HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2012/NQ-HĐND |
Lai Châu, ngày 07 tháng 12 năm 2012 |
VỀ CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO SU ĐẠI ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất; Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1504/TTr-UBND ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Báo cáo thẩm tra số 76/BC-HĐND ngày 27/11/2012 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu với các nội dung như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Nghị quyết này quy định về việc chuyển đổi đất sang trồng cây cao su giao đất, cho thuê đất, góp đất trồng cây cao su đại điền; chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trong quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
1.2. Ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng phát triển cao su theo quy định tại Nghị quyết này, các Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trồng cao su đại điền và chế biến cao su trên địa bàn tỉnh được hưởng các chính sách về ưu đãi, thu hút đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước, của tỉnh.
2. Đối tượng điều chỉnh
Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư, góp đất vào Doanh nghiệp để trồng, phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Tiêu chuẩn đất chuyển đổi sang trồng cao su
Đất chuyển đổi sang trồng cao su là đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp:
- Độ cao nhỏ hơn 600 m so với mực nước biển; một số nơi với những điều kiện cho phép có thể phát triển đến độ cao 700 m.
- Độ dày tầng đất tối thiểu 70 cm.
- Độ dốc dưới 30°, những nơi cần liền vùng có thể xem xét đối với diện tích có độ dốc đến 35°.
- Nằm trong vùng quy hoạch trồng cao su và phải đảm bảo liên vùng, liên khoảnh, quy mô tập trung từ 30 ha trở lên.
- Đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm hiệu quả kinh tế thấp.
- Đất trống, đồi núi trọc (đất lâm nghiệp trạng thái la, lb, Ic).
- Đất có rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh không thành rừng; đất có có rừng tự nhiên trạng thái Ila, Ilb, IIIa1 chất lượng kém.
Đối với diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên, diện tích khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước nhưng kém hiệu quả, nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su, phải làm thủ tục thanh lý rừng, khai thác tận dụng lâm sản (nếu có).
4. Giao đất, cho thuê đất và góp đất trồng cao su
4.1. Giao đất, cho thuê đất
Đất do nhà nước quản lý được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho Doanh nghiệp thuê trồng cao su theo quy định hiện hành.
4.2. Góp đất trồng cao su
4.2.1. Đất do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao quản lý được góp đất với doanh nghiệp để trồng cao su (bao gồm cả diện tích đất làm đường sản xuất, làm nhà đội, vườn ươm và các hạng mục phụ trợ khác).
4.2.2. Hạn mức góp đất: Đất của các hộ gia đình, cá nhân được tham gia góp đất trồng cao su tối đa không quá 30 héc ta/hộ
Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp dưới các hình thức nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho, xử lý nợ theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất không quá 50 héc ta/hộ.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia góp đất
4.3.1. Quyền của người tham gia góp đất:
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia góp đất trồng cao su được cấp giấy chứng nhận theo quy định; được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng góp đất với doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp và các nội dung sau:
- Thời gian góp đất ít nhất một chu kỳ sản suất cao su (27 năm).
- Sản phẩm được chia của người dân góp đất (năm i) = diện tích đất góp của người dân (năm i) x (năng suất bình quân của toàn Công ty trên tổng diện tích góp năm i) x Tỷ lệ chia sản phẩm.
- Tỷ lệ chia sản phẩm là: 10% trên sản lượng vườn cây khi khai thác (trước vận chuyển và chế biến).
- Số sản phẩm trên được Công ty mua theo giá thỏa thuận. Giá sẽ được công ty thống nhất với cơ quan quản lý giá của địa phương ban hành định kỳ và trả tiền cho người góp đất 2 lần/năm.
- Sau hết chu kỳ số diện tích vườn cây thanh lý cũng được phân chia tỷ lệ như hình thức chia sản phẩm.
- Người góp đất nếu đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng vào làm công nhân Doanh nghiệp và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Lao động.
4.3.2. Nghĩa vụ của người tham gia góp đất
Người tham gia góp đất phải chấp hành nghĩa vụ theo hợp đồng góp đất ký với Doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đất đai, Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác.
4.4. Thủ tục đo đạc, lập phương án hỗ trợ chuyển đổi đất, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và góp đất đối với hộ gia đình cá nhân chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính: Thực hiện theo các quy định hiện hành.
5. Chính sách chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền
5.1. Chính sách chuyển đổi đất
5.1.1. Hỗ trợ một lần cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất góp vào Doanh nghiệp để trồng cây cao su. Mức hỗ trợ như sau:
a) Đất trồng cây hàng năm đang canh tác: 6,0 triệu đồng/ha.
b) Rừng trồng bằng nguồn vốn tự có: 7,2 triệu đồng/ha.
c) Rừng khoanh nuôi, tái sinh bằng nguồn vốn tự có: 2,4 triệu đồng/ha.
d) Rừng trồng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước: 1,2 triệu đồng/ha.
đ) Rừng khoanh nuôi tái sinh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: 0,6 triệu đồng/ha.
e) Rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh bằng nguồn Ngân sách Nhà nước giao cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ hoặc các cơ quan nhà nước khác quản lý: không được hỗ trợ.
Việc bồi thường hoa màu, vật kiến trúc (nếu có) trên đất góp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân do Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trồng cao su thực hiện theo quy định của pháp luật.
5.1.2. Hỗ trợ 100% giống cây ngắn ngày (cây họ Đậu, Lúa nương, Bông, Dứa, Gừng, ...) trong 03 vụ liên tiếp, bắt đầu từ năm trồng mới cho các hộ gia đình trong vùng cao su để trồng xen trong nương cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
5.2. Hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền.
5.2.1. Hỗ trợ một lần cơ sở hạ tầng vườn giống: Tùy theo quy mô và yêu cầu, mỗi doanh nghiệp trồng cao su được hỗ trợ từ 01 đến 02 vườn giống cố định để sản xuất cây giống, gồm các hạng mục: Đường vào vườn giống, nhà ở công nhân, hệ thống điện, hệ thống cấp nước sinh hoạt. Nội dung và mức hỗ trợ đầu tư cụ thể theo dự án đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt.
5.2.2. Hỗ trợ đường giao thông phục vụ đi lại của nhân dân trong vùng và phát triển cao su
Hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội vùng ở những vùng chưa có đường trục chính; cứ 100 ha cao su thực trồng được hỗ trợ xây dựng 01 km theo tiêu chuẩn đường sản xuất của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/km (chi phí trực tiếp phần mở nền).
5.2.3. Nhà nước hỗ trợ đầu tư nhà ở, điện, nước sinh hoạt cho các đội công nhân là người địa phương, trong đó: Cứ 300 ha cao su thực trồng được hỗ trợ đầu tư xây dựng một lần từ 01 đến 02 nhà ở công nhân theo thiết kế định hình; hỗ trợ đầu tư một lần điện lưới sinh hoạt cho các đội chưa có điện lưới, mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/đội; hỗ trợ đầu tư một lần nước sinh hoạt đối với những đội khó khăn nước sinh hoạt, mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/đội.
5.3. Chi phí quản lý các cấp
Mức cụ thể như sau:
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: 100 triệu đồng/năm để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo quy định.
- Ban Chỉ đạo cấp huyện: Hỗ trợ các huyện có diện tích cao su trồng mới trong năm để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo quy định. Mức hỗ trợ như sau:
+ 150 triệu đồng/năm đối với huyện có diện tích trồng từ trên 1.000 ha cao su trở lên.
+ 100 triệu đồng/năm đối với huyện có diện tích trồng từ 500 ha đến 1000 ha cao su.
+ 50 triệu đồng/năm đối với huyện có diện tích trồng dưới 500 ha cao su.
- Hỗ trợ 30 triệu đồng/năm/xã đối với các xã có trồng mới cây cao su trong năm để thực hiện các nhiệm vụ của Ban vận động cao su xã, trọng tâm là: tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp đất và tham gia làm công nhân (lao động) tại Doanh nghiệp cao su; phối hợp cùng tổ công tác của huyện giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa người dân và Doanh nghiệp cao su trong quá trình triển khai Chương trình và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
- Hỗ trợ tổ công tác liên ngành do UBND huyện thành lập để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động; phối hợp với đơn vị thi công lập phương án hỗ trợ cho các hộ gia đình có đất chuyển đổi để góp đất vào Doanh nghiệp cao su, công khai phương án tại thôn, bản và giải quyết khiếu nại, đề nghị của nhân dân và các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao. Mức hỗ trợ: 200.000 đồng/ha cao su thực trồng hàng năm.
- Chi phí đo đạc quy chủ thủ công, lập phương án hỗ trợ chuyển đổi đất, xây dựng bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất phát triển cao su thực hiện theo các quy định hiện hành.
6. Nguồn và cơ chế quản lý vốn hỗ trợ đầu tư
- Chi phí hỗ trợ đối với người góp đất (Hỗ trợ chuyển đổi, trồng xen); chi phí đo đạc quy chủ thủ công, lập phương án chuyển đổi đất, xây dựng bản đồ địa chính cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được cân đối về Ngân sách huyện.
- Chi phí quản lý các cấp (Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện; Ban vận động cao su cấp xã; tổ công tác liên ngành): từ nguồn chi sự nghiệp.
- Chi phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua, ngày 07 tháng 12 năm 2012./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.