CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 6 NĂM 2013
Trong hai ngày 27 và 28 tháng 6 năm 2013, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 năm 2013 với sự tham dự họp trực tuyến của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Về các báo cáo: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2013; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP của Chính phủ; công tác cải cách hành chính quý II năm 2013; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ trình.
Chính phủ thống nhất nhận định: 6 tháng đầu năm, các cấp các ngành đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ. Kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực; đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường ổn định. Lãi suất tiếp tục giảm, dư nợ tín dụng được cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng cao. Các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xuất khẩu tăng trưởng cao hơn kế hoạch đề ra; tỷ lệ nhập siêu được kiểm soát ở mức thấp; nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất có xu hướng tích cực. Tăng trưởng của các ngành, Iĩnh vực trong nền kinh tế đều có cải thiện; GDP quý II ước đạt 5%, cao hơn quý I và đưa tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 4,9%. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo từng bước phục hồi và có chuyển biến, tồn kho giảm dần. Sản xuất nông nghiệp duy trì tương đối ổn định. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân. So cùng kỳ năm trước, khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và thực hiện đều tăng, giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tiếp tục đạt khá và tăng cao. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm... tiếp tục được quan tâm và đạt được kết quả tích cực. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng được chú trọng. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng được tăng cường; an ninh, trật tự được giữ vững. Công tác đối ngoại được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả và nâng cao vị thế đất nước.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Lãi suất tuy giảm nhưng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn thấp, tăng trưởng tín dụng còn ở mức thấp so với mục tiêu cả năm, tỷ lệ nợ xấu còn ở mức cao. Thu ngân sách và vốn đầu tư phát triển đạt thấp so với kế hoạch. Sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm, tổng cầu của nền kinh tế vẫn thấp. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm, chăn nuôi và cả nuôi trồng thủy sản khó khăn, xuất khẩu lúa gạo đang chịu áp lực cạnh tranh về giá và thị trường. Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn. Tình hình tai nạn giao thông, tội phạm còn diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn, khó lường. Việc triển khai Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế mới đạt kết quả bước đầu. Việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, nhất là việc cụ thể hóa các giải pháp theo Nghị quyết số 02/NQ-CP còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Trong khi đó, tình hình kinh tế thế giới và khu vực được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội nước ta.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, quyết tâm khắc phục khó khăn, nhất quán và kiên trì phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, tập trung và các vấn đề trọng tâm sau:
- Tiếp tục tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP , các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, điều hành với quyết tâm cao. Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạt, tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Khẩn trương ban hành và triển khai quyết liệt, có hiệu quả chương trình, kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế đã được phê duyệt.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp có triển vọng, có thị trường vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; cơ cấu lại nợ và tiếp tục cho vay đối với các hộ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi nếu khách hàng bảo đảm khâu tiêu thụ và có khả năng trả nợ; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê; tích cực triển khai có hiệu quả chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để đưa Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đi vào hoạt động trong tháng 7 năm 2013; theo dõi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối để điều hành tỷ giá phù hợp; thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng, tất toán trạng thái vàng đúng quy định.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện, đôn đốc triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước; thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn, hoàn thuế nhưng có kiểm soát để thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát và nợ đọng; điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm; phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013; rà soát, tổng hợp đánh giá tình hình ngân sách 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện ngân sách nhà nước cả năm 2013 và khung cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 10 tháng 7 năm 2013.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có giải pháp khuyến khích đầu tư toàn xã hội, tích cực thúc đẩy đầu tư để kích thích tổng cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư, nhất là FDI và ODA; đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đã được giao; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất trình phương án ứng vốn kế hoạch năm 2014 để thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, đặc biệt là cho công tác giải phóng mặt các dự án trọng điểm, vốn đối ứng cho các dự án ODA. Các địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ các dự án trên địa bàn.
- Bộ Công Thương chỉ đạo tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước, tăng sức mua thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu; phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu tại các địa phương, các cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng quy hoạch để tổ chức lại và quản lý đầu mối xuất khẩu gạo.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chỉ đạo, hướng dẫn các vùng, địa phương cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch để cơ cấu từng ngành, từng sản phẩm; kiểm tra, đôn đốc thực hiện hiệu quả việc mua tạm trữ lúa gạo vụ Hè Thu góp phần bảo đảm lợi nhuận cho người sản xuất lúa; khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Quy chế tạm trữ lúa gạo; đánh giá mức độ thiệt hại do sử dụng giống lúa mới để có biện pháp hỗ trợ; xem xét cụ thể và hướng dẫn các địa phương thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang mô hình canh tác cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng không làm đất mất khả năng trồng lúa; đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng những mô hình sản xuất nông sản, chăn nuôi có hiệu quả; hướng dẫn lồng ghép các chương trình, huy động xã hội hóa để triển khai chương trình nông thôn mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương chủ động, tích cực các biện pháp nắm tình hình, chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, kịp thời ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết của Quốc hội.
- Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan, địa phương, nhất là các thành phố lớn tích cực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện chiến lược về nhà ở; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể tiêu chí nhà ở xã hội, tiêu chí thu nhập thấp; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xác định rõ tiêu chí doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội được vay vốn hỗ trợ nhà ở.
- Bộ Giao thông vận tải tích cực đôn đốc tiến độ các dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 và các dự án trọng điểm về giao thông; phối hợp chặt chẽ với các địa phương có dự án đi qua để chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong quá trình thi công các dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn cung ứng vật liệu phục vụ thi công các dự án giao thông trên địa bàn, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý xe vận chuyển quá tải trọng làm hư hỏng hạ tầng giao thông.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và việc làm; triển khai có hiệu quả các giải pháp về đào tạo nghề, đánh giá kết quả 3 năm chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để thực hiện có hiệu quả; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nhanh hơn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện thành Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc giải quyết tồn đọng đối với thương binh trong chiến tranh không còn đủ giấy tờ theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2013.
- Bộ Y tế tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; tăng cường đào tạo cán bộ y tế có trình độ chuyên môn ở bệnh viện các tuyến; tích cực triển khai Đề án giảm tải bệnh viện, quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện.
- Bộ Nội vụ chủ trì và các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, khẩn trương xây dựng và triển khai các đề án được phân công theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ; các nội dung của Đề án cải đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức theo Quyết định 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xác định và công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2012 trong quý III năm 2013.
- Thanh tra Chính phủ tăng cường giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài và các vụ việc mới phát sinh; hoàn thiện đề án tăng cường thực hiện và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; tham mưu triển khai các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; trình Chính phủ ban hành Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, Nghị định về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cơ chế, chính sách, những mô hình, điển hình tiên tiến, những thành quả đạt được để tạo niềm tin và động lực xã hội. Các bộ, cơ quan chủ động cung cấp thông tin về ngành, lĩnh vực bảo đảm chính xác, kịp thời để tạo sự minh bạch và định hướng dư luận; lắng nghe phản hồi dư luận về chính sách để điều chỉnh phù hợp, hiệu quả; xử lý nghiêm việc lợi dụng tự do dân chủ để thông tin tuyên truyền sai sự thật, xuyên tạc tình hình đất nước, gây phương hại đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của nhân dân.
- Các bộ, cơ quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, chủ động giải quyết hoặc đề xuất giải quyết các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã nêu tại phiên họp. Văn phòng Chính phủ đôn đốc và tổng hợp việc giải quyết các kiến nghị trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ thống nhất nhận định: Trong chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các cơ quan tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ. Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành bộ máy hành chính, kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra và đạt được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực, vừa giải quyết được vấn đề trước mắt vừa chủ động triển khai thực hiện mục tiêu trung và dài hạn.
Tuy nhiên, công tác chỉ đạo, điều hành còn những hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới, như: nhiệm vụ xây dựng thể chế, nhất là việc ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, việc thực hiện chương trình công tác của Chính phủ chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, kỷ cương, kỷ luật hành chính chưa đạt hiệu quả cao; việc tổ chức thực hiện, đặc biệt là việc hướng dẫn triển khai chủ trương, chính sách ở một số bộ, cơ quan còn rất chậm.
Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương, hoàn chỉnh Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm của Chính phủ gửi các bộ, cơ quan, địa phương.
Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương mình gắn với đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém; triển khai thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu đề ra.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch triển khai và danh mục Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Các bộ, cơ quan đã tích cực chuẩn bị, thực hiện các thủ tục theo quy định. Tuy nhiên các Nghị định này đều chậm được ban hành, ảnh hưởng đến việc triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan tăng cường chỉ đạo, tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác liên ngành đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến của Hội đồng tư vấn thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo các Nghị định, bảo đảm yêu cầu hợp hiến, hợp pháp và khả thi.
Đối với các Nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được ban hành trong khi Luật có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục áp dụng quy định tại các Nghị định hiện hành và các biểu mẫu quyết định, biên bản kèm theo các Nghị định này nếu không trái với tinh thần của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Giao Ban Chỉ đạo Tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải chủ trì tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan hoàn chỉnh Đề án tiếp tục tái cơ cấu theo Kết luận của Bộ Chính trị, phù hợp với tình hình thực tế, kết hợp giữa tái cơ cấu và giải thể, phá sản; thu gọn quy mô sản xuất, tập trung ngành nghề kinh doanh chính; giữ được năng lực chủ yếu về đóng và sửa chữa tàu thủy phù hợp với tình hình thị trường, khả năng tài chính và năng lực quản lý; khắc phục tình trạng khó khăn, thua lỗ và từng bước phát triển bền vững.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết về tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giao thông vận tải chuẩn bị thông tin đầy đủ, chính thức về tình hình, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu tập đoàn, lựa chọn thời điểm thích hợp để công bố chính thức, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến việc xử lý nợ với chủ nợ nước ngoài; chuẩn bị báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
Chính phủ đồng ý miễn áp dụng, quy định về tài sản thế chấp đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu và khoản vay hỗn hợp giữa vay thương mại và vay tín dụng xuất khẩu được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện dự án đầu tư máy bay A321 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục cấp bảo lãnh vay vốn nước ngoài theo quy định.
Chính phủ đồng ý gia hạn cho vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu từ 12 tháng lên 36 tháng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, đánh giá khó khăn, trở ngại hiện nay đối với từng mặt hàng nông sản xuất khẩu; từ đó xác định đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 54/2013/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn để bổ sung mặt hàng cà phê và các mặt hàng nông sản xuất khẩu được xác định vào danh mục hỗ trợ, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu.
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho đối tượng kinh doanh cà phê và các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
7. Về dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Công an trình.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
8. Về dự án Luật Hải quan (sửa đổi) do Bộ Tài chính trình.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Hải quan (sửa đổi), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.