HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/NQ-HĐND | Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 7 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA NGÂN SÁCH TỈNH VÀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học của ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Nghị quyết này quy định nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học từ các nguồn kinh phí: sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học và sự nghiệp đào tạo do ngân sách địa phương đảm bảo cho ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện để thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án, chương trình của Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
b) Các nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học từ các nguồn kinh phí khác, bao gồm: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn các chương trình và các nguồn vốn khác không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị quyết này.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố (cấp huyện);
b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc sử dụng kinh phí da dạng sinh học.
Điều 2. Nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học của ngân sách tỉnh
1. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
a) Quan trắc đa dạng sinh học của tỉnh;
b) Xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh; báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn do tỉnh quản lý;
c) Lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh;
d) Thống kê đa dạng sinh học theo quyết định của cấp có thẩm quyền; xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học của tỉnh;
đ) Lập báo cáo về loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ tại tỉnh;
e) Lập hồ sơ đề cử các khu bảo tồn đạt các danh hiệu quốc tế về bảo tồn, bao gồm các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), khu dự trữ sinh quyển, vườn di sản ASEAN;
g) Phân vùng, xác định các vùng sinh thái có đa dạng sinh học cao, các vùng sinh thái bị suy thoái, các vùng sinh thái nhạy cảm do tỉnh quản lý;
h) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học của tỉnh;
i) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo tồn đa dạng sinh học; xây dựng chiến lược, kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh;
k) Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (bao gồm đối ứng thực hiện các dự án quốc tế theo cam kết mà tỉnh là thành viên tham gia);
l) Chi hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh.
2. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế
a) Chi hoạt động của Ban quản lý Khu bảo tồn do tỉnh quản lý;
b) Đánh giá hiện trạng, phân tích nguy cơ xâm hại và mức độ xâm hại và cô lập diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại tại tỉnh;
c) Xây dựng và thử nghiệm mô hình bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại tỉnh;
d) Cứu hộ, tái thả động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên, các khu bảo tồn; chi giám định, vận chuyển mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ;
đ) Các nhiệm vụ khác có liên quan đến đa dạng sinh học ở tỉnh.
3. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học
a) Nghiên cứu khoa học về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; nghiên cứu, ứng dụng phát triển các mô hình về bảo tồn đa dạng sinh học;
b) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý an toàn sinh học; phát hiện và xác định các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen;
c) Thực hiện chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững loài nguy cấp, quý, hiếm và nguồn gen; lưu giữ nguồn gen động, thực vật và vi sinh vật, bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ các giống cây trồng, vật nuôi và các chủng vi sinh vật quý, hiếm;
d) Nghiên cứu và phát triển các giống cây bản địa có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; nghiên cứu, đánh giá về mức độ tổn thương đa dạng sinh học;
đ) Các nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến đa dạng sinh học.
4. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học cho cán bộ của các cơ quan ở tỉnh, các khu bảo tồn do tỉnh quản lý.
Điều 3. Nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học của ngân sách cấp huyện
1. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường
a) Quan trắc đa dạng sinh học cấp huyện;
b) Xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học cấp huyện;
c) Thống kê đa dạng sinh học theo quyết định của cấp có thẩm quyền; xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cấp huyện;
d) Phân vùng, xác định các vùng sinh thái có đa dạng sinh học cao, các vùng sinh thái bị suy thoái, các vùng sinh thái nhạy cảm do cấp huyện quản lý;
đ) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học cấp huyện;
e) Chi hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động đa dạng sinh học cấp huyện.
2. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế
a) Đánh giá hiện trạng, phân tích nguy cơ xâm hại và mức độ xâm hại và cô lập diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại cấp huyện;
b) Xây dựng và thử nghiệm mô hình phát triển bền vững đa dạng sinh học cấp huyện;
d) Cứu hộ, tái thả động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ về môi trường sinh sống tự nhiên, các khu bảo tồn; chi giám định, vận chuyển mẫu vật và tiêu hủy mẫu vật chết trong quá trình cứu hộ;
đ) Các nhiệm vụ khác có liên quan đến đa dạng sinh học cấp huyện.
3. Chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đa dạng sinh học cho cán bộ của các cơ quan cấp huyện.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.