HỘI ĐỒNG CHÍNH
PHỦ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HÒA |
Số: 86-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 1975 |
Để thúc đẩy chăn nuôi lợn phát triển có kế hoạch, cân đối với trồng trọt và mau chóng trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp và các hộ nông dân mở rộng chăn nuôi, cung cấp ngày càng nhiều thịt lợn cho Nhà nước, để vừa bảo đảm nhu cầu đời sống của nhân dân thành thị và khu công nghiệp, vừa bảo đảm nhu cầu đời sống của nông dân, đồng thời tạo ra nguồn phân bón phục vụ thâm canh tăng năng suất cây trồng;
Để kết hợp một cách đúng đắn lợi ích của Nhà nước và lợi ích của hợp tác xã nông nghiệp, của hộ nông dân, thực hiện chính sách huy động công bằng hợp lý, làm cho nông dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình, yên tâm phấn khởi sản xuất; đồng thời để tăng cường các hình thức quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và nông dân, mở rộng thị trường có tổ chức nhanh chóng xoá bỏ thị trường tự do về thịt lợn.
Hội đồng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Nghị quyết số 136-C P ngày 5-8-1969 và Nghị quyết số 227 /CP ngày 13 tháng 12 năm 1972 cuả Hội đồng Chính phủ về chăn nuôi và thu mua lợn như sau:
1- Chế độ nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước.
Tất cả các hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân đều có nghĩa vụ bán cho Nhà nước theo giá chỉ đạo của Nhà nước một lượng thịt hơi được định mức cụ thể đối với từng hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân, căn cứ vào nguồn thức ăn dành cho chăn nuôi lợn: ruộng đất dành để chăn nuôi (đất 5% của hợp tác xã, đất 5% dành cho kinh tế phụ gia đình), 2% lương thực dành để hỗ trợ chăn nuôi của các hộ nông dân, 50% sản lượng hoa màu không đưa vào cân đối lương thực, lương thực ăn chia...
Đối với các hợp tác xã nông nghiệp, mức nghĩa vụ được xác định theo diện tích ruộng đất dành cho chăn nuôi:
- Mỗi hécta ruộng năng suất dưới 4 tấn phải bàn 460 kg thịt lợn hơi;
- Mội hécta ruộng năng suất từ 4 tấn đến 5 tấn phải bán từ 561 đến 560 kg thịt lợn hơi;
- Một hécta ruộng năng suất từ 4 tấn trên 6 tấn phải bán từ 701 đến 800 kg thịt lợn hơi;
Đối với các hộ nông dân, mức nghĩa vụ được tính theo nguồn thức ăn dành cho chăn nuôi: lương thực do sử dụng đất 5% kinh tế phụ gia đình đem lại, phụ phẩm do phần lương thực được ăn chia và lương thực do hợp tác xã trích quỹ lương thực 2% để cung cấp hỗ trợ chăn nuôi gia đình. Do nguồn thức ăn dành cho chăn nuôi của các hộ nông dân có khác nhau, nên mức nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước cũng khác nhau; mức tối thiểu mỗi hộ nông dân phải bán nghĩa vụ cho Nhà nước trong một năm là 25 kg thịt lợn hơi (tính theo khả năng tối thiểu mỗi hộ nông dân cũng nuôi được 1 con lợn), nếu bằng những nguồn thức ăn trên mà có khả năng nuôi được 2 con hay hơn thì sẽ giao thêm mức một cách hợp lý, có xét đến sự cố gắng của người chăn nuôi.
Đối với các tỉnh miền núi (và một số huyện ở trung du được coi như ở miền núi) mức nghĩa vụ của hộ nông dân bán cho Nhà nước căn cứ vào số lao động mà xác định; mỗi lao động một năm phải bán nghĩa vụ cho Nhà nước ít nhất 20kg thịt lợn hơi.
Giá mua thịt lợn hơi của hợp tác xã tính trên cơ sở huy động khoảng 50% sản lượng, quy định là 2,00đ/1 kg (giá cũ là 1,75đ).
Giá thưởng tăng trọng lợn từ 40 kg trở lên và giá khuyến khích chăn nuôi ở các vành đai thực phẩm vẫn giữ như cũ.
Nay bãi bỏ giá thời vụ mua lợn sau Tết âm lịch.
2- Ổn định nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước
Mức nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước được ổn định trong thời gian 3 năm kể từ năm 1975.
Những hộ nông dân không có khả năng chăn nuôi sẽ được xét miễn làm nghĩa vụ. Số hộ được miễn ở mỗi xã không quá 10% tổng số hộ nông dân; đối với các xã diện tích ruộng đất bình quân theo đầu người thấp, số hộ được miễn cũng không quá 15%.
Việc xét miễn làm nghĩa vụ do Uỷ ban hành chính xã và Ban quản trị hợp tác xã đề nghị, Uỷ ban hành chính huyện quyết định.
Các hợp tác xã khai hoang được miễn làm nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước trong 3 năm đầu; trong thời gian này, nếu hợp tác xã có lợn bán cho Nhà nước thì Nhà nước sẽ mua theo giá ngoài nghĩa vụ.
4- Sử dụng phần thịt lợn còn lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước, phần thịt còn lại để tiêu dùng hợp tác xã và hộ nông dân có thể bán thêm ngoài nghĩa vụ cho nhà nước. Số thịt bán ngoài nghĩa vụ này sẽ được Nhà nước trả giá khuyến khích thêm 50% (2đ+1đ = 3đ) và được bàn thưởng cho một số mì, ngô hay thức ăn gia súc khác quy ra ngang 1 kg thóc cho mỗi kg thịt lợn hơi.
5- Quản lý thị trường thịt lợn
Ở các thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng vành đai thực phẩm phải xoá bỏ thị trường tự do về thịt lợn cũng như về những sản phẩm chế biến từ thịt lợn. ở những nơi này, mậu dịch quốc doanh phải vươn lên thu mua toàn bộ thịt lợn; phần mua theo nghĩa vụ dành để bán cung cấp, phần mua ngoài nghĩa vụ có thể bán lại cho nông dân khi họ cần mua lại theo giá. Nhà nước đã mua của họ, cộng thuế sát sinh và phí kinh doanh. Mức bán lại cho nông dân không được cao hơn mức họ đã bán ngoài nghĩa vụ cho Nhà nước.
Phấn đấu trong một thời gian ngắn mở rộng phương thức này ra khắp các tỉnh đồng bằng và trung du. Riêng đối với những vùng nông thôn hẻo lánh hay các thôn bản miền núi thì người sản xuất sau khi hoàn thành nghĩa vụ bán cho Nhà nước, nếu còn thịt lợn mà không thoả thuận bán theo giá khuyến khích thì có thể trực tiếp bán cho người tiêu dùng trong thôn bản nhưng phải đóng thuế sát sinh. Trường hợp đem ra chợ bán thì phải nộp thuế buôn chuyến và phải tuân theo các chế độ quản lý thị trường.
Cấm tư nhân làm nghề buôn bán thịt.
6- Xử lý những trường hợp vi phạm chế độ nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước
Những hợp tác xã nông nghiệp và hộ nông dân không hoàn thành nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước trong năm, xét có lý do chính đáng, thì năm sau phải làm nghĩa vụ cả 2 năm cộng lại. Nếu có thịt lợn không bán theo nghĩa vụ cho Nhà nước lại đem bán ra thị trường thị phải xử lý theo những quy định trongh Điều 6 của chỉ thị số 146-TTg ngày 5-6-1974 của Thủ tướng Chính phủ.
7- Đối với những người chăn nuôi lợn đực và lợn nái
Hợp tác xã nông nghiệp phải quan tâm giải quyết thức ăn cho những hộ nông dân nuôi lợn nái, lợn đực giống, bán lợn giống cho hợp tác xã bằng cách trích quỹ lương thực 2% dành để hỗ trợ chăn nuôi gia đình và 50% sản lượng hoa màu không đưa vào cân đối lương thực như đã nói rõ trong nghị quyết số 163/C P ngày 5-8-1969 của Hội đồng Chính phủ. Đối với những hợp tác xã không tự túc được lợn giống trong xã phải mua lợn giống ở các xã khác thì hợp tác xã phải thương lượng ký hợp đồng thu mua lợn giống với các hợp tác xã khác để có giống tốt cung cấp cho hợp tác xã và hộ nông dân; trong trường hợp này hợp tác xã mua giống phải trích quỹ lương thực dành cho chăn nuôi của hợp tác xã mình để hỗ trợ cho hợp tác xã có lợn giống cung cấp.
Các hộ chăn nuôi lợn đực giống được miễn làm nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước. Các hộ chăn nuôi lợn nái phải làm nghĩa vụ bán lợn giống thay nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước, theo thể thức do Uỷ ban hành chính Tỉnh, thành phố quy định cụ thể.
Hợp tác xã cần giúp đỡ thêm thức ăn bằng cách trích quỹ lương thực 2% và 5% sản lượng hoa màu không đưa vào cân đối để những người chăn nuôi lợn đực và lợn nái có thể nuôi thêm lợn thịt để có thịt lợn ăn
8- Gia công lương thực thu mua thịt lợn
Tạm thời duy trì phương thức gia công nuôi lợn thịt ở các vành đai thực phẩm và đối với những đối tượng không phải làm nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước (công nhân viên chức, dân cư thành thị, nông dân chuyên trồng rau, trồng cây công nghiệp...) theo công thức: cứ mỗi kg thịt lợn hơi bán cho Nhà nước, người chăn nuôi được trả 2 đồng và được mua theo giá cung cấp ngô, mì, hay thức ăn gia súc quy ra ngang 4 kg thóc.
9- Đối với các nông trường và lâm trường quốc doanh
Những nông trường quốc doanh được giao chỉ tiêu kế hoạch chăn nuôi lợn phải sản xuất lương thực để chăn nuôi, phải giao nộp lợn cho Nhà nước theo như đã quy định trong Thông tư số 384-TTg ngày 30-8-1961 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm tháng sau, kể từ khi ban hành nghị quyết này, Nhà nước sẽ không cung cấp thịt lợn cho cán bộ, công nhân viên của các nông trường và lâm trường quốc doanh; các nông trường quốc doanh; các nông trường và lâm trường quốc doanh có nhiệm vụ tổ chức ngay việc chăn nuôi để tự túc cung cấp thịt lợn cho công nhân viên trong nông trường, lâm trường.
Áp dụng phưong pháp thu mua theo hợp đồng 2 chiều: người chăn nuôi bán thịt lợn cho Nhà nước; Nhà nước thu mua thịt lợn, bán thưởng lương thực và cung cấp giống (nếu có) cho người chăn nuôi. Hợp đồng phải ghi rõ nghĩa vụ cuả cả 2 bên và ghi rõ phần mua bán trong nghĩa vụ và ngoài nghĩa vụ, phần để lại tiêu dùng. (Bộ Nội thương quy định mẫu hợp đồng, thể thức mua toàn bộ và bán lại cho người chăn nuôi phần thịt họ muốn để lại tiêu dùng).
11- Tổ chức thực hiện chính sách
Chính sách giao nghĩa vụ bán thịt lợn cho Nhà nước là một chính sách thể hiện tinh thần công nông liên minh, đòi hỏi phải được tổ chức thực hiện một cách chu đáo, đồng bộ.
Trước hết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Cán bộ, đảng viên phải nắm vững chính sách, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền giải thích chính sách sâu rộng trong quần chúng, động viên quần chúng nghiêm chỉnh thi hành chính sách.
Uỷ ban hành chính Tỉnh, thành phố cần căn cứ vào mức nghĩa vụ của Hội đồng Chính phủ giao cho các tỉnh, thành phố trong bản phụ lục kèm theo, và căn cứ điều kiện kinh tế cụ thể của địa phương để giao mức nghĩa vụ cho từng huyện và hướng dẫn Uỷ ban hành chính huyện giao mức nghĩa vụ cho từng hợp tác xã. Mức giao cho hợp tác xã bao gồm cả mức nghĩa vụ của hợp tác xã và mức nghĩa vụ của các hộ nông dân thuộc phạm vi quản lý của hợp tác xã. Mức nghĩa vụ của các hộ nông dân cá thể do Uỷ ban hành chính xã giao.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương, Bộ Nội thương phải khẩn trương ban hành thông tư liên Bộ để hướng dẫn cụ thể việc thi hành nghị quyết này và cử cán bộ xuống giúp các tỉnh tổ chức thực hiện tốt việc giao nghĩa vụ cho các huyện, các hợp tác xã.
|
Lê Thanh Nghị (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.