CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM |
Số: 09/2005/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2005 |
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 7 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7, đã thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau:
Những năm gần đây, công nghệ sinh học trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu nổi bật. Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học đã đem lại những hiệu quả to lớn thông qua việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, vacxin cho vật nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chế biến và bảo quản nông sản, xử lý môi trường…
Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy, công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế, đang ở trình độ thấp so với thế giới và khu vực. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là bước đi mang tính đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp để tiến kịp các nước trên thế giới và khu vực về công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo được sức cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh nội dung Chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình cần có đánh giá khách quan về trình độ công nghệ sinh học cũng như các lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới; nhấn mạnh quan điểm từ nay đến năm 2020, Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học; đồng thời, xác định lộ trình, mục tiêu nghiên cứu trọng điểm trong từng giai đoạn, chỉ ra được cách tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra và làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, viện nghiên cứu và các nhà khoa học để đảm bảo tính khả thi của Chương trình.
Giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giáo dục đại học cần phải được đổi mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân. Chính phủ nhất trí thông qua nội dung cơ bản của Đề án và chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia để tổ chức thực hiện Đề án. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Đề án theo hướng gắn kết các nội dung công việc đã đề ra trong giai đoạn 2006 - 2020 với lộ trình cụ thể khớp với các kế hoạch 5 năm; bổ sung rõ hơn về yêu cầu, nội dung đào tạo sau đại học và trên đại học để xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ cao nhằm thực hiện chiến lược “đi tắt, đón đầu”; có giải pháp huy động các nguồn lực, thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học và nâng cao chất lượng giáo dục đại học; dự thảo một nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2005.
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Pháp lệnh Ngoại hối. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh này.
Giao các Bộ: Tài chính, Văn hoá - Thông tin, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ hoàn chỉnh dự án Luật, Pháp lệnh do cơ quan mình chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng được xây dựng và ban hành vào thời điểm nhạy cảm, phục vụ cho việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới nên Luật cần phù hợp với cam kết của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế; việc điều chỉnh một số mức thuế suất phải đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời, khuyến khích đầu tư sản xuất, kinh doanh trong nước và không gây biến động lớn về thu ngân sách nhà nước.
Tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong tháng 7 tiếp tục phát triển tích cực: sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng tương đối cao; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; lĩnh vực dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, việc tiêu thụ và giá cả nông, thủy sản tiếp tục được cải thiện; xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, thị trường được đa dạng hóa; đầu tư nước ngoài đạt khá; thu, chi ngân sách đảm bảo tiến độ; giá cả phần lớn các mặt hàng thiết yếu vẫn được giữ ổn định; các hoạt động xã hội diễn ra tích cực: kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng được tổ chức tốt, công việc phục vụ năm học mới được tiến hành khẩn trương, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến tốt; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường; an ninh xã hội ổn định.
Trong những tháng cuối năm, để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2005, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các giải pháp nêu trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ và Công điện số 999/TTg-KTTH ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư và giải ngân vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, phát triển các hoạt động xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội. Các Bộ, ngành và địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đặc biệt đối với các dự án cầu, đường, thủy lợi và những công trình trọng điểm khác, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để có biện pháp xử lý kịp thời; đồng thời, chủ động đối phó với những khó khăn mới có thể phát sinh như sự tăng giá nguyên liệu đầu vào, thiên tai, lũ lụt và nguy cơ dịch bệnh.
Giao Bộ trưởng Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 127, Bộ Công an và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm ngăn chặn việc buôn lậu xăng dầu từ Việt Nam sang các nước có chung đường biên giới và trên biển.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.