CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2001/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2001 |
Trong 2 ngày 30 và 31 tháng 7 năm 2001, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau:
Căn cứ vào các quan điểm, chủ trương, chính sách lớn đã được ghi trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Chính phủ cần khẳng định quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX bằng Chương trình hành động của mình với các nhiệm vụ và bước đi cụ thể. Chương trình hành động phải thể hiện các vấn đề một cách bao quát, toàn diện, dài hạn, tập trung vào những trọng điểm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những chính sách, biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế, bảo đảm tính bền vững cho sự phát triển; thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế chính sách nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, tạo bước chuyển mạnh mẽ về giáo dục và khoa học công nghệ, cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách tổ chức bộ máy với mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm sự đồng bộ với các Chương trình hành động của Đảng và Nhà nước.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc trình Ban Chấp hành Trung ương.
Chính phủ nhận định: qua 15 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước đã có bước phát triển về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất; trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt; chủ trương xã hội hoá giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục đại trà ở các cấp học, bậc học còn thấp. Khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên còn yếu. Nhiệm vụ rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống đạt hiệu quả thấp. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương pháp giáo dục, phương tiện giảng dạy còn nhiều bất cập. Cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý. Giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn. Những hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục và đào tạo còn khá phổ biến.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm tới, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cần thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chấn chỉnh những lệch lạc, nhanh chóng đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, nhức nhối trong giáo dục đang diễn ra hiện nay, khẩn trương cải tiến chế độ thi cử, tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục, phấn đấu thoát khỏi tình trạng lạc hậu so với các nước trong khu vực.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp, lấy ý kiến của các chuyên gia, tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh Dự thảo Chiến lược, trình Chính phủ thông qua.
Đối với những vấn đề bức xúc trong giáo dục và đào tạo cần kịp thời chấn chỉnh như tình trạng thương mại hoá trong dạy thêm, học thêm; việc thay sách giáo khoa; tiêu cực, lãng phí trong thi tuyển; việc tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng... Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện.
Chính phủ thống nhất nhận định, nội dung của Quy chế đã thể hiện quyết tâm lớn của thành phố Hồ Chí Minh trong việc đề xuất và đi đầu thực hiện thí điểm nhiều cơ chế, chính sách mới nhằm tạo thế chủ động, sáng tạo trong việc phát huy tiềm năng của thành phố vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước, vì vậy, cần phải có những cơ chế, chính sách mới, tạo điều kiện cho thành phố phát huy nội lực, đi đầu trong công cuộc đổi mới, tương xứng với vị trí, vai trò của thành phố đối với đất nước và khu vực. Cơ chế quản lý và phát triển thành phố phải phù hợp với tiến trình cải cách và đổi mới đất nước, trên cơ sở phân cấp mạnh mẽ và giao quyền tự chủ tối đa cho thành phố, đề cao trách nhiệm tập thể và cá nhân, vừa đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất và điều hành tập trung của Chính phủ, vừa khai thác có hiệu quả các nguồn lực của thành phố.
Chính phủ nhất trí thực hiện việc phân cấp cho thành phố Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; mở rộng diện đối với những hoạt động cải cách hành chính đã được Chính phủ cho phép thành phố làm thí điểm có kết quả.
Giao Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Nghị định về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh, trình Chính phủ xem xét, quyết định ban hành trong tháng 8 năm 2001.
Đối với những vấn đề mới, chưa được Luật và Pháp lệnh quy định mà thành phố đề xuất làm thí điểm, giao Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh làm đề án cụ thể về từng việc trình Chính phủ xem xét, báo cáo Bộ Chính trị và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, tiếp tục lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về các nội dung liên quan đến tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức tổ chức cơ quan trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chính phủ nhất trí thông qua các Báo cáo này.
Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tiếp tục tăng trưởng khá. Trên lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản vẫn phát triển mạnh; việc tu bổ đê điều, phòng chống thiên tai được triển khai nhanh, hạn chế được nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra.
Sản xuất công nghiệp tăng 14,2% so với cùng kỳ. Du lịch phát triển khá, doanh thu tăng 15%. Vận tải hàng hoá và hành khách đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Thu ngân sách nhà nước đạt khá. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán. Bảy tháng qua, ước thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 30% so với cùng kỳ. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA có xu hướng tích cực hơn.
Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội, ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức các kỳ thi vào Đại học và Cao đẳng năm 2001 tốt hơn các năm trước. Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái được đẩy mạnh, các chương trình trọng điểm về khoa học và công nghệ cấp nhà nước đang được tích cực triển khai. Nhiệm vụ giải quyết việc làm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và lĩnh vực văn hoá - thông tin có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, thiên tai lũ lụt trong tháng 7 đã gây thiệt hại lớn tại một số địa phương. Đặc biệt là tình hình tiêu thụ sản phẩm vẫn tiếp tục khó khăn, chủ yếu là do sức cạnh tranh kém, thị trường bị thu hẹp, sức mua chung có chiều hướng giảm sút do nông dân tiêu thụ nông sản chậm, thu nhập thấp. Xuất khẩu vẫn chưa đạt mức dự kiến, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn tăng cao về số lượng nhưng giá xuất khẩu vẫn rất thấp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Vốn tín dụng đầu tư, khối lượng thanh toán từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung đạt quá thấp.
Nhiệm vụ trong những tháng còn lại của kế hoạch năm 2001 còn rất nặng nề với nhiều thách thức và khó khăn lớn. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung cao độ trong chỉ đạo điều hành, thực hiện nghiêm các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội, tự lực tự cường khắc phục khó khăn, chủ động giải quyết các vướng mắc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2001, làm tiền đề thắng lợi cho kế hoạch 5 năm 2001- 2005.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.