HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186-HĐBT |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1989 |
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 186-HĐBT NGÀY 27-11-1989 VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ: "Nhà nước Trung ương định lại chế độ phân cấp quản lý thu, chi ngân sách cho hợp lý trên cơ sở khuyến khích đúng mức để tăng nhanh nguồn từ nội bộ nguồn kinh tế, chống thất thu. Mặt khác, phải căn cứ vào nguồn thu mà bố trí chi, không chi vượt quá khả năng thu của ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu về mọi mặt".
Phân cấp quản lý ngân sách là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý ngân sách, nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách các nguồn thu của Nhà nước và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó chế độ phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương phải thể hiện được các yêu cầu sau:
1. Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng đối với toàn bộ ngân sách Nhà nước; đề cao trách nhiệm, quyền chủ động, sáng tạo và khuyến khích thoả đáng đối với chính quyền địa phương trong việc quản lý chặt chẽ, tăng thu và tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước.
2. Bảo đảm tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách Nhà nước của các đơn vị kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, cá thể và tư nhân trên địa bàn; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách theo kế hoạch, chính sách, chế độ tài chính thống nhất do Trung ương quy định với hiệu quả cao. Mọi khoản thu, chi của Nhà nước đều phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực vào ngân sách Nhà nước.
3. Chính quyền Nhà nước các cấp phải coi việc quản lý chặt chẽ ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để chống lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các ngành, các cấp cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cao trong việc khai thác mọi tiềm năng của ngành và của địa phương để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo kế hoạch của Nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần vào việc tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, sớm tiến tới thăng bằng thu - chi ngân sách Nhà nước.
Sau đây là những quy định cụ thể.
I. NHIỆM VỤ
CHI VÀ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC NGUỒN THU CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương dưới đây gọi tắt là tỉnh).
A. Về nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
3. Chi cho bộ máy quản lý Nhà nước ở địa phương (kể cả Viện kiểm sát nhân dân) trợ cấp cho tổ chức Đảng, đại biểu Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở địa phương.
4. Trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất cho cán bộ, công nhân viên Trung ương và địa phương.
5. Cấp vốn lưu động theo chế độ thống nhất của Nhà nước cho những xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý mới đưa vào hoạt động.
6. Chi cho công tác dân quân tự vệ và tuyển quân, chi trợ cấp một phần sinh hoạt phí cho cán bộ xã và các khoản chi khác của địa phương.
B. Cơ chế hình thành của nguồn thu ngân sách địa phương
1. Các khoản thu cố định dành cho ngân sách địa phương 100%.
- Thu khấu hao cơ bản, hoàn vốn, biến giá tài sản cố định và thu khác của xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý.
- Thu sự nghiệp của địa phương.
- Thu học phí.
- Thu viện phí của địa phương.
- Thu thuế sát sinh, thuế môn bài, lệ phí chứng thư ở địa phương, thu thuế trước bạ.
- Thu do nhân dân đóng góp tự nguyện và viện trợ nước ngoài cho địa phương.
- Thu về tiền nuôi rừng.
- Thu về sổ xố kiến thiết.
- Thu phí giao thông.
- Các khoản khác mà Trung ương có quyết định để lại cho ngân sách địa phương được hưởng 100% (nếu có).
2. Các khoản thu điều tiết hàng năm cho từng địa phương theo một tỷ lệ thống nhất.
- Thu quốc doanh, lợi nhuận của xí nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý (không kể các đơn vị hạch toán toàn ngành).
- Thu nhập thuần tuý tập trung (thu quốc doanh, lợi nhuận...) của xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý.
- Thu thuế nông nghiệp.
Thu thuế công thương nghiệp (trừ thuế sát sinh, thuế môn bài và thuế trước bạ).
Các khoản thu được áp dụng cùng một tỷ lệ điều tiết, mỗi địa phương sẽ được nhận một tỷ điều tiết riêng. Tỷ lệ điều tiết này sẽ được mở rộng dần theo nhiệm vụ chi và các nguồn thu quy định ở điểm 1, mục b nói trên.
Tỷ lệ điều tiết này được tính như sau:
Lấy tổng số chi của ngân sách địa phương theo nhiệm vụ chi được giao (tính toán trên cơ sở các chính sách, chế độ, định mức thống nhất do Trung ương ban hành), trừ (-) số thu tính được ở điểm 1, mục B, dùng kết quả đó chia (:) cho số thu tính được ở điểm 2, mục B.
3. Nguồn thu bổ sung cho ngân sách địa phương.
Nếu tổng cộng số thu tính được ở điểm 1, 2 (mở tỷ lệ đến 100%) mục B nói trên mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu chi của địa phương được giao thì ngân sách Trung ương trợ cấp cho ngân sách địa phương một khoản kinh phí để cân đối ngân sách. Số trợ cấp ngân sách này được quy định hàng năm bằng số tuyệt đối, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách Trung ương và sự thiếu hụt của ngân sách từng tỉnh.
4. Thu kết dư năm trước (theo điểm 7, mục II dưới đây).
II. LẬP VÀ CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
1. Hàng năm căn cứ Chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh lập dự toán ngân sách trình Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Tài chính, Bộ Tài chính xem xét thảo luận dự toán ngân sách địa phương cùng với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, dự kiến tỷ lệ điều tiết số thu hàng năm và số trợ cấp của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có) để trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.
2. Sau khi dự toán ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội thông qua, Hội đồng Bộ trưởng giao cho các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương những chỉ tiêu pháp lệnh về ngân sách sau đây:
a) Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (không kể kết dư ngân sách địa phương).
b) Tổng số chi ngân sách địa phương, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi về quỹ lương hành chính - sự nghiệp.
c) Tỷ lệ điều tiết chung các nguồn thu điều tiết cho ngân sách địa phương.
d) Số trợ cấp ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để cân đối (nếu có).
Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu hướng dẫn cụ thể hoá các chỉ tiêu pháp lệnh nói trên.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách được giao, lập dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Hội đồng nhân dân tỉnh khi thông qua dự toán ngân sách của địa phương mình có thể quyết định số thu cao hơn mức cấp trên giao, nhưng phải theo đúng chính sách, hạn chế của Nhà nước và phải báo cáo đầy đủ cho bộ Tài Chính.
4. Sau khi dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng Bộ trưởng duyệt và Bộ Tài chính thông báo, nếu Nhà nước thay đổi ngân sách, chế độ, giá cả làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi ngân sách thì Bộ Tài chính cùng Uỷ ban nhân dân tỉnh tính lại thu, chi ngân sách và xử lý các vấn đề có liên quan.
5. Hàng năm, trong dự toán ngân sách trung ương cần dành một khoản dự phòng để hỗ trợ các địa phương gặp khó khăn khách quan, mà khi lập kế hoạch đầu năm không lường hết được.
6. Trong quá trình chấp hành ngân sách:
b) Những địa phương được Ngân sách Trung ương trợ cấp ngân sách, nếu tăng thu, tiết kiệm chi nhưng vẫn bảo đảm đúng chính sách, chế độ và nhiệm vụ được giao, thì ngân sách Trung ương vẫn chuyển đủ cho ngân sách địa phương số trợ cấp ngân sách theo kế hoạch được duyệt.
7. Kết thúc năm ngân sách, Bộ Tài chính xét duyệt hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách của từng địa phương và xác định số kết dư ngân sách. Số kết dư này được sử dụng để bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương, đầu tư thêm cho các chương trình kinh tế lớn và sửa chữa, mua sắm, nâng cấp các cơ sở giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội ở địa phương, không được dùng vào các mục đích khác.
8. Quỹ dự trữ tài chính dùng để ứng phó với nhu cầu chi trong khi nguồn thu chưa tập trung kịp. Quỹ này ngân sách chỉ được phép tạm vay và phải hoàn trả chậm nhất vào cuối năm ngân sách. Quỹ dự trữ tài chính tối đa bằng 3 tháng chi thường xuyên bình quân của ngân sách địa phương, trong đó không được dùng quá 50% để dự trữ một số vật tư chiến lược của địa phương (không bao gồm vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và ngoại tệ). Việc bổ sung và sử dụng quỹ dự trữ tài chính do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định. Cuối năm ngân sách, Uỷ ban Nhân dân tỉnh lập báo cáo tình hình thu, chi quỹ dự trữ tài chính (kể cả bằng hiện vật và bằng tiền) báo cáo Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Tài Chính.
9. Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần chỉ đạo các ngành, các đơn vị kinh tế cơ sở ở địa phương, các đơn vị kinh tế cơ sở của Trung ương đóng trên địa bàn thực hiện đầy đủ chế độ lập và chấp hành ngân sách, chế độ báo cáo quyết toán, chế độ hạch toán kế toán, nghĩa vụ thu nộp cho ngân sách Nhà nước. Cơ quan tài chính và ngân hàng địa phương phải chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, điện báo định kỳ và đột xuất, chế độ thống kê và thông tin tài chính, gửi kịp thời cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Trung ương về tình hình chấp hành ngân sách Nhà nước, về các quỹ tài chính ngoài ngân sách (nếu có).
10. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra tài chính Nhà nước ở tất cả các cấp. Nghiêm cấm việc lập và duy trì các quỹ trái phép, việc tự đặt ra các chính sách, chế độ thu, chi tài chính trái với quy định của Trung ương. Mọi hành vi vi phạm kỷ luật tài chính, đều phải xử phạt nghiêm minh để đề cao kỷ luật và pháp luật Nhà nước. Nếu địa phương nào vi phạm những quy định trên sẽ bị truất tiền thưởng (nếu có) và sẽ bị xử lý theo pháp luật quy định.
11. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh căn cứ vào những quy định trong Nghị quyết này và nguyên tắc dưới đây để tiến hành phân cấp quản lý ngân sách cho các quận, huyện; đồng thời hướng dẫn Uỷ ban Nhân dân quận, huyện phân cấp quản lý, ngân sách cho các phường, xã.
a) Việc phân cấp quản lý ngân sách cho huyện, xã phải căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, phải phù hợp với tình hình thực tế phân cấp quản lý kinh tế, văn hoá cho huyện và xã.
b) Nguồn thu và nhiệm vụ chỉ giao cho quận, huyện, phường, xã phải trong khuôn khổ những nguồn thu và nhiệm vụ chi đã phân cấp cho địa phương quản lý theo Nghị quyết này.
c) Nhiệm vụ chi giao cho quận, huyện, phường, xã phải được bảo đảm có nguồn thu tương ứng, hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp bổ sung kinh phí hàng năm của ngân sách cấp trên.
d) Khi phân cấp các nguồn thu cho quận, huyện, phường, xã, phải chú trọng những nguồn thu đòi hỏi tính năng động và cố gắng chủ quan của chính quyền cấp quận, huyện, phường, xã nhằm phát triển kinh tế địa phương, cải tạo và sử dụng các thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, đẩy mạnh quản lý thị trường, tạo ra nguồn thu và khai thác triệt để các nguồn thu ấy.
1. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu, quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1990. Những quy định trước đây trái với Nghị quyết này đều bãi bỏ.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.