HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/NQ-HĐND7 | Thủ Dầu Một, ngày 07 tháng 4 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 13 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét Tờ trình số 536/TTr-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc thông qua Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 10/BC-HĐND-KTNS ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển
- Từ nay đến năm 2020, công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ, nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa tỉnh Bình Dương cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại;
- Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đảm bảo bền vững, diện tích ít, giá trị đầu tư và giá trị sản phẩm cao. Tạo sự chuyển biến mạnh từ phát triển về số lượng sang chất lượng và gắn với những điều chỉnh căn bản về môi trường;
- Các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp theo đúng quy hoạch, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động địa phương và bảo vệ môi trường;
- Phát triển các khu công nghiệp theo hướng hình thành chuỗi các khu công nghiệp cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa của tỉnh một cách đồng bộ;
- Quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
- Các khu công nghiệp cần tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng ít lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao;
- Phát triển các khu công nghiệp phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống các loại tội phạm, đồng thời quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến đội ngũ công nhân và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu
Đến năm 2020, tỉnh Bình Dương có 39 khu công nghiệp với tổng diện tích là 19.834,5 ha.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Điều chỉnh mở rộng 03 khu công nghiệp: Đất Cuốc (500 ha), Nam Tân Uyên (631 ha) thuộc huyện Tân Uyên và Bàu Bàng (2.500 ha) thuộc huyện Bến Cát.
- Thành lập mới 08 khu công nghiệp: Lai Hưng (1.000 ha), Cây Trường - Trừ Văn Thố (500 ha) thuộc huyện Bến Cát; Tân Bình (600 ha), Tân Lập (800 ha), Bình Mỹ - Tân Lập (500 ha), Tân Mỹ - Đất Cuốc - Thường Tân (1.300 ha) thuộc huyện Tân Uyên; Vĩnh Hòa – Tân Hiệp (913 ha) thuộc huyện Phú Giáo; An Lập (500 ha) thuộc huyện Dầu Tiếng.
b) Giai đoạn 2015 - 2020
Thành lập mới 03 khu công nghiệp: Vĩnh Hòa – Tam Lập (1.000 ha) thuộc huyện Phú Giáo; Long Hòa (1.380 ha), Minh Thạnh (300 ha) thuộc huyện Dầu Tiếng.
3. Một số giải pháp chủ yếu
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đảm bảo đúng tiến độ được phê duyệt, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trong từng giai đoạn. Đồng thời, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai; chú trọng việc phân kỳ mở rộng và thành lập mới các khu công nghiệp trên cơ sở tính toán chặt chẽ về tiến độ trong từng giai đoạn 2010 – 2015, 2015 – 2020 để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trong thời gian tới làm cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện;
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ và tái định cư nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chịu ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất;
- Xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ và đi trước một bước về kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, đặc biệt là hệ thống cấp, thoát nước nhằm đáp ứng các điều kiện về hạ tầng và tạo thuận lợi triển khai các dự án;
- Tiến độ thực hiện các khu công nghiệp cần gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển đô thị và dịch vụ;
- Chú trọng các giải pháp về bảo vệ môi trường ngay từ khi lập và phê duyệt dự án đầu tư, đặc biệt đối với các khu công nghiệp có vị trí nằm ở đầu nguồn các sông; xây dựng các khu công nghiệp xanh và đẹp, các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ;
- Việc thu hút đầu tư cần được chọn lọc các ngành nghề theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh trong từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đáp ứng về kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.