HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2017/NQ-HĐND |
Gia Lai, ngày 07 tháng 12 năm 2017 |
QUY ĐỊNH MỨC CHI VỀ CÔNG TÁC PHÍ, CHI HỘI NGHỊ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
Xét Tờ trình số 4328/TTr-UBND ngày 17/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức chi về công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
1. Thanh toán tiền chi phí đi lại
1.1. Thanh toán theo hóa đơn thực tế: Thực hiện theo các quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1.2. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện khi đi công tác:
a) Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô: Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2. Mức chi phụ cấp lưu trú
2.1. Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác, mức chi cụ thể: 200.000 đồng/ngày.
2.2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo).
3. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
3.1. Thanh toán theo hình thức khoán:
a) Đối với các chức danh Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên, mức khoán 1.000.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác;
b) Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn lại:
Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.
Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người.
Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán: 300.000 đồng/ngày/người.
3.2. Thanh toán theo hóa đơn thực tế:
a) Đi công tác tại các tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:
Đối với các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng.
Đối với các đối tượng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
b) Đi công tác tại các vùng còn lại:
Đối với các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa 1.100.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng.
Đối với các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp từ 0,9 đến dưới 1,25 được thanh toán 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/1 phòng.
Đối với các đối tượng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
c) Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
d) Trường hợp người đi công tác thuộc đối tượng thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn 1 người/phòng, thì người đi công tác được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
đ) Các mức chi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại khoản này là mức chi đã bao gồm các khoản thuế, phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
4.1. Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
4.2. Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định tại Nghị quyết này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.
1. Chi thù lao cho giảng viên, chi bồi dưỡng báo cáo viên; người có báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị: Thực hiện theo mức chi thù lao quy định đối với giảng viên, báo cáo viên tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (đã bao gồm việc soạn giáo án bài giảng). Mức chi cụ thể như sau:
Giảng viên, báo cáo viên là Ủy viên Trung ương Đảng; Bộ trưởng; Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh tương đương, mức: 1.000.000 đồng/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên là Thứ trưởng; Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy và các chức danh tương đương; giáo sư; chuyên gia cao cấp; tiến sỹ khoa học, mức: 800.000 đồng/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Vụ trưởng và Phó vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và phó viện trưởng thuộc Bộ, Cục trưởng, Phó cục trưởng và các chức danh tương đương; phó giáo sư; tiến sỹ; giảng viên chính, mức: 600.000 đồng/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị ở trung ương và cấp tỉnh (ngoài 3 đối tượng nêu trên), mức: 500.000 đồng/buổi;
Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị từ cấp huyện và tương đương trở xuống, mức: 300.000 đồng/buổi;
2. Chi giải khát giữa giờ, mức chi: 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.
3. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:
a) Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh, mức hỗ trợ: 150.000 đồng/ngày/người.
b) Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức), mức hỗ trợ: 100.000 đồng/ngày/người.
4. Chi bù thêm phần chênh lệch giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp:
Trong trường hợp phải tổ chức ăn tập trung, mức khoán tại điểm 3 Điều này không đủ chi phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp cao hơn mức khoán bằng tiền tại điểm 3 Điều này, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu thuộc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền phụ cấp lưu trú của các đại biểu này).
5. Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế theo mức chi quy định tại khoản 3, Điều 2 Nghị quyết này.
6. Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị quyết này.
Các mức chi nêu trên là mức chi tối đa, căn cứ vào khả năng ngân sách được giao, cơ quan, đơn vị quy định mức chi cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện thanh toán theo chứng từ, hóa đơn thực tế nhưng không được vượt quá mức chi nêu trên.
Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 21/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa IX Kỳ họp thứ 21 về việc thông qua quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các mức chi không quy định tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai Khóa XI, Kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 12 năm 2017./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.