HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/NQ-HĐND |
Hòa Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2022-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 04
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án tăng cường hiệu quả thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án tăng cường hiệu quả thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2025, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Nhằm nâng cao chất lượng, duy trì tuổi thọ các tuyến đường địa phương (bao gồm các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công, phân cấp quản lý, bảo trì) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, phục vụ giao thông an toàn, thông suốt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể
- Các tuyến đường tỉnh đảm bảo 100% số km đường không bị xuống cấp, xuống loại, đảm bảo an toàn giao thông.
- Đến năm 2025: Có 100% số km đường huyện được bố trí kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên; 30% số km đường xã được bố trí kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
2. Nguyên tắc bố trí kinh phí
a) Các tuyến đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý, được bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên.
b) Các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được phân công, phân cấp quản lý do cấp huyện, cấp xã bố trí kinh phí cho quản lý, bảo dưỡng thường xuyên. Căn cứ vào tình hình thực tế ngân sách huyện, xã bố trí kinh phí cho phù hợp; năm 2022 nên bố trí mức tối thiểu là 7.000.000 đồng/km/năm cho đường huyện, 500.000 đồng/km/năm cho đường xã, sau đó mỗi năm bố trí tăng từ 10-15%, phấn đấu đến năm 2025 bố trí tối thiểu 10.000.000 đồng/km/năm đối với đường huyện, 800.000 đồng/km/năm đối với đường xã để thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
3. Kinh phí thực hiện đề án: Tổng kinh phí thực hiện Đề án đến năm 2025: 135.326 triệu đồng, trong đó:
a) Kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên 490,5 km đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải được giao quản lý (năm sau cao hơn năm trước 2%): 112.888 triệu đồng, cụ thể:
- Năm 2022: 27.389 triệu đồng (năm 2021: 26.852 triệu đồng)
- Năm 2023: 27.937 triệu đồng
- Năm 2024: 28.496 triệu đồng
- Năm 2025: 29.066 triệu đồng
b) Kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường bộ do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý (737,76km): 21.690 triệu đồng, cụ thể:
- Năm 2022 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 70% số km đường huyện tương ứng với 516,43km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 3.615 triệu đồng (7 triệu đồng/km/năm)
- Năm 2023 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 80% số km đường huyện tương ứng với 590,2km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 4.722 triệu đồng (8 triệu đồng/km/năm)
- Năm 2024 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 90% số km đường huyện tương ứng với 663,98km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 5.976 triệu đồng (9 triệu đồng/km/năm)
- Năm 2025 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 100% số km đường huyện tương ứng với 737,76km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 7.377 triệu đồng (10 triệu đồng/km/năm)
c) Kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường bộ do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (1.226,52 km): 748 triệu đồng, cụ thể:
- Năm 2022 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 15% số km đường xã là 183,98km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 92 triệu đồng (500.000 đồng/km/năm)
- Năm 2023 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 20% số km đường xã là 245,3km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 147 triệu đồng (600.000 đồng/km/năm)
- Năm 2024 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 25% số km đường xã là 306,63km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 215 triệu đồng (700.000 đồng/km/năm)
- Năm 2025 thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tối thiểu 30% số km đường xã là 367,96km với kinh phí tối thiểu cần bố trí 294 triệu đồng (800.000 đồng/km/năm).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVII, Kỳ họp thứ 04 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.