HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2016/NQ-HĐND |
Nghệ An, ngày 16 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 28 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ; số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đường sắt;
Xét Tờ trình số 9091/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Nghị quyết này quy định một số biện pháp giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hè phố trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.
Hành lang an toàn giao thông trong Nghị quyết này được hiểu bao gồm: đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, hè phố, phạm vi bảo vệ đường sắt và hành lang an toàn đường sắt.
2. Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tham gia giải tỏa, quản lý và bảo vệ hành lang an toàn giao thông.
2. Đổi mới, nâng cao, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông nhằm làm chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho toàn thể cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân:
a) Ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật an toàn giao thông và không vi phạm hành lang an toàn giao thông đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân làm việc, sinh sống, và kinh doanh hai bên các tuyến đường bộ, đường sắt.
b) Củng cố, duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động và nhân rộng mô hình "tổ tự quản" của các tổ chức, đoàn thể cơ sở; tích cực vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và kiên quyết không để xảy ra lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
c) Thường xuyên thông báo rộng rãi các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu rõ và chấp hành; phổ biến Kế hoạch giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên loa phát thanh của khối, xóm trước khi tiến hành giải tỏa.
d) Vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang an toàn giao thông tự tháo dỡ, di dời công trình, vật kiến trúc khác ra khỏi phạm vi hành lang an toàn giao thông.
đ) Kịp thời biểu dương những tổ chức và cá nhân chấp hành nghiêm túc, thực hiện tốt việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, phê bình trước cuộc họp của thôn, khối, xóm, bản, khu dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm hành lang an toàn giao thông.
3. Tổ chức giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông:
a) Thông báo bằng văn bản đến các đối tượng có vi phạm hành lang an toàn giao thông, yêu cầu phải tự giải tỏa các vi phạm trong thời gian 15 ngày trước khi các cơ quan, lực lượng chức năng tiến hành giải tỏa.
b) Huy động các lực lượng chức năng, vật tư, thiết bị và phương tiện; tiến hành thường xuyên, liên tục thực hiện giải tỏa các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông nhưng không tự tháo dỡ, giải tỏa; triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông.
c) Tổ chức cưỡng chế giải tỏa theo trình tự, thủ tục đảm bảo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp cố tình vi phạm hành lang an toàn giao thông.
d) Tổ chức tiếp quản, nhận bàn giao để quản lý và duy trì phạm vi đã được giải tỏa; áp dụng các biện pháp quyết liệt, phù hợp để chống tái lấn chiếm.
đ) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc triển khai thực hiện công tác giải tỏa vi phạm, quản lý hành lang an toàn giao thông đối với các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt.
4. Tăng cường quản lý hành lang an toàn giao thông:
a) UBND huyện, thành phố, thị xã xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong địa phương và quy chế phối hợp giữa địa phương với các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt về quản lý, sử dụng, bảo vệ và xử lý các vi phạm hành lang an toàn giao thông.
b) Kịp thời chỉnh lý các biến động về đất; hiệu chỉnh hồ sơ quản lý đất đai (Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định giao đất, Hợp đồng thuê đất...) khi có biến động về đất trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, rà soát và quản lý chặt chẽ công tác giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất trong hành lang an toàn giao thông.
c) Không quy hoạch xây dựng các công trình trên phần đất dọc hành lang giao thông khi chưa có quy hoạch đấu nối được duyệt. Khi quy hoạch xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại hai bên Quốc lộ, đường Tỉnh, đường sắt bắt buộc phải bố trí đường gom nằm ngoài hành lang giao thông; đối với các dự án chung cư cao tầng, siêu thị, trung tâm thương mại phải bố trí nơi đỗ xe đảm bảo đủ diện tích cho người dân và khách hàng.
d) UBND cấp xã phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt cắm mốc, tiếp quản, nhận bàn giao hành lang an toàn giao thông đã được giải tỏa để quản lý và duy trì phạm vi đã được giải tỏa.
đ) Cắm đầy đủ các mốc “phạm vi đã được giải tỏa”, “đất của đường bộ”, “hành lang an toàn đường bộ”, “chỉ giới xây dựng”, “phạm vi bảo vệ công trình đường sắt”, “hành lang an toàn đường sắt” để bàn giao chính quyền địa phương và đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt theo quy định.
e) Việc giám sát, quản lý hành lang an toàn giao thông được duy trì thực hiện thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
5. Duy trì và bảo vệ hành lang an toàn giao thông:
a) Các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt, các lực lượng tuần tra, kiểm soát, tuần kiểm và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông; thực hiện các biện pháp bảo vệ, quản lý hành lang an toàn giao thông theo đúng quy định.
b) Không cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích kinh doanh; quy hoạch, bố trí địa điểm hợp lý có sự quản lý chặt chẽ để phục vụ kinh doanh nhỏ lẻ; tăng cường các biện pháp kỹ thuật tại các điểm nóng thường xảy ra vi phạm để giám sát và xử lý theo đúng quy định.
6. Xử lý trách nhiệm:
a) UBND tỉnh ban hành Quy định xử lý trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, giải tỏa lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
b) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; trưởng thôn, khối, xóm, bản; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan nếu không hoàn thành nhiệm vụ giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định.
c) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, đảng viên phải gương mẫu chấp hành, vận động người thân thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ, sử dụng hành lang an toàn giao thông; kiểm tra việc chấp hành và phê bình, kiểm điểm những cá nhân trong đơn vị mình có vi phạm về hành lang an toàn giao thông; kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể, cá nhân bao che, tiêu cực trong quá trình giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông.
d) Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng hành lang an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
đ) Kết quả giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông là một trong những tiêu chí bắt buộc để xét phân loại thi đua hàng năm đối với các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương. Không xem xét danh hiệu thi đua khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có vi phạm hành lang an toàn giao thông.
Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cân đối ngân sách để triển khai thực hiện việc giải tỏa vi phạm và quản lý hành lang an toàn giao thông theo phân cấp quản lý. Hàng năm UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ thêm cho các địa phương, đơn vị trong việc giải tỏa vi phạm và quản lý hành lang an toàn giao thông, bao gồm:
1. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và sử dụng hành lang an toàn giao thông.
2. Kinh phí cắm mốc “phạm vi đã được giải tỏa”, “đất của đường bộ”, “hành lang an toàn đường bộ”.
3. Chi phí phục vụ công tác cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm.
4. Kinh phí của các Đoàn kiểm tra, chỉ đạo, quản lý, triển khai, sơ kết, tổng kết.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Khóa XVII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.