CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2002/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2002 |
Trong 2 ngày 30 và 31 tháng 10 năm 2002, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá VIII), thời gian qua, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương nhà nước đã nghiên cứu, đề xuất các phương án cải cách tiền lương, lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan có liên quan. Mục tiêu chỉ đạo nhất quán là phải cải cách tiền lương một cách cơ bản, nhưng cần có bước đi thích hợp, trước hết là điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu phù hợp với khả năng của nền kinh tế, có tính đến các tác động vĩ mô khi điều chỉnh tiền lương đồng thời với việc nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp.
Giao Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương nhà nước chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, khẩn trương hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội.
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong đầu tháng 11/2002.
Giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là những lĩnh vực trọng yếu đối với sự phát triển của đất nước, đã được cụ thể hoá trong Luật Giáo dục, Luật Khoa học, Công nghệ và trong nhiều Nghị quyết Trung ương. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời gian qua, công tác giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ của đất nước vẫn còn những yếu kém, tồn tại, phải sớm được khắc phục, vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh 2 dự thảo Chương trình hành động trên của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp, căn cứ vào các Chương trình hành động của Chính phủ, cụ thể hoá thành Chương trình hành động của cơ quan, địa phương mình, tổ chức thực hiện thành công các kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ.
Thời gian qua, việc thành lập các Tổng công ty nhà nước đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, thể hiện vai trò chi phối các ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, nhưng kết quả hoạt động của các Tổng công ty nhà nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực được nhà nước đầu tư. Trong những hạn chế, yếu kém đó, một phần quan trọng là do mô hình tổng công ty còn có phần chưa phù hợp. Vì vậy, việc chuyển đổi tổ chức các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con là nhằm khắc phục những nhược điểm của mô hình tổng công ty hiện nay, tách bạch rõ các pháp nhân, phân định rõ quyền, lợi ích, trách nhiệm của tổng công ty với các công ty thành viên, tạo điều kiện để các tổng công ty phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế đất nước.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành để triển khai thực hiện thí điểm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá IX).
Chính phủ đã nhất trí thông qua các Báo cáo này.
Trong 10 tháng qua, mặc dù gặp phải những khó khăn lớn, tình hình kinh tế - xã hội vẫn duy trì được khả năng phát triển. Công nghiệp và nông nghiệp phát triển ổn định, thực hiện vốn đầu tư đạt khá, thu ngân sách vượt cao. Hoạt động xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu của những tháng cuối năm đạt khá, góp phần cải thiện mức tăng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2002. Trong các lĩnh vực xã hội có chuyển biến đáng kể, nhất là công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ trẻ em...
Tuy nhiên, còn một số mặt yếu kém nổi lên là: việc giải ngân vốn tín dụng đầu tư đạt thấp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, một số lĩnh vực xã hội còn rất bức xúc như tệ nạn ma tuý, mại dâm, khiếu kiện đông người, vượt cấp, đặc biệt là tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông còn xảy ra nghiêm trọng... Từ nay đến hết năm, khó khăn vẫn còn nhiều, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung cao độ chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và đầu tư, nhất là đối với các dự án quan trọng, tìm mọi biện pháp để hoàn thành, đạt mức cao nhất nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2002.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.