HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2018/NQ-HĐTP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018 |
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; một số quy định của pháp luật trong giải quyết các tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Nghị quyết số 42/2017/QH14).
Điều 2. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14
1. Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu không giao tài sản bảo đảm hoặc giao không đúng theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm để xử lý tài sản đó nhằm giải quyết nợ xấu.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không giao. Tranh chấp này là "Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.
2. Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tranh chấp về việc xác định người có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B vay 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng). Để bảo đảm cho khoản vay theo hợp đồng vay, Công ty trách nhiệm hữu hạn B (bên bảo đảm) đã thế chấp ngôi nhà X thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng thương mại cổ phần A (bên nhận bảo đảm). Khoản vay này được xác định là khoản nợ xấu, Ngân hàng thương mại cổ phần A yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn B giao ngôi nhà X (tài sản bảo đảm) để xử lý nhằm giải quyết nợ xấu nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn B không đồng ý vì cho rằng mình có quyền tự chuyển nhượng ngôi nhà X để giải quyết nợ xấu. Tranh chấp này là “Tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.
1. Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nếu có đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm, tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 mà tài sản bảo đảm đó là tài sản của vợ chồng thì Tòa án có thể tách yêu cầu của đương sự đó để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố HP đã thụ lý vụ án ly hôn giữa ông A và bà B. Ngân hàng thương mại cổ phần X được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Ngân hàng thương mại cổ phần X có đơn đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ngôi nhà trên đất nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B. Đồng thời, Ngân hàng thương mại cổ phần X đề nghị Tòa án tách phần yêu cầu này giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục rút gọn. Trường hợp này, nếu Ngân hàng thương mại cổ phần X cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm giữa Ngân hàng thương mại cổ phần X và ông A, bà B đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 và hướng dẫn của Nghị quyết này thì Tòa án tách yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần X để giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục rút gọn.
3. Tòa án áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự có liên quan và hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
1. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị quyết này.
2. Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện:
a) Hợp đồng tín dụng;
b) Tài liệu, chứng cứ chứng minh khoản nợ đang có tranh chấp là nợ xấu theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 42/2017/QH14;
c) Văn bản, hợp đồng bảo đảm và tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc đã đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm;
d) Tài liệu, chứng cứ về nơi cư trú, làm việc của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức;
đ) Trường hợp có đương sự cư trú ở nước ngoài thì phải có một trong các tài liệu, chứng cứ sau đây:
đ1) Văn bản thỏa thuận giữa đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
đ2) Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp và thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản của các đương sự có công chứng, chứng thực hợp pháp. Trường hợp văn bản này được lập ở nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Việc nộp đơn và thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Tòa án ghi trích yếu quan hệ tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương III của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này.
Ví dụ: “v/v tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”, “v/v tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu”.
Điều 5. Về thỏa thuận nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tranh chấp “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài” theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14
1. Thỏa thuận về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 có thể được ghi nhận trong hợp đồng bảo đảm, phụ lục hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có hiệu lực như hợp đồng.
2. Tranh chấp “không có đương sự cư trú ở nước ngoài” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 là tranh chấp không thuộc các trường hợp sau:
a) Đương sự là người Việt Nam nhưng không cư trú ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Tòa án xác định việc cư trú của đương sự theo quy định của Luật Cư trú;
b) Đương sự là người nước ngoài không thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Tòa án xác định việc thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
c) Đương sự là tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 26 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp mà không ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân ở Việt Nam khởi kiện, tham gia tố tụng.
3. Tranh chấp “không có tài sản tranh chấp ở nước ngoài” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14 là tranh chấp mà không có tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.
Điều 6. Ủy quyền khởi kiện, tham gia tố tụng
1. Quyền ủy quyền
a) Cá nhân được quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
b) Pháp nhân có quyền ủy quyền cho pháp nhân hoặc cá nhân khác khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
c) Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền được ủy quyền lại cho pháp nhân, cá nhân khác tham gia tố tụng nếu bên ủy quyền đồng ý bằng văn bản.
2. Việc ủy quyền theo khoản 1 của Điều này phải được lập thành văn bản và xác định rõ phạm vi, nội dung ủy quyền.
3. Việc ghi thông tin và ký đơn khởi kiện của pháp nhân được thực hiện như sau:
a) Trường hợp người được ủy quyền khởi kiện là cá nhân thì phân người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của pháp nhân khởi kiện và họ tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền; phần cuối đơn khởi kiện ghi đại diện của người khởi kiện, người đại diện theo ủy quyền ký tên, ghi rõ họ tên của người được ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền không bắt buộc phải ký tên, đóng dấu vào phần cuối đơn khởi kiện;
b) Trường hợp người được ủy quyền khởi kiện là pháp nhân thì phần người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của pháp nhân khởi kiện và tên, địa chỉ của pháp nhân đại diện theo ủy quyền, họ tên và chức vụ của người đại diện hợp pháp của pháp nhân được ủy quyền; phần cuối đơn ghi đại diện của người khởi kiện, pháp nhân đại diện theo ủy quyền, người đại diện hợp pháp của pháp nhân được ủy quyền ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu của pháp nhân được ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền không bắt buộc phải ký tên, đóng dấu vào phần cuối đơn khởi kiện.
4. Khi giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, nếu hợp đồng ủy quyền được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 giữa tổ chức, cá nhân chưa hoặc đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ án không phát sinh tranh chấp về hợp đồng ủy quyền đó thì Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng ủy quyền mà không yêu cầu các bên phải xác lập lại.
Điều 7. Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
1. Bên mua khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của bên bán theo quy định tại khoản 4 Điều 74 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
2. Vụ án dân sự đang được Tòa án thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm mà đương sự thực hiện việc mua bán khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Tòa án căn cứ vào hợp đồng mua bán nợ để bổ sung việc xác định tư cách đương sự, người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự như sau:
a) Bên mua một phần khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự như bên bán đối với phần khoản nợ đã mua. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);
b) Bên mua toàn bộ khoản nợ xấu, khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu được kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ tố tụng và xác định tư cách đương sự thay thế cho bên bán. Tòa án ghi trong các văn bản tố tụng tư cách của bên mua là “người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng” của bên bán (ghi rõ tên của bên bán nợ);
c) Kể từ ngày Tòa án nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, bên mua đã xác lập được quyền sở hữu đối với tài sản mua theo quy định của pháp luật thì văn bản tố tụng phải ghi bên mua là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên bán.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm”. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, Ngân hàng thương mại cổ phần A bán toàn bộ khoản nợ xấu và quyền yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B. Kể từ ngày nhận được các tài liệu, chứng cứ xác định bên mua đã xác lập quyền đòi khoản nợ xấu đó thì Tòa án xác định Công ty trách nhiệm hữu hạn B là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn và văn bản tố tụng ghi: “Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần A, trụ sở tại...; Công ty trách nhiệm hữu hạn B, trụ sở tại... là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của Ngân hàng thương mại cổ phần A; người đại diện hợp pháp của nguyên đơn là ông Nguyễn Văn C - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn B”.
Điều 8. Về tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 của Nghị quyết số 42/2017/QH14
1. Trường hợp tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đang trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là tài sản của bên thứ ba mà bên được bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đang trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm đó và xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong quá trình giải quyết phá sản theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với những vụ án tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Tòa án đã thụ lý trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết. Các hoạt động tố tụng đã được tiến hành trước khi Nghị quyết này có hiệu lực mà phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì không phải thực hiện lại.
2. Đối với những vụ án tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà Tòa án đã thụ lý trong thời gian Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng vẫn đang giải quyết khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành thì Tòa án vẫn tiếp tục áp dụng những hướng dẫn của Nghị quyết này để giải quyết.
3. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp kháng nghị vì lý do khác.
1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 15 tháng 5 năm 2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến ngày Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực thi hành.
2. Trường hợp có sự khác nhau giữa Nghị quyết này và Nghị quyết khác hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự về cùng một vấn đề thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này.
3. Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân thống kê số liệu vụ án tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với từng loại tranh chấp hướng dẫn tại Điều 3 của Nghị quyết này. Thời gian thống kê được tính theo năm công tác, từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị các Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.