CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2005/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2005 |
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 10 NĂM 2005
Ngày 29 tháng 10 năm 2005, Chính phủ phiên thường kỳ tháng10, đã thảo luận và quyết nghị những vấn đề sau
1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội trình Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010.
Chính phủ xác định, giải quyết vấn đề lao động và việc làm là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng và cấp bách trong giai đoạn 2006-2010, nhằm hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển xã hội bền vững. Kết quả đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005 đã tạo điều kiện giải phóng sức sản xuất, tăng đầu tư xã hội để phát triển sản xuất, tạo việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng xóa đói, giảm nghèo.
Dự báo đến năm 2010 lực lượng lao động cả nước chiếm khoảng 56% dân số; giai đoạn 2006-2010 có khoảng 8 triệu lao động có nhu cầu tạo việc làm, trong đó, hơn hai triệu lao động cần có sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Chính phủ nhất trí chủ trương tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong giai đoạn 2006-2010, nối tiếp giai đoạn 2001-2005. Chương trình phải kế thừa và rút kinh nghiệm các bài học từ việc thực hiện Chương trình trong giai đoạn trước, đổi mới phương thức điều hành, hỗ trợ có mục tiêu, có trọng điểm; tăng cường xã hội hóa công tác tạo việc làm thông qua việc phát triển sản xuất, thành lập nhiều doanh nghiệp để tạo việc làm; đồng thời lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với các chương trình mục tiêu khác. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; chú trọng hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là ở những vùng có chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động dôi dư lớn tuổi và các đối tượng cần hỗ trợ khác.
Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các bộ, ngành liên quan, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010, trình Thủ tướng phê duyệt để triển khai thực hiện.
Dịch cúm gia cầm và cúm A ở người do vi-rút H5N1, xảy ra từ cuối tháng 12-2003, đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế, tính mạng và sức khỏe của nhân dân ta. Bệnh dịch này đang diễn biến khó lường, có nguy cơ bùng phát cao và khi có thể lây từ người sang người sẽ trở thành đại dịch ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Chính phủ quyết tâm chủ động phòng, chống tích cực, ngăn chặn không để đại dịch xảy ra.
Kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người cần thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ và nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh; cụ thể hóa các nội dung cần phải làm, xác định rõ trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương. Hình thành mạng lưới giám sát dịch từ cơ sở với sự phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong phòng, chống dịch; huy động được mọi nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và hợp tác quốc tế để phòng, chống dịch có hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân đồng thuận với các giải pháp của Chính phủ, hiểu rõ nguy cơ, chủ động phòng, chống, nhưng tránh tạo tâm lý hoang mang ảnh hưởng sản xuất và đời sống.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế phối hợp Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch và nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về vấn đề này, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chính phủ nhất trí sửa đổi Ðiều 2 và Ðiều 10 của pháp lệnh theo phương án 1 mà Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã đề xuất. Tuy nhiên, để bảo đảm tính đồng bộ trong các quy định pháp luật, tạo sự rõ ràng, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện, cần tiếp tục rà soát để sửa đổi một cách đồng bộ các điều, khoản khác của Pháp lệnh có liên quan đến nội dung này.
Giao Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự thảo Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Dân số. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chính phủ nhất trí cho phép tăng mức tạm ứng vốn lên 20% cho tất cả các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (kể cả các công trình giao thông, thủy lợi...). Các bộ, ngành chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này và đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ theo đúng kế hoạch.
Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và mười tháng đầu năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và tác động không thuận của giá cả thị trường thế giới, nhưng vẫn duy trì được xu hướng phát triển tốt, sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, nông nghiệp phát triển và bảo đảm tiến độ gieo trồng, lĩnh vực dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, xuất khẩu tăng cao, nhập siêu có xu hướng giảm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt khá, thu ngân sách bảo đảm tiến độ, nhiều mặt hoạt động xã hội phát triển theo hướng tích cực.
Trong những tháng còn lại của năm 2005, các tác động không thuận còn nhiều, thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn, sản xuất và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Ðể hoàn thành mục tiêu của kế hoạch năm 2005, các bộ, ngành và địa phương cần bám sát tình hình thực tế, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, triệt để các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP , các nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình có nguồn vốn từ trái phiếu Chính phủ; nâng cao hiệu quả sản xuất; đẩy mạnh xuất khẩu; triển khai đồng bộ các giải pháp khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và dịch cúm ở người; thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng; điều hành giá cả phù hợp cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường kiểm soát, chống đầu cơ, buôn lậu; chỉ đạo sát sao việc phòng chống thiên tai; tăng cường công tác thanh tra, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.
Giao Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ, triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Chính phủ xem xét ngay sau khi hai đạo luật này được Quốc hội thông qua.
|
TM.CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.