HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/NQ-HĐND |
Kon Tum, ngày 29 tháng 4 năm 2021 |
VỀ ĐỀ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHOÁ XI KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét Tờ trình số 91/TTr-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 112/BC-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân, ý kiến thảo luận Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
a) Mục tiêu tổng quát
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để khuyến khích các hộ kinh doanh có tiềm năng chuyển đổi thành doanh nghiệp theo quy định; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu năm 2021 thành lập mới thêm 380 doanh nghiệp và đến hết năm 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 4.900 doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
- Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 khoảng 35%.
- 100% doanh nghiệp có nhu cầu thụ hưởng các nội dung ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ và của tỉnh ban hành được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ đề xuất theo quy định.
- Hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Kon Tum; xây dựng cơ sở ươm tạo hoặc khu làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Đến năm 2025, hình thành được các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh (gồm: sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê; cao su và các sản phẩm chế biến từ cao su; Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm chế biến từ Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu; Gỗ và các sản phẩm sản xuất từ gỗ; Điện; Du lịch sinh thái Măng Đen).
2. Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc hỗ trợ
a) Đối tượng hỗ trợ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các tiêu chí theo quy định Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Phạm vi hỗ trợ
Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
c) Nguyên tắc hỗ trợ
Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Điều 4, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ.
3. Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum thực hiện theo các nội dung hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Giá trị tối đa đối với các nội dung hỗ trợ 100% các hợp đồng tư vấn quy định tại Điều 21, Điều 24 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ được xác định như sau:
- Đối với các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng không quá 05 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ nhưng không quá 15 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế nhưng không quá 20 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý nhưng không quá 05 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm.
+ Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 50 triệu đồng trên một doanh nghiệp.
- Đối với các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị nhưng không quá 10 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa nhưng không quá 10 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh nhưng không quá 05 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.
+ Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp tự tổ chức đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.
+ Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhưng nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá một lần trên năm.
4. Kinh phí, thời gian thực hiện
a) Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 31.450 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện nội dung hỗ trợ
Kinh phí ngân sách nhà nước dự kiến bố trí trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 12.700 triệu đồng (ngân sách địa phương 3.250 triệu đồng; ngân sách trung ương 9.450 triệu đồng). Trong đó:
+ Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khoảng 1.800 triệu đồng.
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khoảng 5.250 triệu đồng.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: Khoảng 3.250 triệu đồng.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: Khoảng 2.400 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên hàng năm
Kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị xây dựng và thực hiện từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị được cấp có thẩm quyền duyệt hàng năm (dự kiến kinh phí giai đoạn 2021-2025 khoảng 15.500 triệu đồng).
- Nguồn vốn xã hội hoá
Ngoài kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, Nghị quyết khuyến khích huy động nguồn kinh phí từ khu vực tư nhân, tổ chức, cá nhân, hiệp hội liên quan nhằm xã hội hóa các hoạt động hỗ trợ, giảm áp lực lên nguồn ngân sách nhà nước (dự kiến nguồn xã hội hóa giai đoạn 2021-2025 khoảng 3.250 triệu đồng).
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội vận động quần chúng, đoàn viên và hội viên tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện theo chức năng nhiệm vụ.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 28 tháng 4 năm 2021./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.