HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/2009/NQ-HĐND | Thanh Hoá, ngày 15 tháng 7 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2008/NQ-QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của HĐND và UBND các cấp;
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội; Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 17/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
Sau khi xem xét Tờ trình số 43/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 133/BC-HĐND-VHXH ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành Tờ trình số 43/TTr- UBND ngày 30 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh về chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với nội dung chủ yếu như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
- Lao động cư trú dài hạn tại Thanh Hoá (trừ 7 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ) đi làm việc tại nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Doanh nghiệp trực tiếp tuyển chọn lao động cư trú dài hạn tại Thanh Hóa để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
II. NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ:
1. Hỗ trợ chi phí học bổ túc tay nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
a) Đối tượng: Người lao động được lựa chọn học bổ túc nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tham gia xuất khẩu lao động, sau khi đó hũan thành các thủ tục và đó xuất cảnh.
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
c) Cơ chế thực hiện: Hằng năm, căn cứ vào hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp xuất khẩu lao động ký với người lao động và phiếu thu của doanh nghiệp hoặc ủy nhiệm chi của ngân hàng chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định số lượng và danh sách lao động cư trú trên địa bàn đó đi xuất khẩu lao động được hưởng chính sách hỗ trợ; chi trả trực tiếp cho người được ủy quyền hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
d) Cơ chế tài chính: ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ lãi xuất tiền vay:
a) Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
b) Mức hỗ trợ:
- Được hưởng mức hỗ trợ lãi suất quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/05/2009 và Quyết định số 622/QĐ- TTg ngày 17/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với các khoản vay giải ngân từ 01/5/2009 đến 31/12/2009;
- Đối với các khoản vay giải ngân từ 01/01/2010 đến 31/12/2015, được hỗ trợ 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
c) Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất: tính theo thời hạn cho vay thực tế nhưng tối đa không quá 24 tháng.
d) Cơ chế thực hiện: Ngân hàng Chính sách xã hội, căn cứ vào các quy định của nhà nước và tỉnh về mức trần cho vay, lãi suất cho vay; xác nhận của doanh nghiệp xuất khẩu lao động về số tiền người lao động phải đóng góp khi đi làm việc ở nước ngoài; thời gian của hợp đồng lao động và đơn đề nghị vay vốn của người lao động để quyết định số tiền cho vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay.
đ) Cơ chế tài chính: Khi thu lãi tiền vay, Ngân hàng Chính sách xã hội giảm trừ số lãi tiền vay được hỗ trợ cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. Hằng năm, Sở Tài chính, Sở Lao động – TBXH phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp số lãi tiền vay hỗ trợ cho người lao động trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Ngân sách tỉnh thanh toán cho Ngân hàng Chính sách xã hội số lãi tiền vay hỗ trợ cho người lao động.
3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động:
a) Đối tượng: Các doanh nghiệp đưa lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo việc làm ổn định; mức thu nhập của người lao động (ghi trên hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động) từ 400 Đô la Mỹ/tháng trở lên; số lao động gặp rủi ro trên tổng số lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài dưới 4%; thực hiện tốt các quy định của pháp luật.
b) Mức hỗ trợ:
- Doanh nghiệp trong 01 năm đưa được từ 200 đến dưới 400 lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ số tiền bằng 200.000 đồng/lao động;
- Doanh nghiệp trong 01 năm đưa được từ 400 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ số tiền bằng 250.000 đồng/lao động.
c) Cơ chế thực hiện: Hằng năm Sở Lao động - TBXH chủ trỡ phối hợp với sở Tài chính, các ngành, đơn vị liên quan tổng hợp những doanh nghiệp có đủ điều kiện và nhu cầu kinh phí hỗ trợ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
d) Cơ chế tài chính: ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Sở Lao động – Thương binh và xã hội; Sở Lao động – TBXH chi trả trực tiếp cho các doanh nghiệp, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
III. THỜI GIAN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH:
Từ ngày chính sách này có hiệu lực thi hành đến 31/12/2015.
IV. NGUỒN KINH PHÍ:
Kinh phí thực hiện chính sách được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh hằng năm
Điều 2. Giao UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành, ban hành quyết định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay cho các chính sách đó ban hành trước đây; quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ để thực hiện chính sách đảm bảo đúng đối tượng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và không trái với các quy định hiện hành của pháp luật.
Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2009./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.