HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 115/2009/NQ-HĐND | Đồng Hới, ngày 17 tháng 7 năm 2009 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1440/TTr-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Quảng Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XV, kỳ họp thứ 16 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 115/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, khóa XV, kỳ họp thứ 16)
I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
1. Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng
Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010, rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh như sau:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 621.056 ha.
Trong đó: - Rừng đặc dụng: 125.498 ha;
- Rừng phòng hộ: 174.482 ha;
- Rừng sản xuất: 321.076 ha.
2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp
Theo kết quả phúc tra, hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo quy hoạch 3 loại rừng như sau:
Đơn vị tính: ha
TT | Loại đất loại rừng | Tổng | R.Đặc dụng | R.Phòng hộ | R.Sản xuất |
| Tổng | 621.056 | 125.498 | 174.482 | 321.076 |
1 | Đất có rừng | 550.947 | 125.292 | 156.982 | 268.673 |
1.1 | Rừng tự nhiên | 457.328 | 125.222 | 141.290 | 190.816 |
a | Rừng giàu | 25.838 | 171 | 12.313 | 13.354 |
b | Rừng trung bình | 147.954 | 12.136 | 58.362 | 77.456 |
c | Rừng nghèo | 77.697 |
| 26.318 | 51.379 |
d | Rừng phục hồi | 61.664 | 78 | 17.410 | 44.176 |
e | Rừng trên núi đá | 144.175 | 112.837 | 26.887 | 4.451 |
1.2 | Rừng trồng | 93.619 | 70 | 15.692 | 77.857 |
2 | Đất chưa có rừng | 70.109 | 206 | 17.500 | 52.403 |
2.1 | Kiểu trạng thái IA | 7.819 | 32 | 265 | 7.522 |
2.2 | Kiểu trạng thái IB | 13.489 | 48 | 4.676 | 8.765 |
2.3 | Kiểu trạng thái IC | 47.597 | 126 | 11.867 | 35.604 |
2.4 | Cát | 1.204 |
| 692 | 512 |
3. Trữ lượng rừng
Trữ lượng rừng phân theo quy hoạch 3 loại rừng:
Đơn vị tính: m3
TT | Loại rừng | Tổng trữ | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất |
| Tổng trữ lượng (m3) | 33.186.795 | 1.350.529 | 11.971.294 | 19.864.972 |
I | Rừng tự nhiên | 29.315.008 | 1.347.169 | 11.361.627 | 16.606.212 |
1 | Rừng giàu | 5.012.509 | 33.155 | 2.388.625 | 2.590.729 |
2 | Rừng trung bình | 15.979.052 | 1.310.677 | 6.303.128 | 8.365.247 |
3 | Rừng nghèo | 5.671.886 |
| 1.921.235 | 3.750.651 |
4 | Rừng phục hồi | 2.651.561 | 3.337 | 748.639 | 1.899.585 |
II | Rừng trồng | 3.871.787 | 3.360 | 609.667 | 3.258.760 |
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Mục tiêu, nhiệm vụ
1.1. Mục tiêu
- Đẩy mạnh phát triển vốn rừng cả về số lượng và chất lượng, trong đó ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu công nghiệp;
- Phát triển công nghiệp chế biến gắn với xây dựng và ổn định vùng nguyên liệu trên cơ sở đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất lâm nghiệp;
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5 - 4,5%/năm, đưa giá trị sản xuất lâm nghiệp đến 2020 đạt 200 tỷ đồng (giá cố định năm 1994);
- Nâng độ che phủ của rừng lên trên 68% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020.
1.2. Nhiệm vụ
Các nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể được xác định theo bảng sau:
TT | Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể | ĐVT | Khối lượng |
I | Bảo vệ rừng | ha | Toàn bộ diện tích rừng |
II | Phát triển rừng |
|
|
1 | Trồng rừng mới (có 10.000 ha cao su) | ha | 67.000,0 |
2 | Khoanh nuôi PH rừng (chỉ đến 2010) | ha | 14.000,0 |
3 | Nuôi dưỡng rừng | ha | 10.000,0 |
4 | Làm giàu rừng | ha | 3.000,0 |
5 | Trồng cây phân tán | cây | 52.000.000 |
III | Khai thác sử dụng rừng |
|
|
1 | Khai thác rừng tự nhiên | m3 | 180.000,0 |
2 | Khai thác rừng trồng | m3 | 2.385.030 |
3 | Khai thác cây phân tán | m3 | 215.000,0 |
4 | Khai thác gỗ khác | m3 | 227.000,0 |
5 | Khai thác nhựa thông | tấn | 63.500,0 |
6 | Khai thác song, mây | tấn | 18.000,0 |
7 | Khai thác LSNG khác | tấn | 226.500,0 |
IV | Các hoạt động hỗ trợ khác |
|
2. Quy hoạch 3 loại rừng
- Giai đoạn 2008 - 2010: Giữ nguyên cơ cấu quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 857/QĐ-UB ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giai đoạn 2011 - 2020: Ổn định quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 621.056 ha. Trong đó:
+ Đất lâm nghiệp có rừng: 584.758 ha, tăng 33.811 ha so đầu kỳ. Bao gồm rừng sản xuất 290.584 ha, rừng phòng hộ 139.508 ha, rừng đặc dụng 154.666 ha. Trong đó, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2008 - 2010 theo hướng giảm tỷ lệ rừng phòng hộ và tăng tỷ lệ rừng đặc dụng (điều chỉnh khu rừng Khe Nước Trong thuộc rừng phòng hộ Động Châu 15.640 ha và khu rừng Khe Nét thuộc rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa 13.967 ha sang rừng đặc dụng).
+ Đất lâm nghiệp chưa có rừng: 36.298 ha, giảm 33.811 ha so đầu kỳ do chuyển sang đất lâm nghiệp có rừng.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến 2020
Loại đất, loại rừng | Tổng diện tích (ha) | Quy hoạch sử dụng đất đến 2020 | ||
Đặc dụng | Phòng hộ | SX | ||
Đất lâm nghiệp | 621.056 | 155.105 | 144.875 | 321.076 |
- Đất có rừng | 584.758 | 154.666 | 139.508 | 290.584 |
+ Rừng tự nhiên | 456.328 | 154.596 | 121.916 | 179.816 |
+ Rừng trồng | 128.430 | 70 | 17.592 | 110.768 |
- Đất không có rừng | 36.298 | 439 | 5.367 | 30.492 |
3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
3.1. Bảo vệ rừng (BVR)
3.1.1. Đối tượng rừng được bảo vệ:
Toàn bộ diện tích rừng của 3 loại rừng có trong kỳ quy hoạch.
3.1.2. Khối lượng rừng bảo vệ:
Diện tích rừng được bảo vệ phân theo loại rừng như sau:
Đơn vị tính: ha
Loại rừng | DT quy hoạch 2008 - 2010 (ha) | Diện tích BVR bình quân 2008 - 2010 | DT quy hoạch 2011 - 2020 (ha) | DT BVR bình quân/năm | |
2011 - 2015 | 2016 - 2020 | ||||
Tổng | 621.056 | 564.398 | 621.056 | 579.598 | 583.098 |
Rừng ĐD | 125.498 | 125.292 | 155.105 | 154.666 | 154.666 |
Rừng PH | 174.482 | 157.582 | 144.875 | 128.508 | 129.008 |
Rừng SX | 321.076 | 281.524 | 321.076 | 296.424 | 299.424 |
3.1.3. Giải pháp bảo vệ rừng:
- Xây dựng các đề án, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Thực hiện việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng và triển khai phương án giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng rừng của các chủ rừng.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, các tổ, đội bảo vệ rừng cơ sở.
- Chính quyền địa phương cấp xã, huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát lại hệ thống các cơ sở chế biến gỗ, tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, kết hợp giáo dục với răn đe cưỡng chế, xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Đặc biệt phát huy tác dụng quy chế dân chủ cơ sở trong các cộng đồng dân cư nơi có rừng nhằm nâng cao hiệu quả phương châm toàn dân tham gia bảo vệ rừng. Xây dựng quy chế, hương ước bảo vệ rừng và tổ chức thực hiện trong cộng đồng dân cư...
3.2. Phát triển rừng
Căn cứ thực trạng tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp, nhiệm vụ phát triển rừng giai đoạn 2008 - 2020 của tỉnh để tiến hành các hoạt động: Trồng rừng (trồng rừng trên đất trống, trồng lại rừng sau khai thác, trên đối tượng cải tạo rừng), khoanh nuôi phục hồi rừng (chỉ thực hiện đến 2010), nuôi dưỡng rừng và làm giàu rừng.
3.2.1. Trồng rừng
3.2.1.1. Đối tượng trồng rừng:
Đối tượng trồng rừng được xác định là các diện tích đất trống (IA, IB, IC, cát) thuộc rừng phòng hộ và rừng sản xuất, rừng tự nhiên nghèo kiệt được phép cải tạo.
3.2.1.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ:
Tổng khối lượng trồng rừng của toàn giai đoạn 2008 - 2020 là khoảng 67.000 ha, trong đó:
- Trồng rừng sản xuất là 58.100 ha, với mục tiêu hình thành vùng nguyên liệu tập trung ở hai khu vực phía Nam và phía Bắc tỉnh.
Gồm:
+ Trồng rừng trên đất chưa có rừng 18.000 ha (trong tổng số 52.403 ha đất trống thuộc quy hoạch sản xuất hiện có);
+ Trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng 25.100 ha;
+ Trồng rừng trên đối tượng cải tạo rừng 15.000 ha. Trong đó: Chuyển đổi rừng để trồng cao su: 10.000 ha trên địa bàn các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.
- Trồng rừng phòng hộ 8.900 ha, tạo vùng phòng hộ tập trung đầu nguồn và vùng phòng hộ cát ven biển của tỉnh.
Gồm:
+ Trồng rừng trên đất chưa có rừng 1.900 ha (trong tổng số 17.500 ha đất trống thuộc quy hoạch rừng phòng hộ hiện có);
+ Trồng lại rừng sau khai thác rừng trồng 2.000 ha;
+ Trồng rừng trên đối tượng cải tạo rừng 5.000 ha.
Khối lượng và tiến độ trồng rừng theo các giai đoạn trong kỳ quy hoạch theo bảng sau:
TT | Bố trí theo giai đoạn trong kỳ quy hoạch (2008 - 2020) | Tổng diện tích trồng rừng (ha) | Theo 3 loại rừng và đối tượng đất trồng rừng (ha) |
| |||||||
Rừng phòng hộ | Rừng sản xuất |
| |||||||||
Tổng | Đất chưa có rừng | Đất sau K.T rừng trồng | Đất đối tượng cải tạo rừng | Tổng | Đất chưa có rừng | Đất sau K.T rừng trồng | Đất đối tượng cải tạo rừng |
| |||
| |||||||||||
| |||||||||||
| Tổng | 67.000 | 8.900 | 1.900 | 2.000 | 5.000 | 58.100 | 18.000 | 25.100 | 15.000 |
|
1 | 2008 - 2010 | 15.000 | 900 | 900 |
|
| 14.100 | 12.000 | 2.100 |
|
|
2 | 2011 - 2015 | 25.000 | 4.000 | 500 | 1.000 | 2.500 | 21.000 | 3.000 | 11.500 | 6.500 |
|
3 | 2016 - 2020 | 27.000 | 4.000 | 500 | 1.000 | 2.500 | 23.000 | 3.000 | 11.500 | 8.500 |
|
Khối lượng trồng rừng phân theo đơn vị hành chính:
TT | Đối tượng trồng rừng | Tổng | Theo đơn vị hành chính | ||||||
Bố Trạch | Quảng Ninh | Minh Hóa | Tuyên Hóa | Đồng Hới | Lệ Thủy | Quảng Trạch | |||
| Tổng | 67.000 | 9.400 | 7.850 | 7.000 | 6.850 | 3.000 | 24.400 | 8.500 |
1 | Trên đất trống | 19.900 | 3.300 | 3.300 | 3.550 | 3.350 | 500 | 3.400 | 2.500 |
2 | Sau khai thác RT | 27.100 | 3.100 | 3.000 | 1.000 | 2.000 | 2.000 | 11.000 | 5.000 |
3 | Cải tạo rừng | 20.000 | 3.000 | 1.550 | 2.450 | 1.500 | 500 | 10.000 | 1.000 |
3.2.1.3. Biện pháp kỹ thuật:
- Đối với trồng rừng phòng hộ: Cơ cấu cây trồng là cây gỗ lâu năm hoặc cây gỗ lớn, mọc nhanh.
- Đối với trồng rừng sản xuất: Tập trung phát triển trồng rừng nguyên liệu với các loài cây mọc nhanh có chu kỳ kinh doanh ngắn (keo, bạch đàn các loại...) và trồng cây gỗ lớn cho chế biến gỗ. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng và kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là khâu giống cây trồng lâm nghiệp.
- Trồng cao su trên đất rừng đủ điều kiện chuyển đổi.
3.2.2. Khoanh nuôi phục hồi rừng (KNPHR)
3.2.2.1. Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng
Chỉ áp dụng giải pháp khoanh nuôi đơn giản với các diện tích nhỏ lẻ, nơi vùng cao, vùng xa, các diện tích rừng có địa hình khó đi lại thuộc đối tượng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn.
3.2.2.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ
Dự kiến khối lượng khoanh nuôi phục hồi rừng giai đoạn 2008 - 2020 là 14.000 ha và chỉ tập trung thực hiện trong giai đoạn 2008 - 2010. Cụ thể:
TT | Đối tượng KNPHR | Tổng diện tích (ha) | Theo đơn vị hành chính | ||||||
Bố Trạch | Quảng Ninh | Minh Hóa | Tuyên Hóa | Đồng Hới | Lệ Thủy | Quảng Trạch | |||
| Tổng | 14000 | 1000 | 6100 | 3100 | 1900 | 100 | 1500 | 300 |
I | Rừng phòng hộ (áp dụng khoanh nuôi đơn giản) | 10000 | 500 | 5100 | 2100 | 900 | 100 | 1000 | 300 |
| Kiểu IC | 9400 | 500 | 5000 | 2000 | 800 | 100 | 700 | 300 |
| Kiểu IB | 600 | 0 | 100 | 100 | 100 | 0 | 300 | 0 |
II | Rừng sản xuất (áp dụng khoanh nuôi có trồng bổ sung cây bản địa) | 4000 | 500 | 1000 | 1000 | 1000 | 0 | 500 | 0 |
| Kiểu IC | 4000 | 500 | 1000 | 1000 | 1000 | 0 | 500 | 0 |
3.2.2.3. Biện pháp kỹ thuật
- Đối với khoanh nuôi phục hồi rừng không trồng bổ sung: Áp dụng biện pháp bảo vệ và phòng chống cháy rừng;
- Đối với khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung: Trồng bổ sung các loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế cao, nguồn giống sẵn tại chỗ.
3.2.3. Nuôi dưỡng rừng
3.2.3.1. Đối tượng nuôi dưỡng rừng
Chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất.
3.2.3.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ
Diện tích nuôi dưỡng rừng là 10.000 ha (bình quân 1.000 ha/năm) và chỉ tập trung thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó:
- Rừng phòng hộ là rừng trồng: 1.000 ha.
- Rừng sản xuất: 9.000 ha (gồm rừng trồng và rừng tự nhiên).
3.2.3.3. Biện pháp kỹ thuật
Chủ yếu là chặt tỉa thưa, loại bỏ cây phẩm chất xấu, cây phi mục đích, điều chỉnh tổ thành và mật độ hợp lý cho từng giai đoạn để đạt năng suất, chất lượng theo yêu cầu của mỗi loại rừng. Quá trình nuôi dưỡng có tận dụng sản phẩm trung gian.
3.2.4. Làm giàu rừng
3.2.4.1. Đối tượng làm giàu rừng
Đối tượng làm giàu rừng là rừng tự nhiên nghèo không thuộc đối tượng cải tạo rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất.
3.2.4.2. Khối lượng nhiệm vụ và tiến độ
Diện tích làm giàu rừng là 3.000 ha, được thực hiện từ 2011 đến 2020.
3.2.4.3. Biện pháp kỹ thuật
Tùy theo tình trạng thực tế của từng lô rừng để áp dụng làm giàu theo rạch, theo đám hay theo băng.
4.1. Khai thác gỗ
4.1.1. Đối tượng
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên khai thác theo phương án điều chế rừng được phê duyệt; khai thác rừng trồng thuộc quy hoạch rừng sản xuất và rừng phòng hộ theo quy định hiện hành
4.1.2. Sản lượng gỗ khai thác
Tổng sản lượng các loại gỗ khai thác trong kỳ quy hoạch 2008 - 2020 là từ 3.000.000 m3 đến 3.007.000 m3 được chia theo các giai đoạn như bảng sau:
Giai đoạn | Hạng mục | Tổng sản lượng khai thác (m3) | Diện tích khai thác bình quân hàng năm (ha) | Sản lượng khai thác bình quân (m3/ha) | Sản lượng khai thác bình quân năm (m3) |
| Tổng toàn kỳ quy hoạch (2008-2020) | 3.007.000 |
|
| 231.308 |
2008 - 2010 | Cộng giai đoạn | 183.000 |
|
| 61.000 |
1. Khai thác chọn gỗ RTN | 30.000 | 250 | 40 | 10.000 | |
2. Khai thác rừng trồng | 135.000 | 700 | 64 | 45.000 | |
3. K.thác cây phân tán (quy đổi ha) | 15.000 | 50 | 100 | 5.000 | |
4. Các hình thức khác | 3.000 | 100 | 10 | 1.000 | |
2011 - 2020 | Cộng giai đoạn | 2.824.000 |
|
| 282.400 |
1. Khai thác chọn gỗ RTN | 150.000 | 375 | 40 | 15.000 | |
2. Khai thác rừng trồng | 2.250.000 | 2.500 | 90 | 225.000 | |
3. K.thác cây phân tán (quy đổi ha) | 200.000 | 200 | 100 | 20.000 | |
4. K.thác tận dụng trong cải tạo rừng | 200.000 | 2.000 | 10 | 20.000 | |
5. Các hình thức khác | 24.000 | 200 | 12 | 2.400 |
4.1.3. Biện pháp kỹ thuật
- Đối với rừng tự nhiên, áp dụng phương thức khai thác chọn, bền vững.
- Đối với rừng trồng là rừng sản xuất, áp dụng khai thác trắng.
- Đối với rừng trồng là rừng phòng hộ, khai thác theo băng hoặc theo đám. Việc khai thác được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
4.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
4.2.1. Đối tượng
Đối tượng khai thác chủ yếu là song, mây, dược liệu, đót... dưới tán rừng và nhựa thông.
4.2.2. Khối lượng dự kiến
Giai đoạn 2008 - 2020, khai thác khoảng 308.000 tấn lâm sản ngoài gỗ. Sản lượng phân theo loại được thống kê ở bảng sau:
TT | Loại lâm sản ngoài gỗ | ĐVT | Tổng toàn kỳ | Theo giai đoạn | ||||
Cộng | Bq/ năm | 2008 - 2010 | 2011 - 2020 | |||||
Cộng | Bq/năm | Cộng | Bq/năm | |||||
| Tổng toàn kỳ | tấn | 308.000 | 23.692 | 33.000 | 11.000 | 275.000 | 27.500 |
1 | Nhựa thông | tấn | 63.500 | 5.292 | 13.500 | 4.500 | 50.000 | 5.000 |
2 | Song, mây các loại | tấn | 18.000 | 1.500 | 3.000 | 1.000 | 15.000 | 1.200 |
3 | Dược liệu | tấn | 11.500 | 958 | 1.500 | 500 | 10.000 | 1.000 |
4 | LSNG khác | tấn | 215.000 | 17.917 | 15.000 | 5.000 | 200.000 | 20.000 |
4.2.3. Biện pháp
Các chủ rừng được tổ chức khai thác và lưu thông sản phẩm theo quy định của pháp luật.
5. Chế biến gỗ và lâm sản
5.1. Nhiệm vụ, khối lượng nguyên liệu chế biến
5.1.1. Nhiệm vụ của chế biến
Tập trung chế biến toàn bộ sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ được khai thác.
5.1.2. Khối lượng nguyên liệu chế biến
Khối lượng nguyên liệu chế biến dự tính cho các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2008 - 2010 là 180.000 m3 gỗ tròn, bình quân 60.000 m3/năm và 10.000 tấn LSNG/ năm.
- Giai đoạn 2011 - 2015 là 750.000 m3 gỗ tròn các loại, bình quân 150.000m3/năm và 27.000 tấn LSNG/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020, dự tính chế biến khoảng 1.500.000 m3 gỗ tròn các loại, bình quân 300.000 m3/năm và khoảng 27.000 tấn LSNG/năm.
5.2. Loại sản phẩm chế biến chủ yếu
5.2.1. Các nhóm sản phẩm gỗ
Hàng mộc cao cấp, hàng mộc dân dụng và ngoài trời, mộc trang trí nội thất, mộc thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; gỗ xây dựng, ván nhân tạo; gỗ tàu thuyền, bột giấy...
5.2.2. Sản phẩm lâm sản ngoài gỗ
Hàng thủ công mỹ nghệ từ song mây, tre, đót..., các sản phẩm sau Colophan, mật ong; cây, cành, chồi; tinh dầu và dược liệu các loại...
6. Các hoạt động khác
6.1. Tuyển chọn và khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
Tập trung lựa chọn được các dòng cho năng suất, chất lượng, hiệu quả và có khả năng chống chịu cao.
6.2. Chuyển hóa rừng giống
Lựa chọn và chuyển hóa các diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên có đủ tiêu chuẩn nhằm cung cấp giống cho việc trồng rừng trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh đồng thời bảo vệ tốt nguồn gen.
Dự kiến tuyển chọn khoảng 150 ha rừng giống các loài thông nhựa, phi lao và các loài cây bản địa (huỷnh, vạng, lim xanh, re gừng, trội...).
6.3. Xây dựng trang trại lâm nghiệp, vườn rừng
Củng cố một số mô hình trang trại sản xuất kinh doanh lâm nghiệp hoặc nông lâm nghiệp kết hợp. Dự kiến khoảng 50 mô hình/7 huyện, thành phố với diện tích khoảng 1.000 ha.
6.4. Xây dựng vườn ươm
Dự tính trong kỳ quy hoạch phải xây dựng khoảng 20 vườn ươm với tổng diện tích khoảng 15 - 20 ha (quy mô mỗi vườn khoảng 0,5 - 1,0 ha).
Việc xây dựng vườn ươm, rừng giống hoàn thành vào đầu 2015.
6.5. Xây dựng cơ sở lâm sinh và hạ tầng giao thông lâm nghiệp
* Đường vận chuyển.
Dự kiến thời kỳ 2011 - 2020 mở mới khoảng 710 km; nâng mật độ đường vận chuyển lên khoảng 0,4 km/100 ha.
* Xây dựng hệ thống đường ranh phòng chống cháy rừng, chòi canh lửa rừng và trạm quản lý bảo vệ rừng.
6.6. Phát triển lâm sản ngoài gỗ
Tập trung phát triển lâm sản ngoài gỗ với một số thế mạnh của tài nguyên rừng Quảng Bình như song, mây, nhựa thông, các loại dược liệu...
6.7. Sản xuất nông lâm nghiệp và hoạt động du lịch
Thực hiện canh tác nương rẫy theo vùng quy hoạch và áp dụng kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Xây dựng các mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp trên diện rộng. Phát triển các mô hình sinh thái rừng phục vụ tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng.
6.8. Hoạt động khác: Như quảng bá thương hiệu sản phẩm, du lịch và dịch vụ lâm nghiệp...
III. TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN
1. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng thời kỳ 2008 - 2020: 4.226,509 tỷ đồng. Bình quân vốn đầu tư 325,116 tỷ đồng/năm.
2. Tổng hợp vốn đầu tư theo nguồn
Trong tổng vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng cũng như sử dụng rừng thời kỳ 2008 - 2020: 4.226,509 tỷ đồng được chia ra theo nguồn như sau:
- Nguồn vốn Nhà nước 852,573 tỷ đồng, chiếm 20,17 % tổng vốn đầu tư.
- Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân
(bao gồm cả vốn tự có, vay, liên doanh) 3.373,935 tỷ đồng, chiếm 79,83 % tổng vốn đầu tư.
1. Giải pháp về tổ chức
- Củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp từ cấp xã đến tỉnh, nhất là hệ thống quản lý Nhà nước về lâm nghiệp cấp xã, đồng thời ổn định các đơn vị sự nghiệp lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển lâm nghiệp xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế gắn liền với công tác giao rừng kết hợp giao đất lâm nghiệp. Khuyến khích thành lập các hiệp hội nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất và cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của Nhà nước.
2. Giải pháp về giao đất, giao rừng
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về giao đất, giao rừng để làm căn cứ triển khai thực hiện. Việc giao đất lâm nghiệp có rừng nhất thiết phải gắn đồng thời với việc giao rừng.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến lâm và phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp; thành lập trạm hoặc trung tâm thực nghiệm giống cây lâm nghiệp; đầu tư cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chế biến đối với các loại lâm sản chủ lực; phát triển mạnh mạng lưới khuyến lâm từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, đào tạo nghề cho người trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, trong đó ưu tiên con em nông dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào các dân tộc ít người.
4. Giải pháp về cơ chế chính sách
Ưu tiên giải quyết đất đai cho trồng rừng sản xuất tập trung; giải quyết thỏa đáng nhu cầu đất sản xuất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp thị để phát triển sản xuất; ưu tiên các chương trình đầu tư rừng, phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi.
5. Giải pháp về vốn
- Nguồn ngân sách bảo đảm kinh phí cho các hoạt động công ích, trồng rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng rừng sản xuất.
- Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển ở các cấp nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn đầu tư và đổi mới công nghệ thiết bị; tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ sự hỗ trợ và viện trợ của các tổ chức quốc tế.
6. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng để nâng cao nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cho người dân. Thực hiện giáo dục kết hợp răn đe, cưỡng chế, xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; phát huy tác dụng quy chế dân chủ cơ sở trong các cộng đồng dân cư nơi có rừng nhằm nâng cao hiệu quả phương châm toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế
Đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế về lâm nghiệp, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài nhất là nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại cho công tác nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn gen động thực vật, bảo vệ môi trường, chống sa mạc hóa./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.