HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2015/NQ-HĐND |
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2015 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 12 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 23/TTr-UBND ngày 25/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025” với các nội dung chủ yếu như sau:
- Quy hoạch phải đi trước một bước để làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý việc cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ; Quy hoạch phải đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và nhu cầu phục vụ thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành lân cận không có lợi thế về nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
- Quy hoạch phải lập trên cơ sở Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 và thực trạng tình hình hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh;
- Không quy hoạch trên các diện tích cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; không quy hoạch thăm dò, khai thác các điểm mỏ sét gạch ngói trên diện tích trồng lúa nước; các điểm mỏ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và phù hợp với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác. Quy hoạch phải được áp dụng các quy trình các bước thăm dò, công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên; thực hiện việc hoàn trả lại mặt bằng sau khai thác khoáng sản và phục hồi môi trường các khu vực đã hoàn thành việc khai thác, sử dụng đất hợp lý để phục vụ các mục đích dân sinh;
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở do vậy trong quá trình thực hiện cần kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với từng giai đoạn.
2. Mục tiêu và định hướng quy hoạch
2.1 Mục tiêu: Đánh giá được hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; xác định được nhu cầu trữ lượng khoáng sản cần thăm dò, khai thác, sử dụng và khả năng đáp ứng từ nguồn tài nguyên khoáng sản; xác định rõ danh mục, tiến độ thăm dò, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến 2020 và các năm sau. Xác định đúng địa danh điểm mỏ; gắn khai thác với sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, kết hợp với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.
2.2 Định hướng quy hoạch: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vừa phải đáp ứng các mục tiêu cụ thể như đã nêu trên, vừa phải đáp ứng yêu cầu cho phát triển ngành khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho giai đoạn sau.
3.1 Quy hoạch thăm dò giai đoạn 2015 - 2020: Quy hoạch 12 mỏ đá vôi với tổng diện tích thăm dò 99,92ha; 04 mỏ cát kết với tổng diện tích thăm dò 130,84 ha; 19 mỏ cát, sỏi với tổng diện tích 434,22 ha; 04 mỏ sét gạch, ngói với tổng diện tích thăm dò 38,53 ha; 04 mỏ đất san lấp với tổng diện tích 70,34 ha. Trong kỳ quy hoạch có thể bổ sung thêm một số mỏ vào quy hoạch sau khi xác định được vị trí, tọa độ, để đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng từng loại khoáng sản trong kỳ quy hoạch và các giai đoạn tiếp theo.
3.2 Quy hoạch thăm dò giai đoạn 2021 - 2025: Quy hoạch 04 mỏ đá vôi với tổng diện tích thăm dò 52,01 ha; 01 mỏ cát kết với tổng diện tích thăm dò 15,73 ha; 20 mỏ cát, sỏi với tổng diện tích 736,61 ha; 05 mỏ sét gạch, ngói với tổng diện tích thăm dò 57,52 ha; 04 mỏ đất san lấp với tổng diện tích 93,15 ha.
Trong kỳ quy hoạch có thể bổ sung thêm một số mỏ vào quy hoạch sau khi xác định được vị trí, tọa độ, để đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng từng loại khoáng sản trong kỳ quy hoạch và các giai đoạn tiếp theo.
3.3 Quy hoạch khai thác và sử dụng giai đoạn 2015 - 2020: Quy hoạch 47 mỏ đá vôi xây dựng với tổng công suất khai thác là 4.106.000 m3/năm; 06 mỏ cát kết với tổng công suất khai thác 428.000 m3/năm; 20 mỏ cát, sỏi với tổng công suất khai thác 718.100m3/năm; 08 mỏ sét gạch, ngói với tổng công suất khai thác 434.300 m3/năm; 11 mỏ đất san lấp với tổng công suất khai thác 1.624.000m3/năm. Trong kỳ quy hoạch có thể bổ sung thêm vào quy hoạch một số mỏ sau khi có kết quả thăm dò trữ lượng, để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
3.4 Quy hoạch khai thác và sử dụng giai đoạn 2021 - 2025: Duy trì số lượng mỏ đã được đưa vào quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020 còn đủ điều kiện đưa vào quy hoạch. Trong kỳ quy hoạch có thể bổ sung thêm vào quy hoạch một số mỏ sau khi có kết quả thăm dò trữ lượng, để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
4. Những giải pháp thực hiện Quy hoạch
- Giải pháp về hạ tầng cơ sở;
- Giải pháp về vốn;
- Giải pháp về nguồn nhân lực;
- Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ;
- Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, khoáng sản;
- Giải pháp chú trọng quyền lợi người dân, địa phương.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XII, Kỳ họp thứ 12 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 07 tháng 5 năm 2015./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.