HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/NQ-HĐND |
Long An, ngày 01 tháng 12 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 13 (KỲ HỌP LỆ CUỐI NĂM 2023), HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA X
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20/11/2015;
Trên cơ sở kết quả hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 13, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Sau một buổi làm việc (sáng ngày 01/12/2023) khẩn trương, nghiêm túc, trí tuệ và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) đã hoàn thành hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa X với không khí dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi, mang tính xây dựng đã thành công tốt đẹp.
Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiếp nhận 14 phiếu chất vấn của 14 đại biểu HĐND tỉnh, với 18 câu hỏi thuộc trách nhiệm trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc các Sở, ngành tỉnh: Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Y tế; Công an tỉnh; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ; Công Thương; Lao động, Thương binh và Xã hội. Trong đó, có 07 Giám đốc Sở, ngành tỉnh tham gia trả lời trực tiếp trên hội trường (04 Giám đốc trả lời chính và 03 mời tham gia). Các chủ thể trả lời chất vấn đã thẳng thắn, nhìn nhận trách nhiệm trước những hạn chế thuộc phạm vi quản lý, điều hành của ngành và chủ động đưa ra những giải pháp, cam kết thực hiện tốt trong thời gian tới.
Về tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa X cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, được đại biểu HĐND tỉnh, cử tri và Nhân dân trong tỉnh đánh giá cao. Qua hoạt động chất vấn, HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được, chia sẻ các khó khăn, vướng mắc và giải trình làm rõ hơn các nguyên nhân và ghi nhận những giải pháp, cam kết triển khai thực hiện trong thời gian tới của UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh có liên quan.
Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan tập trung thực hiện các giải pháp theo đúng cam kết, nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được đại biểu chất vấn tại kỳ họp thứ 13 như sau:
1. Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường; xác định giá đất.
1.1. Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường
- Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện kết quả giám sát tại Báo cáo số 1291/BC-HĐND ngày 28/11/2023 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch và hoạt động xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Long An.
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư và chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn theo kế hoạch chung của tỉnh; chỉ đạo sở ngành chuyên môn tỉnh chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa, tiếp tục đầu tư theo mục tiêu đầu tư đã được duyệt để nâng công suất xử lý và chuyển đổi công nghệ từ đốt gia nhiệt sang đốt rác phát điện; tiếp tục kêu gọi đầu tư mới 03 nhà máy xử lý theo quy hoạch được duyệt tại Đức Hòa, Cần Giuộc, Thạnh Hóa; phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành đầu tư nhà máy xử lý rác tại Khu công nghệ Môi trường Xanh huyện Thủ Thừa để đáp ứng yêu cầu xử lý rác trên địa bàn tỉnh.
- Các Sở, ngành chuyên môn cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát bố trí các điểm thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, thuận lợi cho người dân tập kết rác thải nguy hại; hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và nhân rộng mô hình thí điểm phân loại rác khu vực đô thị, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong phân loại, xử lý rác và trả tiền sử dụng rác thải theo quy định; đồng thời, đảm bảo việc bảo vệ môi trường phải đi đôi với phát triển bền vững.
Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh hơn nữa công tác xác định giá đất để làm nghĩa vụ tài chính khi triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh, tăng thu ngân sách tỉnh; tiếp tục phát huy vai trò, nhiệm vụ của các Tổ điều tra, khảo sát, đề xuất phương án giá đất, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, để tham mưu tỉnh phê duyệt các phương án giá đất kịp thời, đúng quy định pháp luật; thường xuyên rà soát, kiện toàn Hội đồng định giá đất của tỉnh theo quy định.
2. Việc rà soát, xử lý đối với một số dự án chậm triển khai
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết, xử lý quyết liệt đối với các dự án vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai, nhất là các dự án có sử dụng đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng, kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân vùng dự án.
- Đối với dự án dự án Khu Đô thị Đông Nam Á: chỉ đạo ngành chuyên môn tiếp tục phối hợp chính quyền địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án; đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền có giải pháp khắc phục, sớm hoàn thành dự án và tái định cư cho người dân; khẩn trương triển khai việc giao, cho thuê đất của nhà đầu tư đối với phần diện tích đã bồi thường, giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư triển khai đầu tư hạ tầng theo quy hoạch; đồng thời, sớm trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa đối với phần diện tích còn lại.
3. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; cung cấp vắc-xin tiêm chủng mở rộng
3.1. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
- Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến những hạn chế, vướng mắc đối với thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bao bì, không nhãn mác,...theo chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh và có giải pháp xử lý dứt điểm các hạn chế, vướng mắc nêu trên; đồng thời, thực hiện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại tất cả các cơ sở thương mại, các chợ trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh vào dịp Lễ, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại các chợ và khu vực đông dân cư, nhằm tác động, nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn đảm bảo chất lượng.
3.2. Đối với việc cung cấp vắc-xin tiêm chủng mở rộng
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành chuyên môn theo dõi công tác đấu thầu thuốc vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo Kế hoạch của Bộ Y tế. Trên cơ sở phân bổ từ Bộ Y tế, cơ quan chuyên môn khẩn trương phân bổ cho các đơn vị trực thuộc triển khai việc tiêm vắc-xin đầy đủ theo quy định, góp phần vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm nguy hại cho trẻ em trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
4. Công tác phòng, chống tội phạm
- Hội đồng nhân dân tỉnh ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của lực lượng công an trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh thời gian qua và đã đạt được nhiều kết quả đáng khen ngợi. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định ảnh hưởng đến công tác của lực lượng công an khi triển khai nhiệm vụ như ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh.
- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Công an tỉnh tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm diện rộng, toàn diện trên các tuyến, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm của tỉnh; chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự; phối hợp các cấp, các ngành, đoàn thể quần chúng Nhân dân nắm tình hình và xử lý tốt từ cơ sở; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; gắn với việc tổ chức vận động Nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật.
- Đồng thời, chỉ đạo Công an tỉnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp, cam kết tại phiên chất vấn này trong công tác phòng, chống tội phạm, nhất là lĩnh vực tội phạm ma túy, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tín dụng đen qua mạng và các trường hợp tội phạm sử dụng hung khí nguy hiểm.
Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản thống nhất với giải trình của UBND tỉnh về tiến độ triển khai thực hiện các nội dung tại kết luận Phiên họp giải trình lần thứ 3 của Thường trực HĐND tỉnh. Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành có liên quan triển khai các giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai được nêu trong kết luận Phiên giải trình; thông tin kết quả giải quyết đến Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh nắm, theo dõi, giám sát và làm cơ sở thông tin đến cử tri nắm tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri theo quy định.
Điều 3.
1. Giao UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết; báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện Nghị quyết đến đại biểu HĐND tỉnh, phục vụ tiếp xúc cử tri trước kỳ hợp lệ năm 2024 (trước ngày 05/6 và trước ngày 05/11).
2. Đối với các câu chất vấn đề nghị trả lời bằng văn bản (theo phụ lục đính kèm), đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành tỉnh liên quan (Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ; Công Thương) có trách nhiệm, nghiêm túc tiếp thu, sớm có văn bản trả lời chất vấn, đảm bảo đầy đủ, đúng nội dung, gửi đến đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn, Thường trực HĐND tỉnh trong thời hạn 05 ngày sau kỳ họp này, để đại biểu HĐND tỉnh thực hiện tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 13 theo quy định.
3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này theo luật định.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên giám sát và vận động các tổ chức, Nhân dân cùng tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết; phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 13 (kỳ hợp lệ cuối năm 2023) thông qua ngày 01 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP CÂU HỎI
CHẤT VẤN ĐỀ NGHỊ TRẢ LỜI BẰNG VĂN BẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 01/12/2023 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 13 (kỳ họp lệ cuối năm 2023), Hội
đồng nhân dân tỉnh khóa X)
STT |
Đại biểu chất vấn |
Đối tượng chịu sự chất vấn |
Nội dung chất vấn |
1 |
Nguyễn Minh Tấn |
UBND tỉnh |
Hiện nay, các chính sách về tái định cư để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn tỉnh cơ bản được đảm bảo; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tái định cư cho người dân còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của họ, ví dụ 02 trường hợp: - Trường hợp cha mẹ cho con cất nhà trên miếng đất của cha mẹ, hai vợ chồng làm công nhân vẫn đảm bảo chi phí cho gia đình và lo cho hai đứa con ăn học, cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, khi đền bù thì tổng kinh phí nhận đền bù không đủ đóng tiền cho suất tái định cư để nhận 1 lô nền, chưa tính chi phí xây căn nhà. - Trường hợp người dân có 200m2 đất ở bên trong, có nhà ở ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, khi đền bù thì tổng kinh phí nhận đền bù đủ đóng tiền cho suất tái định cư để nhận 1 lô nền, chưa tính chi phí xây căn nhà. Vì vậy, người dân rất khó khăn, bức xúc khiếu nại, dự án kéo dài, nhà đầu tư trông chờ, không đảm bảo chủ trương tái định cư phải tốt hơn nơi ở cũ. Đề nghị UBND tỉnh có giải pháp gì để giải quyết khó khăn cho người dân, để chính sách tái định cư của tỉnh đảm bảo chủ trương bố trí tái định cư cho người dân nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ? Xin cảm ơn Giám đốc. |
2 |
Hồ Thị Ngọc Lan |
Chủ tịch UBND tỉnh |
Theo Nghị quyết số 114/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025: Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 9,2 đến 10%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt từ 115 đến 120 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả về tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 đạt không cao và thiếu bền vững (lần lượt là: 1,29%; 8,31% và ước đạt 6%). Với thực trạng trên, đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho biết trong các năm 2024 và 2025 tiếp theo tỉnh sẽ có những giải pháp cụ thể và khả thi như thế nào để phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2025 và đạt được GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 theo Nghị quyết số 114/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh đã đề ra. |
3 |
Đinh Thị Phương Khanh |
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo |
Thực phẩm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, là nguồn năng lượng giúp chúng ta hoạt động và làm việc. Đối với trẻ em vai trò của thực phẩm càng quan trọng hơn. Tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại hiện nay nhiều hàng quán nhất là cạnh trường học, trước cổng trường, kể cả trong căn tin trường học cũng bày bán rất nhiều bánh kẹo, nước ngọt với màu sắc khá sặc sở, vô cùng bắt mắt nhưng giá cực rẻ dao động từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng hoặc 6.000 đồng. Nhưng những sản phẩm này nếu sử dụng các phẩm màu tự nhiên thì giá thành khá đắt, thay vào đó để thu về lợi nhuận lớn nhiều cơ sở sản xuất lại sử các phẩm màu công nghiệp hay còn gọi là phẩm màu nhân tạo. Đây là loại phụ gia thực phẩm rất có hại đến sức khỏe của con người, là nguyên nhân tiềm ẩn của ung thư, các khối u và chứng rối loạn hành vi ở trẻ. Song song đó, các cửa hàng này bày bán rất nhiều những món đồ chơi không rõ nguồn gốc như hạt slime hay hạt nở (hạt trương nở) là những hạt nhựa nhỏ li ti, có đường kính khoảng 5mm và có nhiều màu sắc sặc sở, dùng làm đồ chơi hoặc thay thế đất để trồng cây, những hạt này có thể tăng 100-200 lần khi ngâm nước. Trẻ em nếu vô tình nuốt phải hạt nở rất nhỏ có thể gặp nhiều nguy hại như gây tắc ruột, thậm chí dẫn tắc nghẽn đường thở nếu trẻ hít vào bằng đường hô hấp, khi nuốt phải số lượng nhiều hơn, trẻ có thể bị co giật, lú lẫn hoặc rơi vào hôn mê. Xin ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết vai trò công tác quản lý nhà nước đối với các điểm bán này ra sao? Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành trong thời gian qua đối với hoạt động này ra sao? Ngành có giải pháp để không xảy những trường hợp ngộ độc cấp tỉnh tại trường học và những nguy cơ tìm ẩn bệnh tật cho các cháu? |
4 |
Trước tình trạng nhiều vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường học một số tỉnh thành khác, nhiều phụ huynh có con học bán trú tại các trường trên địa bàn tỉnh rất băn khoăn lo lắng về bữa ăn trưa của các con em mình tại trường về công tác quản lý an toàn thực phẩm của các bếp ăn (nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, điều kiện vệ sinh nơi chế biến, bảo quản, cũng như chất lượng thật sự của một bữa ăn,...) vì hiện nay theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 thì những bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Xin ông cho biết vai trò quản lý Sở đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhà cung cấp suất ăn trưa, công tác kiểm tra khẩu phần ăn của các con như thế nào? |
||
5 |
Phạm Thanh Tâm - Cần Giuộc |
Giám đốc Sở Nội vụ |
Nghị quyết về biên chế công chức năm 2024 của tỉnh Long An, trong đó ấn định cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo bao gồm sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp thuộc Sở Văn hóa thể thao du lịch và thuộc Sở Y tế là 19.682 người. Theo như Tờ trình của UBND tỉnh là giảm 325 người so năm 2023. Đề nghị Sở Nội vụ nêu rõ: - Số lượng giảm 325 người được xác định ở 3 đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa thể thao du lịch và thuộc Sở Y tế là như thế nào (chia đều hay theo tỷ lệ)? - Dựa trên những cơ sở căn cứ nào mà có số giảm 325 người. |
6 |
Nguyễn Thị Bích Tuyền |
Giám đốc Sở Công thương |
Theo điểm b, khoản 1 Điều 46 Luật Điện lực “khách hàng sử dụng điện được cung cấp đầy đủ số lượng công suất, điện năng đảm bảo chất lượng được thỏa thuận trong hợp đồng”. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều điện kế cụm, người dân sử dụng điện phải trả với giá rất cao, nhưng chất lượng cung cấp điện không đảm bảo. Cụ thể, hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành còn 493 tổ với 1.545 hộ dùng chung. Qua tiếp xúc cử tri, rất nhiều ý kiến đề nghị xóa điện kế cụm và bức xúc với việc dây truyền tải điện không đảm bảo công suất. Đề nghị ông giám đốc Sở Công thương cho biết lộ trình và thời gian cụ thể để đại biểu kịp thời thông tin, báo cáo để cử tri được an tâm. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.