UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 623/NQ-UBTVQH11 |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2007 |
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ vào Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Căn cứ vào Nghị quyết số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khóa XI về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2007;
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Nội dung, kế hoạch giám sát cụ thể được ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐỀN BÙ, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 01 năm 2007)
1) Đồng Chí Nguyễn Đức Kiên, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách, Trưởng Đoàn;
2) Đồng chí Đặng Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách, Phó Trưởng Đoàn thường trực;
3) Đồng chí Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng Đoàn;
4) Đồng chí Bùi Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, thành viên;
5) Đồng chí Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại, thành viên;
6) Đồng chí Nguyễn Văn Thuận, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật, thành viên;
7) Đồng chí Trần Việt Hùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường, thành viên;
8) Đồng chí Nguyễn Đình Hương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, thành viên.
9) Đồng chí Hoàng Thanh Phú, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban kinh tế và ngân sách, thành viên;
10) Đồng chí Nguyễn Xuân Thiết, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban kinh tế và ngân sách, thành viên;
11) Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban về các vấn đề xã hội, thành viên;
12) Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban kinh tế và ngân sách, thành viên;
13) Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, đại biểu Quốc hội Tp.Hồ Chí Minh, Uỷ viên Uỷ ban kinh tế và ngân sách, thành viên;
14) Đồng chí Hoàng Văn Lợi, Uỷ viên Uỷ ban quốc phòng và an ninh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, thành viên;
II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT:
1) Đồng chí Trần Hữu Nam, Phó Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng và kinh tế xã hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
2) Đồng chí Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông, Bộ giao thông vận tải;
3) Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
4) Đồng chí Nguyễn Quốc Ngữ, Phó Vụ trưởng Vụ nông nghiệp, nông thôn, Ban kinh tế Trung ương;
5) Đồng chí Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Vụ trưởng Vụ lao động, việc làm, Bộ lao động, thương binh và xã hội;
6) Đồng chí Trần Đình Hạnh, Trưởng phòng Tài sản kết cấu hạ tầng, Cục quản lý công sản, Bộ tài chính;
7) Đồng chí Lê Cao Tuấn, Trưởng phòng phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, Cục quản lý nhà, Bộ xây dựng;
8) Đồng chí Phạm Minh Giám, Chuyên viên, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
9) Đồng chí Phạm Ngô Hiếu, Chuyên viên, Bộ tài nguyên và môi trường.
"VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐỀN BÙ, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI"
(Kèm theo Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)
- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi đến 30/6/2007 và dự kiến đến hết năm 2007 (nếu có), những kết quả đạt được, những yếu kém, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các ngành; kiến nghị những giải pháp tiếp tục đẩy nhanh và thực hiện tốt việc đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.
- Báo cáo kết quả giám sát với Uỷ ban thường vụ Quốc hội đúng tiến độ và giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội Khóa XII tại Kỳ họp thứ hai (cuối năm 2007).
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan.
1. Các Bộ, ngành Trung ương:
a) Nghe các Bộ, ngành báo cáo: Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ.
b) Yêu cầu các Bộ, ngành gửi báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy sản, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và một số cơ quan hữu quan.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Khảo sát, nghe các địa phương báo cáo:
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ; các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang…
- Yêu cầu các địa phương còn lại gửi báo cáo.
- Hệ thống văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương liên quan đến vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.
- Tình hình thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi đến 30/6/2007 và dự kiến đến hết năm 2007 (nếu có).
4.1. Tổ chức thực hiện giám sát
4.1.1. Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
1) Nghe một số Bộ, ngành Trung ương báo cáo tại trụ sở Văn phòng Quốc hội;
2) Nghe báo cáo, tiến hành khảo sát chung tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giám sát trên thực địa một số khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu tái định cư, một số dự án, công trình đang trong quá trình GPMB tại các địa phương này.
3) Thành lập các Tổ công tác để tiến hành khảo sát, giám sát sâu một số nội dung cụ thể theo yêu cầu của cuộc giám sát và sự chỉ đạo của Trưởng đoàn;
4) Thành lập tổ biên tập Báo cáo giám sát dưới sự chỉ đạo của Trưởng đoàn;
5) Dự thảo báo cáo giám sát, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giám sát, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát;
6) Đoàn giám sát và Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ trình bày các báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
4.1.2. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
a) Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội:
- Là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu, giúp Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện kế hoạch giám sát;
- Là cơ quan điều phối hoạt động trong quan hệ giữa Đoàn giám sát với các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương hữu quan;
- Là đầu mối tiếp nhận các báo cáo, những ý kiến, kiến nghị của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương và các Tổ công tác giám sát, ý kiến của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội để dự thảo, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Cử các thành viên Uỷ ban tham gia các Tổ công tác.
b) Thường trực Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội:
- Cử thành viên tham gia Đoàn giám sát.
- Tham dự các buổi làm việc của Đoàn giám sát và có thể cử thêm thành viên tham gia khảo sát, giám sát thực tế.
- Tham gia ý kiến vào báo cáo của Đoàn giám sát;
- Xét thấy cần thiết, có thế có báo cáo riêng sâu hơn, cụ thể hơn về lĩnh vực mình phụ trách trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
c) Văn phòng Quốc hội:
- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện theo yêu cầu của Đoàn giám sát;
- Tổ chức phục vụ theo chức năng các hoạt động của Đoàn giám sát và các Tổ công tác.
4.1.3. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương
a) Cơ quan Đảng (Ban Kinh tế Trung ương), Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước và một số cơ quan hữu quan: mời tham gia các hoạt động của Đoàn giám sát, của Tổ công tác.
b) Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát;
- Chuẩn bị các báo cáo có liên quan trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
c) Các Bộ, ngành, địa phương
- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát, Tổ công tác và thực hiện các yêu cầu khác có liên quan đến cuộc giám sát của Đoàn giám sát;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của nội dung báo cáo với Đoàn giám sát và Tổ công tác.
4.2. Các bước tiến hành giám sát
4.2.1. Giai đoạn I (trước tháng 3/2007):
- Xây dựng chương trình, kế hoạch kèm theo Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát;
- Gửi công văn đến các bộ, ngành, địa phương yêu cầu chuẩn bị các báo cáo theo nội dung giám sát.
4.2.2. Giai đoạn II (đầu tháng 4 đến tháng 10/2007):
a) Từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 2007
- Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị và gửi báo cáo theo nội dung đã được yêu cầu;
- Đoàn giám sát tổ chức nghiên cứu tài liệu của các Bộ, ngành, địa phương.
b) Tháng 7 năm 2007
Đoàn giám sát nghe các Bộ, ngành Trung ương báo cáo.
c) Tháng 8 năm 2007
Đoàn giám sát tiến hành khảo sát, giám sát thực tế tại một số địa phương trên cả nước.
d) Tháng 9 năm 2007
- Nửa đầu tháng 9: Đoàn giám sát thảo luận dự thảo Báo cáo giám sát.
- Nửa cuối tháng 9: Đoàn giám sát tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giám sát, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
đ) Tháng 10 năm 2007
Theo chức năng, nhiệm vụ, Chính phủ, Đoàn giám sát trình bày các báo cáo tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, sau đó hoàn chỉnh các Báo cáo để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa XII.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.