm | |||||
Tổng | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
1 | Bảo vệ và phát triển rừng |
|
|
|
|
|
|
|
- | Khoán bảo vệ rừng | ha |
| 99.144 | 99.776 | 100.014 | 99.154 | 98.433 |
- | Khoanh nuôi tái sinh rừng | ha |
| 11.183 | 11.183 | 11.183 | 11.183 | 11.183 |
- | Trồng rừng | ha | 38.146 | 3.467 | 14.842 | 8.625 | 4.938 | 6.274 |
+ | Giao đất trồng rừng theo NĐ 135 | ha | 4.747 | 1.225 | 1.889 | 981 | 170 | 482 |
+ | Trồng rừng mới | ha | 3.801 | 808 | 1.303 | 878 | 368 | 444 |
+ | Trồng rừng sau cải tạo (*) | ha | 17.500 |
|
|
|
|
|
+ | Trồng rừng sau khai thác rừng trồng | ha | 12.099 | 1.435 | 2.471 | 2.714 | 2.434 | 3.045 |
- | Cải tạo rừng (*) | ha | 17.500 |
|
|
|
|
|
- | Trồng cây phân tán | tr.cây | 15 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
2 | Sử dụng rừng |
|
|
|
|
|
|
|
- | Khai thác rừng trồng | ha | 12.099 | 1.435 | 2.471 | 2.714 | 2.434 | 3.045 |
- | Tận dụng lâm sản | ha | 19.015 |
|
|
|
|
|
+ | Từ cải tạo rừng nghèo kiệt (*) | ha | 17.500 |
|
|
|
|
|
+ | Từ chuyển MĐSDĐ lâm nghiệp | ha | 1.515 | 269 | 1.207 | 20 | 19 |
|
- | Lâm sản ngoài gỗ |
|
|
|
|
|
|
|
+ | Khai thác lồ ô, tre, nứa | tr.cây | 8.66 | 2.10 | 1.62 | 1.85 | 1.57 | 1.51 |
+ | Khai thác song mây | tr.đ | 1.09 | 0.20 | 0.22 | 0.22 | 0.22 | 0.22 |
+ | Khai thác mây chỉ | tấn | 200 | 20 | 48 | 48 | 49 | 35 |
3 | Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
- | Đường lâm nghiệp | km | 34 | 11 | 17 | 2 | 2 | 2 |
- | Trạm bảo vệ rừng | cái | 25 | 3 | 16 | 5 | 1 |
|
- | Trụ sở làm việc | cái | 2 | 1 | 1 |
|
|
|
- | Chốt bảo vệ rừng | cái | 6 | 2 | 3 | 1 |
|
|
- | Nâng cấp trạm BVR | cái | 8 | 3 | 3 | 2 |
|
|
- | Xây dựng chòi canh lửa | cái | 6 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 |
- | Đốt chặn | ha | 3.800 | 760 | 760 | 760 | 760 | 760 |
- | Cày ranh cản lửa | ha | 1.050 | 210 | 210 | 210 | 210 | 210 |
- | Xây dựng bảng DBCR | cái | 33 | 11 | 11 | 11 |
|
|
- | Rừng giống | ha | 19 | 19 |
|
|
|
|
- | Vườn ươm | cái | 2 |
| 2 |
|
|
|
- | Nhà máy chế biến cao su | ha | 30 |
| 10 | 20 |
|
|
(*): Diện tích cải tạo rừng, khai thác rừng và trồng rừng sau cải tạo (17.500 ha) không phân kỳ thực hiện hàng năm do hiện nay tạm dừng theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai trong thời gian đến sẽ thực hiện khi có chủ trương cụ thể của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THEO ĐƠN VỊ CHỦ RỪNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT | Đơn vị chủ rừng | Tổng diện tích | Năm thực hiện | ||||
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
| Toàn tỉnh | 3.801 | 808 | 1.303 | 878 | 368 | 444 |
1 | Ban QLRPH Đông Giang | 248 | 60 | 64 | 124 |
|
|
2 | Ban QLRPH H.Thuận - Đ.Mi | 221 | 100 | 121 |
|
|
|
3 | Ban QLRPH Hồng Phú | 381 | 131 | 150 |
|
| 100 |
4 | Ban QLRPH Lê Hồng Phong | 568 | 118 | 120 | 106 | 116 | 108 |
5 | Ban QLRPH Phan Điền | 104 |
| 104 |
|
|
|
6 | Ban QLRPH Sông Mao | 93 | 16 | 77 |
|
|
|
7 | Ban QLRPH Sông Quao | 281 | 90 | 90 | 101 |
|
|
8 | Ban QLRPH Tuy Phong | 100 | 10 | 20 | 20 |
| 50 |
9 | Công ty Cổ phần Rạng Đông | 801 |
| 214 | 200 | 200 | 186 |
10 | Công ty LN Sông Dinh | 157 |
| 60 | 45 | 52 |
|
11 | Trường bắn khu vực 3 | 848 | 283 | 283 | 283 |
|
|
TỔNG HỢP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT | Huyện | Diện tích ĐLN năm 2011 | Chuyển MĐSDĐ | Chuyển PH-SX | Diện tích ĐLN năm 2015 | ||
Chênh lệch | Tăng | Giảm | |||||
| Toàn tỉnh | 371.072 | -22.508 | 1.198 | 23.706 | 6.220 | 348.564 |
1 | Bắc Bình | 91.458 | -662 | 438 | 1.100 | 3.115 | 90.796 |
2 | Đức Linh | 8.131 | -2.055 |
| 2.055 |
| 6.077 |
3 | Hàm Tân | 26.998 | -8.141 |
| 8.141 |
| 18.858 |
4 | Hàm Thuận Bắc | 66.581 | -1.659 | 126 | 1.785 | 1.400 | 64.921 |
5 | Hàm Thuận Nam | 51.509 | -3.305 | 125 | 3.430 |
| 48.205 |
6 | Phú Quý | 200 |
|
|
|
| 200 |
7 | Tánh Linh | 68.554 | -2.601 | 217 | 2.817 |
| 65.953 |
8 | TP. Phan Thiết | 3.720 | -1.079 |
| 1.079 | 1.705 | 2.641 |
9 | Tuy Phong | 50.146 | -525 | 242 | 767 |
| 49.620 |
10 | TX. La Gi | 3.775 | -2.482 | 51 | 2.532 |
| 1.294 |
Ghi chú:
Tăng: diện tích chuyển mục đích sử dụng đất khác sang mục đích lâm nghiệp.
Giảm: diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác.
Chuyển PH-SX: diện tích chuyển mục tiêu sử dụng đất lâm nghiệp từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất.
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SANG MỤC ĐÍCH KHÁC THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
TT | Mục đích sử dụng đất | Tổng diện tích | Phân theo chức năng | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||
| Toàn tỉnh | 23.706 | 312 | 1.996 | 21.398 |
1 | Đất sản xuất nông nghiệp | 18.745 | 61 | 1.711 | 16.973 |
2 | Đất phi nông nghiệp | 4.961 | 251 | 285 | 4.425 |
- | Đất xây dựng | 41 |
|
| 41 |
- | Các dự án về điện | 107 |
| 51 | 56 |
- | Thủy lợi | 1.061 | 175 | 101 | 784 |
- | Giao thông | 675 | 75 | 119 | 480 |
- | Khoáng sản | 240 |
|
| 240 |
- | Khu công nghiệp, TTCN | 1.465 |
| 13 | 1.452 |
- | Đất quốc phòng | 280 |
|
| 280 |
- | Đất phát triển du lịch | 1.083 |
|
| 1.083 |
- | Nghĩa trang | 9 |
|
| 9 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.