HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2021/NQ-HĐND |
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021-2026, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về xây dựng và phát triển huyện Hoà Vang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Xét Tờ trình số 189/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra số 114/BC-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2022-2025.
1. Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn trên địa bàn huyện Hòa Vang nhằm thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
2. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân (sau đây gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang.
3. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách theo Nghị quyết này.
1. Ngoài những chính sách hỗ trợ ban hành tại Nghị quyết này, các tổ chức, cá nhân vẫn được hỗ trợ các chính sách khác theo quy định hiện hành. Trường hợp tổ chức, cá nhân được hưởng nhiều mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ thì được lựa chọn áp dụng mức cao nhất.
2. Kinh phí hỗ trợ để thực hiện các chính sách hỗ trợ tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Nghị quyết này được thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ sau đầu tư.
Điều 4. Hỗ trợ kết cấu hạ tầng và môi trường nông thôn
1. Đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đường trục thôn, liên thôn, đường xóm, đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng
a) Công tác đầu tư xây dựng
- Đường trục thôn, liên thôn, liên xóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
- Đường xóm, đường ngõ được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ vật tư theo định mức kinh tế kỹ thuật và 50% chi phí nhân công.
- Đường trục chính nội đồng (kể cả các cầu, cống hộp) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí dự toán được duyệt về vật tư theo định mức kinh tế kỹ thuật và nhân công.
b) Công tác duy tu, bảo dưỡng: Hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng đường trục thôn, liên thôn, đường xóm, đường ngõ và đường trục chính nội đồng (kể cả các cầu, cống hộp) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
2. Hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương do địa phương quản lý (kênh nội đồng) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
3. Hỗ trợ đầu tư xây mới, nâng cấp trên lĩnh vực văn hóa, thể thao: Đầu tư xây mới, trùng tu, nâng cấp, sửa chữa các thiết chế văn hóa, thể thao (bao gồm cả trang thiết bị) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
4. Hỗ trợ đầu tư, sửa chữa điện chiếu sáng nông thôn (trừ các tuyến đường huyện, tỉnh) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
5. Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp trường học đạt chuẩn quốc gia
a) Đầu tư xây dựng các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo cơ sở vật chất đạt chuẩn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
b) Mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, vận hành thường xuyên trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đảm bảo cơ sở vật chất đạt chuẩn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
6. Hỗ trợ trên lĩnh vực môi trường
a) Đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước đảm bảo môi trường tại các chợ, khu dân cư, khu chăn nuôi tập trung, khu sản xuất tập trung, làng nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
b) Hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường tại các kênh mương, rạch, hồ, ao, đầm, lòng sông được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
c) Hỗ trợ xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đảm bảo xanh - sạch - đẹp (xây dựng bồn hoa, cây xanh, thảm cỏ, pano, nước tưới, công chăm sóc) được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
d) Đầu tư xây dựng tường rào, cây xanh tạo ranh giới hành lang tại các khu dân cư sát với nghĩa trang, nghĩa địa được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
đ) Đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển rác hợp vệ sinh, các chi phí liên quan đến khảo sát, phân tích mẫu, thu gom xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại trong nông nghiệp được ngân sách hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt.
e) Hỗ trợ xây dựng và thực hiện mô hình phân loại tái chế, tái sử dụng chất thải phù hợp đặc thù khu vực nông thôn: Không quá 200 triệu đồng/thôn/mô hình.
g) Hỗ trợ hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và các đối tượng xã hội xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí 3 sạch được ngân sách hỗ trợ 05 triệu đồng/hộ/công trình.
h) Hỗ trợ 50% kinh phí cải tạo, xử lý môi trường trong chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ.
7. Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy hoạch, trong đó tập trung phát triển chợ nông thôn đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh thương mại, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo dự toán được duyệt.
8. Đầu tư, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị đài truyền thanh cấp xã, hệ thống loa đến các thôn và hệ thống kết nối công nghệ thông tin được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% dự toán được duyệt.
9. Phương thức hỗ trợ thực hiện
a) Ngân sách các cấp hỗ trợ để tổ chức thực hiện
- Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là Ban Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định. Đối với các công trình không phù hợp với phân cấp quản lý theo quy định hiện hành, các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã. Ủy ban nhân dân huyện thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã để thực hiện các công trình do xã điều hành.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp toàn bộ phần quyết toán chi phí mua vật tư (trong khoản mục chi phí xây dựng) từng dự án, công trình kèm theo tờ trình gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm tra. Căn cứ báo cáo thẩm tra của Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, Ủy ban nhân dân xã ra quyết định phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành.
- Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang bổ sung có mục tiêu cho huyện để bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã; Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước.
b) Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ, các khoản kinh phí còn lại được quy định tại điểm a, khoản 9, Điều này vận động Nhân dân đóng góp tự nguyện.
c) Việc thực hiện cấp phát, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 5. Hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng làng nghề nông thôn
1. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày có chất lượng
a) Nội dung hỗ trợ
Hộ gia đình, cá nhân đăng ký mua giống lúa xác nhận để sản xuất từ nguồn giống lúa tại các công ty giống (giống lúa trung ngắn ngày nằm trong cơ cấu giống do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành) được ngân sách hỗ trợ phần chênh lệch giá giữa thóc giống và thóc thịt theo giá thị trường tại thời điểm mua.
b) Trình tự thực hiện
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất lúa hằng năm và trên cơ sở thông báo cơ cấu giống sản xuất theo vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các xã thông báo đến nhân dân đăng ký mua giống, tổng hợp danh sách, loại giống gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng hợp và phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt dự toán để thực hiện hỗ trợ.
- Trên cơ sở chứng thư thẩm định giá của đơn vị có tư cách pháp nhân, giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để đảm bảo thời gian triển khai cung cấp giống kịp thời cho nhân dân sản xuất.
- Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận, cấp giống và thu tiền đối ứng của nhân dân để thanh toán cho đơn vị cung cấp.
2. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
a) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng (thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp) diện tích đất bỏ hoang, đất không sản xuất được do ảnh hưởng dự án, đất trồng lúa, màu hiệu quả thấp chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc trồng lúa kết hợp nuôi cá (diện tích tối thiểu từ 01 ha liền vùng trở lên).
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 100% chi phí cải tạo đồng ruộng, chi phí chuyển giao, hệ thống điện, hệ thống tưới, tiêu theo dự toán được duyệt, kinh phí mua giống; 50% kinh phí mua vật tư, phân bón/01 vụ đầu nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/ha.
c) Trình tự thực hiện
- Ủy ban nhân dân xã triển khai cho Nhân dân đăng ký, cam kết thực hiện, tổng hợp nhu cầu xây dựng phương án trình cơ quan chuyên môn cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Trên cơ sở Quyết định phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã tiến hành triển khai thực hiện, mời các cơ quan chuyên môn cấp huyện nghiệm thu để có cơ sở thanh quyết toán.
3. Hỗ trợ xây dựng vườn gia đình, vườn mẫu
a) Điều kiện hỗ trợ
Hộ gia đình, cá nhân có vườn nằm trong vùng quy hoạch ổn định lâu dài và có kế hoạch đăng ký xây dựng vườn phát triển kinh tế, vườn mẫu theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới do Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
b) Nội dung, mức hỗ trợ
Hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế (quy mô từ 1.000 m2 trở lên), được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% giá trị cây giống, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. Đối với vườn mẫu (có quy mô từ 500 m2 trở lên), được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% giá trị cây giống và vật tư để xây dựng vườn mẫu nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ.
c) Trình tự thực hiện
- Căn cứ kế hoạch hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện, xã có văn bản thông báo đến các thôn để phổ biến kế hoạch hỗ trợ phát triển vườn kinh tế, xây dựng vườn mẫu theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, xã.
- Hộ gia đình làm đơn đăng ký số lượng, chủng loại cây giống, vật tư và cam kết thực hiện phát triển vườn kinh tế, xây dựng vườn mẫu (có xác nhận của Trưởng thôn) gửi Ủy ban nhân dân xã để tổng hợp.
- Ủy ban nhân dân xã tổng hợp danh sách và cam kết của hộ gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định, phê duyệt và cấp tạm ứng 70% tổng kinh phí về cho Ủy ban nhân dân xã.
- Căn cứ quyết định phê duyệt, Ủy ban nhân dân xã thông báo cho các hộ gia đình được hỗ trợ để thực hiện. Ủy ban nhân dân xã trực tiếp mua cây giống và cấp phát cây cho hộ. Sau 30 ngày kể từ ngày cấp phát cây giống, Ủy ban nhân dân xã mời các ngành chuyên môn của huyện kiểm tra, nghiệm thu và quyết toán theo quy định.
- Căn cứ kết quả nghiệm thu để quyết toán: Tỷ lệ cây sống, phát triển tốt đạt từ 70% trở lên được thanh toán 100% kinh phí hỗ trợ; tỷ lệ cây sống dưới 70% thì được thanh toán hỗ trợ kinh phí số cây sống và hộ sẽ hoàn trả giá trị phần cây chết do lỗi thiếu trách nhiệm của hộ (trừ yếu tố thiên tai có biên bản xác nhận của các cơ quan liên quan).
- Ủy ban nhân dân xã gửi hồ sơ nghiệm thu về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện kiểm tra, phê duyệt quyết toán và cấp tiếp phần kinh phí còn lại cho Ủy ban nhân dân xã.
4. Khuyến khích nâng cao an toàn thực phẩm nông sản
a) Nội dung hỗ trợ
Các tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được ngân sách hỗ trợ:
- Toàn bộ chi phí đào tạo thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm an toàn; chi phí phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu sản phẩm và các chi phí đảm bảo chứng nhận cơ sở đủ điều kiện để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản an toàn.
- Hỗ trợ thuê tư vấn đánh giá và cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP và tương đương, được ngân sách hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở/sản phẩm. Nội dung kinh phí thuê tổ chức chứng nhận phải phù hợp với các quy định hiện hành.
b) Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân có đơn đăng ký hỗ trợ (kèm theo dự toán kinh phí hỗ trợ), gửi đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sau khi nhận đơn đăng ký, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định, phê duyệt dự toán, mức kinh phí hỗ trợ và thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp đơn.
- Sau khi nhận được thông báo, tổ chức, cá nhân tiến hành ký hợp đồng với Tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định và triển khai thực hiện và gửi các hồ sơ liên quan về cơ quan chuyên môn để hỗ trợ kinh phí hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trực tiếp ký hợp đồng để thực hiện việc hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân.
5. Hỗ trợ xây dựng chuồng trại chuyển đổi hình thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hữu cơ
a) Định mức và nội dung hỗ trợ
- Hỗ trợ 50% chi phí nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình để đầu tư xây dựng hạ tầng về chuồng trại chăn nuôi, xử lý chất thải, điện, nước, mua thiết bị, giống sản xuất.
- Đối với mô hình sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, được hỗ trợ 01 lần để thuê tổ chức đánh giá, cấp nhận sản phẩm an toàn, được ngân sách hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được duyệt, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở/sản phẩm. Nội dung kinh phí thuê tổ chức chứng nhận phải phù hợp với các quy định hiện hành.
b) Điều kiện hỗ trợ: Các cá nhân, tổ chức chăn nuôi phải nằm trong khu vực được phép chăn nuôi theo quy định của thành phố đồng thời được Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận hỗ trợ.
c) Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi hình thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hữu cơ có đơn (kèm theo phương án và dự toán thực hiện) gửi đến Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã tổng hợp gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân xã kiểm tra, thẩm định trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Sau khi nhận quyết định phê duyệt tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện phương án theo nội dung dự toán được duyệt. Sau khi hoàn thành mô hình, tổ chức, cá nhân chủ động mời các thành phần liên quan nghiệm thu để có cơ sở hỗ trợ.
- Biên bản nghiệm thu là cơ sở giải ngân, thanh toán kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân. Nội dung biên bản nghiệm thu phải xác định cụ thể khối lượng, giá trị từng hạng mục theo dự toán phê duyệt và kinh phí hỗ trợ của nhà nước.
- Hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ (Hợp đồng, thanh lý, các hóa đơn chứng từ, giấy chuyển tiền và các hồ sơ liên quan đến các nội dung hạng mục đầu tư).
6. Hỗ trợ khôi phục và phát triển làng nghề, nghề truyền thống
a) Định mức và nội dung hỗ trợ
- Các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nghề truyền thống thuê đất xây dựng mới cơ sở tại các khu quy hoạch tập trung (theo quy hoạch tại huyện, xã) được hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng nhà xưởng nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở.
- Các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nghề truyền thống đầu tư dây chuyền sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường được hỗ trợ 50% kinh phí, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở.
- Các tổ chức, cá nhân xây dựng mới nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề, nghề truyền thống tối thiểu 30 m2 được hỗ trợ với mức 02 triệu đồng/m2 nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/nhà.
b) Trình tự thực hiện
- Các cơ sở sản xuất trong làng nghề, nghề truyền thống có nhu cầu hỗ trợ có đơn đề nghị (kèm theo phương án và dự toán thực hiện) gửi đến Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã tổng hợp gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân xã kiểm tra, thẩm định trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Sau khi nhận quyết định phê duyệt tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện phương án theo nội dung dự toán được duyệt. Sau khi hoàn thành mô hình tổ chức, cá nhân chủ động mời các thành phần liên quan nghiệm thu để có cơ sở hỗ trợ.
- Biên bản nghiệm thu là cơ sở giải ngân, thanh toán kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân. Nội dung biên bản nghiệm thu phải xác định cụ thể khối lượng, giá trị từng hạng mục theo dự toán phê duyệt và kinh phí hỗ trợ của nhà nước.
- Hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ (Hợp đồng, thanh lý, các hóa đơn chứng từ, giấy chuyển tiền và các hồ sơ liên quan đến các nội dung hạng mục đầu tư).
Điều 6. Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
a) Nội dung hỗ trợ
Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên.
b) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% theo dự toán kinh phí được duyệt, mức hỗ trợ tối đa không quá 1.000 triệu đồng/phương án.
c) Trình tự thực hiện
Các hợp tác xã có nhu cầu hỗ trợ có tờ trình gửi đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Tài chính và Kế hoạch, Ủy ban nhân dân xã làm việc với các hợp tác xã để xác định nhu cầu, xây dựng phương án thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và bố trí kinh phí thực hiện.
d) Phương thức hỗ trợ đầu tư
Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác xã thông qua cơ quan chuyên môn, địa phương xây dựng, mua sắm, bàn giao cho hợp tác xã; trường hợp hợp tác xã có đủ năng lực, cấp có thẩm quyền xem xét giao cho hợp tác xã tự thực hiện dự án, mua sắm với tổng mức vốn dưới 500 triệu đồng.
đ) Cơ chế quản lý sau đầu tư
Tài sản do Nhà nước hỗ trợ là tài sản không chia của hợp tác xã. Hợp tác xã tự trang trải chi phí vận hành, bảo dưỡng công trình sau khi công trình đưa vào sử dụng; khi hợp tác xã giải thể thì phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của Nhà nước được chuyển cho chính quyền địa phương nơi hợp tác xã đăng ký, thành lập, quản lý.
2. Hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa phục vụ sản xuất, bảo quản chế biến các sản phẩm nông nghiệp
a) Nội dung hỗ trợ
Hợp tác xã mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% giá trị thiết bị nhưng không quá 300 triệu đồng/thiết bị.
b) Trình tự và phương thức hỗ trợ
Hợp tác xã có nhu cầu mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất có đơn (kèm phương án và kinh phí đề nghị hỗ trợ thực hiện) gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Sau khi có thông báo chấp thuận hỗ trợ, hợp tác xã tiến hành thuê đơn vị thẩm định giá và thực hiện ký hợp đồng mua sắm, tổ chức nghiệm thu, gửi hồ sơ đến Phòng chuyên môn cấp huyện để nhận kinh phí hỗ trợ.
c) Cơ chế quản lý sau hỗ trợ
Hỗ trợ của Nhà nước là tài sản không chia của hợp tác xã. Hợp tác xã tự trang trải chi phí cho vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị khi đưa vào sử dụng; khi hợp tác xã giải thể thì phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của Nhà nước thành lập hội đồng đánh giá và thanh lý theo quy định. Kinh phí sau khi thanh lý nộp vào ngân sách nhà nước cấp huyện.
3. Hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã
a) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ lương cho lao động trẻ tốt nghiệp đại học, sau đại học về làm việc tại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; mức hỗ trợ lương hàng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng, tối đa 36 tháng/người, tối đa 02 người/hợp tác xã. Ngoài ra, hỗ trợ công tác phí mỗi tháng 500.000 đồng/người/tháng và hỗ trợ chi phí tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) theo quy định.
b) Điều kiện hỗ trợ
Hợp tác xã có nhu cầu tuyển dụng lao động (kỹ sư nông nghiệp, những người có kiến thức, chuyên môn phù hợp với hoạt động nông nghiệp và địa bàn nông thôn) được Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận hỗ trợ.
c) Trình tự thực hiện
- Hợp tác xã có tờ trình đề nghị, phương án tuyển dụng và sử dụng lao động, phương án sản xuất kinh doanh gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện, Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân xã nơi hợp tác xã hoạt động kiểm tra, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và thông báo đến hợp tác xã được hỗ trợ.
- Hợp tác xã tự chủ và tự quyết định tuyển dụng cán bộ (ký hợp đồng lao động với người được tuyển dụng, người lao động có cam kết công tác lâu dài tại hợp tác xã) thực hiện các thủ tục theo quy định của Bộ luật Lao động. Các khoản phải trích nộp theo quy định của pháp luật hiện hành do tổ chức kinh tế tập thể và người lao động chi trả theo quy định.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ của hợp tác xã gửi đến, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tham mưu cấp kinh phí hỗ trợ.
- Cơ chế hỗ trợ: Mỗi năm sẽ cấp kinh phí 01 lần thông qua tài khoản của hợp tác xã.
4. Hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước
a) Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã trên địa bàn huyện Hòa Vang.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/hợp tác xã/lần, tối đa 02 lần/hợp tác xã/năm.
c) Trình tự thực hiện
Hợp tác xã đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm trong nước có đơn đề nghị gửi đến Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện để tham mưu hỗ trợ kinh phí.
5. Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng/nâng cấp điểm bán hàng, thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm.
a) Đối tượng hỗ trợ: Các hợp tác xã trên địa bàn huyện.
b) Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ
Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng/nâng cấp điểm bán hàng nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/điểm; 70% chi phí thuê mặt bằng thực tế nhưng tối đa không quá 05 triệu đồng/tháng cho mỗi hợp tác xã thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm trong thành phố; hỗ trợ 70% chi phí thuê mặt bằng thực tế nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/tháng cho mỗi hợp tác xã thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm ngoài thành phố cho các hợp tác xã trên địa bàn huyện. Thời gian hỗ trợ tối đa cho mỗi hợp tác xã là 02 năm.
c) Trình tự thực hiện
- Hợp tác xã có nhu cầu hỗ trợ có đơn đề nghị (kèm theo phương án và dự toán thực hiện) gửi đến Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã tổng hợp gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân xã kiểm tra, thẩm định trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
- Sau khi nhận quyết định phê duyệt triển khai thực hiện phương án theo nội dung dự toán được duyệt. Sau khi hoàn thành mô hình tổ chức, cá nhân chủ động mời các thành phần liên quan nghiệm thu để có cơ sở hỗ trợ.
- Biên bản nghiệm thu là cơ sở giải ngân, thanh toán kinh phí hỗ trợ. Nội dung biên bản nghiệm thu phải xác định cụ thể khối lượng, giá trị từng hạng mục theo dự toán phê duyệt và kinh phí hỗ trợ của nhà nước.
- Hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ (Hợp đồng, thanh lý, các hóa đơn chứng từ, giấy chuyển tiền và các hồ sơ liên quan đến các nội dung hạng mục đầu tư).
1. Hỗ trợ cho các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025
a) Tặng Bảng công nhận và hỗ trợ kinh phí bằng tiền mặt: 100 triệu đồng/xã.
b) Tặng công trình trị giá 1.000 triệu đồng/xã.
2. Hỗ trợ cho các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025
a) Tặng Bảng công nhận và hỗ trợ kinh phí bằng tiền mặt: 200 triệu đồng/xã.
b) Tặng công trình trị giá 1.500 triệu đồng/xã.
1. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện bảo đảm không chồng chéo, không trùng lặp về phạm vi, đối tượng; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Nguồn kinh phí thực hiện gồm: Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn ngân sách nhà nước: Sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất thành phố phân cấp cho ngân sách huyện Hòa Vang theo quy định và từ nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới theo khả năng cân đối ngân sách thành phố và phù hợp với kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025; nguồn xã hội hóa và các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Phương thức hỗ trợ từ nguồn ngân sách thành phố
1. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện bảo đảm không chồng chéo, không trùng lặp về phạm vi, đối tượng; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Nguồn kinh phí thực hiện gồm: Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Trong đó:
a) Đối với kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản: Sử dụng từ nguồn thu tiền sử dụng đất thành phố phân cấp cho ngân sách huyện theo quy định. Trường hợp nguồn thu tiền sử dụng đất không đảm bảo, căn cứ khả năng cân đối ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện.
b) Đối với kinh phí chi thường xuyên (chi sự nghiệp) thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách thành phố.
2. Đối với nguồn ngân sách thành phố cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân thành phố giao dự toán hàng năm cho các sở từ nguồn kinh phí sự nghiệp của thành phố.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chính sách của Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thông báo công khai, rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện chính sách với Hội đồng nhân dân thành phố.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 17 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.