HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 563/NQ-HĐND |
Hưng Yên, ngày 11 tháng 4 năm 2025 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ TRẤN TRẦN CAO, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Kiến trúc ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 85/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc;
Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Thực hiện Thông báo số 2043-TB/TU ngày 12 tháng 02 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên;
Xét Tờ trình số 26/TTr-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; Báo cáo thẩm tra số 182/BC-PC ngày 09 tháng 4 năm 2025 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (sau đây gọi tắt là Quy chế) với các nội dung chính như sau:
1. Tên Quy chế: Quản lý kiến trúc thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
2. Sự cần thiết ban hành Quy chế
Thị trấn Trần Cao là đô thị loại V, đô thị trung tâm huyện lị của huyện Phù Cừ có chức năng hỗ trợ phát triển là vùng giao thoa, lan tỏa sự phát triển giữa huyện Phù Cừ với các đô thị nằm trên trục đô thị hóa theo hành lang phát triển Đông - Tây (Quốc lộ 38B) với thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ và khu vực lân cận.
Sau nhiều năm phấn đấu xây dựng và phát triển, đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan thị trấn Trần Cao đã cơ bản hoàn thiện, đời sống kinh tế và tinh thần của nhân dân được nâng cao; diện mạo đô thị có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, kiến trúc cảnh quan thị trấn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng lớn đến kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị. Để giải quyết các vấn đề về môi trường, yêu cầu quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị, khai thác lợi thế về đất đai trên cơ sở định hướng tại đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ đến năm 2035 để xây dựng thị trấn Trần Cao là đô thị văn minh, việc ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ là cần thiết.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi áp dụng
3.1. Mục tiêu
- Cụ thể hóa công tác quản lý quy hoạch kiến trúc thị trấn Trần Cao theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ đến năm 2035; phù hợp với quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng phát triển kiến trúc hiện đại gắn với bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa trong phạm vi thị trấn Trần Cao. Quy định cụ thể trách nhiệm trong quản lý quy hoạch, kiến trúc của Ủy ban nhân dân huyện Phù Cừ và cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
- Xây dựng Quy chế kiến trúc khung làm căn cứ để chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý, kiểm soát kiến trúc, cấp phép xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới công trình.
- Đáp ứng đồng thời việc bảo tồn, phát huy giá trị các công trình kiến trúc có giá trị, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa và định hình sự phát triển, mở rộng không gian đô thị, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với sự phát triển của tỉnh Hưng Yên, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của nhân dân trên địa bàn.
3.2. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý kiến trúc trên địa bàn thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thị trấn Trần Cao với diện tích là 480,47 ha.
3.3. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến hoạt động quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, cảnh quan trên địa bàn thị trấn Trần Cao thuộc phạm vi điều chỉnh, có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
4. Nội dung của Quy chế
4.1. Bố cục của Quy chế gồm 4 chương và 17 điều
a) Chương I: Quy định chung
- Điều 1. Mục tiêu
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý kiến trúc trong đô thị
- Điều 5. Công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc
b) Chương II: Quản lý kiến trúc, không gian cảnh quan
- Điều 6. Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan
- Điều 7. Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
- Điều 8. Quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù
- Điều 9. Quy định kiến trúc đối với các loại hình công trình
- Điều 10. Quy định đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Điều 11. Các yêu cầu khác
c) Chương III: Quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị
- Điều 12. Các quy định quản lý các công trình đã được xếp hạng theo pháp luật về Di sản văn hóa (công trình gốc, khu vực bảo vệ I, II và liên quan)
- Điều 13: Các quy định quản lý công trình thuộc danh mục kiến trúc có giá trị đã được phê duyệt
d) Chương IV: Tổ chức thực hiện
- Điều 14. Tổ chức thực hiện Quy chế
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc
- Điều 16. Kiểm tra, thanh tra, báo cáo và xử lý vi phạm
- Điều 17. Điều chỉnh, bổ sung Quy chế
4.2. Một số nội dung chính của Quy chế
a) Quản lý kiến trúc, không gian cảnh quan
- Định hướng kiến trúc, không gian cảnh quan bao gồm các quy định chung và quy định cụ thể đối với: khu vực đô thị hiện hữu; khu vực phát triển đô thị mới; khu trung tâm hành chính - chính trị, không gian công cộng trung tâm thị trấn; khu vực làng xóm dân cư hiện hữu gắn với phát triển nông nghiệp; khu vực phát triển công nghiệp; khu vực không gian mở, phát triển sinh thái.
- Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.
- Quy định đối với khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù khu vực hạn chế xây dựng và không được xây dựng.
- Quy định kiến trúc đối với các loại hình công trình gồm: quy định đối với công trình công cộng; quy định đối với công trình nhà ở trong khu vực dân cư hiện hữu; quy định đối với công trình nhà ở liền kề trong khu dân cư, khu đô thị mới; quy định đối với công trình nhà ở ven kênh, sông; quy định về xây dựng nhà ở biệt thự, sân vườn; quy định đối với công trình nhà chung cư; hỗn hợp thương mại - nhà ở, đa chức năng; quy định đối với công trình công nghiệp; quy định đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng; quy định đối với công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí đô thị.
- Quy định kiến trúc đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: quy định chung; quy định đối với vỉa hè (hè phố); vật trang trí (đèn, ghế, rào hè...); quy định hệ thống đèn hiệu, cột đèn; quy định đối với hệ thống cây xanh đường phố; quy định đối với bến bãi đường bộ; quy định đối với công trình đường dây, đường ống hạ tầng kỹ thuật; quy định đối với công trình thông tin, viễn thông trong đô thị; quy định đối với công trình cấp, thoát nước, vệ sinh đô thị; quy định đối với công trình cấp điện.
- Các yêu cầu khác: đối với quảng cáo trên công trình kiến trúc; đối với hình thức kiến trúc cổng, hàng rào; đối với màu sắc, chất liệu và chi tiết bên ngoài công trình kiến trúc (áp dụng cho thị trấn Trần Cao); đối với dự án, công trình chưa triển khai và đang triển khai xây dựng; đối với việc xử lý mặt ngoài.
b) Quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị
Các quy định quản lý công trình thuộc Danh mục kiến trúc có giá trị đã được phê duyệt gồm: quy định về việc tu bổ, sửa chữa, cải tạo xây mới công trình, tường rào, các hệ thống kỹ thuật của công trình; quy định về cảnh quan chung, hình thức cây xanh, sân vườn đảm bảo hài hòa với hình thức công trình kiến trúc; đối với việc xây dựng bổ sung, xây dựng mới trong khuôn viên công trình kiến trúc có giá trị.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định pháp luật liên quan ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVII, Kỳ họp thứ Hai mươi sáu nhất trí thông qua ngày 11 năm 4 năm 2025 và có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.