HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 55-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 1963 |
VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH NGHĨA VỤ LƯƠNG THỰC TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT
Việc lãnh đạo và chỉ đạo các cấp, các ngành trong mấy năm qua cũng có nhiều tiến bộ và đã thu được kết quả tương đối tốt: sản xuất lương thực vẫn tiếp tục phát triển; việc thu thuế nông nghiệp, mua thóc và ngô cho Nhà nước, ngày càng có nhiều địa phương, nhiều hợp tác xã nông nghiệp hoàn thành nhanh, gọn tốt; công tác quản lý phân phối luơng thực của Nhà nước đang được đưa dần vào nề nếp; việc điều hòa lương thực trong nội bộ hợp tác xã cũng có tiến bộ hơn trước.
Nhìn chung, công tác lương thực tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng đã có những cố gắng nhằm căn bản đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên công tác lương thực vẫn còn những nhược điểm và khuyết điểm cần ra sức khắc phục:
1. Sản xuất nông nghiệp nói chung và lương thực nói riêng vẫn tiếp tục phát triển, tổng sản luợng lúa mấy năm nay vẫn tiếp tục tăng, nhưng chưa theo kịp nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng nhanh. Sản xuất màu tuy có tiến bộ nhưng chưa được đẩy mạnh đúng mức.
Dưới chế độ thực dân, đa số nhân dân ta bị đói rách. Trái lại, chế độ của ta luôn luôn chăm lo đến đời sống của toàn dân, làm cho mọi người có ăn, có mặt và được học hành. Thêm vào đó dân số ngày càng tăng nhanh. Một mặt ta phải nâng cao từng bước đời sống, mặt khác ta phải xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho ngày mai được hạnh phúc hơn, nên nhu cầu của nhân dân và Nhà nước ngày càng nhiều. Hàng năm, sản xuất nông nghiệp còn bị thiên tai đe dọa, mỗi khi mất mùa thì gặp khó khăn. Vì vậy mà toàn dân ta phải có những cố gắng bền bỉ, kiên quyết vượt mọi khó khăn mới tiến lên giải quyết vấn đề lương thực một cách vững chắc.
2. Trong quan hệ với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và nông dân trước đây, vì chưa có điều kiện ổn định mức nghĩa vụ bán lương thực, Nhà nước vẫn dựa vào kế hoạch sản xuất của từng năm, từng vụ để định mức thu mua, và tới khi thu họach, thường vẫn phải tùy theo kết quả thực tế của sản xuất, mà điều chỉnh mức lại cho hợp lý. Cách giao mức không ổn định như thế chưa kích thích đầy đủ tinh thần phấn khởi sản xuất của nông dân. Thêm vào đó, đi đôi với việc vận động chính trị và giáo dục tư tưởng, ta chưa chú trọng đúng mức đến việc cung cấp tư liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng…để động viên nông dân sản xuất và hăng hái bán lương thực cho Nhà nước nhiều hơn nữa.
3. Trong việc thực hiện, có nơi, có lúc chưa quán triệt đầy đủ yêu cầu của nông dân và của Nhà nước, chưa kết hợp chặt chẽ quyền lợi trước mắt và quyền lợi lâu dài. Việc tiết kiệm lương thực chưa đúng mức, việc quản lý phân phối lương thực chưa chặt chẽ. Việc tổ chức cung cấp lương thực cho những hợp tác xã và hộ nông dân trồng cây công nghiệp, trồng rau chung quanh đô thị bán cho Nhà nước cần được cải tiến hơn. Việc điều hòa lương thực trong nội bộ nông dân có nơi làm chưa tốt. Công tác quản lý thị trường chưa được chặt chẽ, nạn nấu rượu lậu vẫn tồn tại. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho giá cả lương thực, có nơi, có lúc tăng lên cao, đồng thời gây lãng phí lớn về lương thực.
Để tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong thời gian tới, vấn đề lương thực cần được giải quyết theo phương hướng sau đây:
1. Trên cơ sở không ngừng củng cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, cần ra sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng theo phương hướng của Nghị quyết hội nghị lần thứ V của Trung ương Đảng, tích cực phấn đấu để giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và yêu cầu cải thiện từng bước đời sống của nhân dân. Sản xuất lương thực phải được đẩy mạnh toàn diện bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ…đặt biệt chú trọng lúa đồng thời hết sức phát triển hoa màu có chất bột, chú trọng các loại hoa màu có sản lượng cao, như khoai riềng, khoai nước để tăng thêm lực lựơng lương thực chung của xã hội, để giải quyết lương thực cho người đồng thời đẩy mạnh việc chăn nuôi. Cần tích cực tổ chức việc chế biến hoa màu để có thể dự trữ đuợc lâu ngày và làm tăng giá trị sản phẩm. Các nông trường quốc doanh cũng có nhiêm vụ đẩy mạnh sản xuất lương thực để góp phần giải quyết vấn đề lương thực. Cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào sản xuất tự túc một phần lương thực và thực phẩm ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường, trường học, các đơn vị vũ trang và nhân dân không sản xuất nông nghiệp theo hoàn cảnh thích hợp của mỗi nơi, nhưng tránh không để ảnh hưởng đến diện tích trồng trọt của hợp tác xã nông nghiệp và của nông dân.
2. Cần ổn định mức nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nuớc của các hợp tác xã nông nghiệp và nông dân cá thể trên tinh thần chiếu cố đúng mức đến khả năng sản xuất, nhu cầu của Nhà nước và đời sống của nông dân, làm cho nông dân yên tâm, phấn khởi sản xuất, cố gắng tăng thêm diện tích, cố gắng tăng năng suất và sản lượng thực. Trên cơ sở đó, nông dân sẽ có điều kiện cải thiện đời sống và dần dần có dự trữ lương thực đề phòng những lúc bị thiên tai, thu hoạch sút kém. Mặt khác, Nhà nước cũng có điều kiện vận động mua thêm thóc, ngô ngoài nghĩa vụ theo giá khuyến khích các loại lương thực khác để có thêm lực lượng bảo đảm cung cấp cho nhân dân và tăng thêm dần dự trữ của Nhà nước.
3. Cần đề cao hơn nữa ý thức tiết kiệm lương thực trong nhân dân, trong các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Chấn chỉnh việc tổ chức cung cấp lương thực, đảm bảo quản lý được chặt chẽ những thuận tiện cho nhân dân. Kiên quyết thực hiện việc hạn chế sự phát triển nhân khẩu không sản xuất nông nghiệp, trước hết ở các thành phố và khu công nghiệp tập trung. Cần chú ý đúng mức việc giải quyết khó khăn về lương thực cho các vùng trồng cây công nghiệp tập trung và các ký hợp đồng bán cho Nhà nước, cho các hợp tác xã và nông dân chuyên trồng rau và chăn nuôi quanh các thành phố theo kế hoạch Nhà nước. Cần tăng cường quản lý thị trường lương thực.
Căn cứ vào những phương hướng và chủ trương chung trên đây, Hội đồng Chính phủ quy định những điểm cụ thể về chính sách thu mua, phân phối và quản lý thị trường lương thực như sau:
2. Do sản xuất phát triển, ngoài phần làm nghĩa vụ đã ổn định, hợp tác xã nông nghiệp và nông dân có thể bán thêm số thóc, ngô thừa theo giá khuyến khích để tăng theo thu nhập. Giá mua khuyến khích cao hơn giá mua theo nghĩa vụ tối đa là 50%. Cần dành một số tư liệu sản xuất, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu của nông dân trong khi bán thêm lương thực ngoài nghĩa vũ theo giá khuyến khích cho Nhà nước.
1. Cần đặt biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng trong cán bộ và nhân dân, phổ biến sâu rộng ý nghĩa và nội dung của chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực, làm cho mọi người nhận rõ phương hướng phấn đấu tích cực về vấn đề lương thực để ra sức đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng để ngày càng xây dựng thêm dự trữ cho mình và đồng thời hăng hái bán lương thực cho Nhà nuớc. Cần đề phòng tư tưởng một chiều trong khi giao mức và nhận mức nghĩa vụ, do không thấy hết trách nhiệm đối với yêu cầu của Nhà nuớc, hoặc không quan tâm đúng mức đến đời sống của nông dân. Trong các cấp lãnh đạo và các ngành có liên quan, cần đề phòng tư tưởng cho rằng ổn định mức nghĩa vụ lương thực là việc làm đơn giản, không thấy hết các khó khăn và phức tạp của vấn đề hoặc cho rằng ổn định được xong mức nghĩa vụ cho các hợp tác xã và nông dân là công tác lương thực sẽ hết khó khăn, dó đó không chú ý thường xuyên lãnh đạo chặt chẽ công tác này. Cần phải khắc phục tư tưởng chỉ lo làm xong mức mua trong nghĩa vụ mà không chú ý đúng mức việc mua ngoài nghĩa vụ theo giá khuyến khích, hoặc chỉ lo huy động đủ số thóc, ngô, mà coi nhẹ việc mua khoai, sắn.
2. Các cấp chính quyền phải lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực, kết hợp với cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, các Ủy ban chính khu, thành, tỉnh cần vận dụng các tổ chức chính quyền tập trung lực lượng cán bộ xuống tận cơ sở để bàn bạc với Ủy ban hành chính và cán bộ xã, các hợp tác xã và nông dân, giúp cho nông dân thông suốt chính sách, chỉ đạo việc giao mức cho chặt chẽ sát đúng với tình hình cụ thể của từng địa phương. Cần tổ chức chỉ đạo riêng để rút kinh nghiệm cho lãnh đạo chung. Trong khi thực hiện cần theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cho chặt chẽ.
Ngành Lương thực phải tăng cường về mặt giáo dục tư tưởng và chính sách cho cán bộ, chấn chỉnh tổ chức thu mua và phân phối, đảm bảo hoàn thành công tác lương thực theo đúng chính sách của Đảng và Chính phủ.
3. Tổng cục Lương thực và các ngành có trách nhiệm ở trung ương cần hướng dẫn cụ thể cho các cấp chính quyền thi hành chu đáo nghị quyết này.
Hội đồng Chính phủ mong rằng Ủy ban hành chính các khu, ngành tỉnh và các ngành có liên quan nghiên cứu kỹ nghị quyết này và tổ chức thực hiện cho có kết quả tốt.
Hội đồng Chính phủ tin tưởng rằng vì lợi ích trước mắt trong đời sống, vì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một ngày mai tươi sáng, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, toàn thể anh chị em nông dân cũng như toàn dân ta sẽ nhiệt liệt hưởng ứng chính sách ổn định nghĩa vụ lương thực này của Đảng và Chính phủ.
|
TM.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.