HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/NQ-HĐND |
Bình Thuận, ngày 18 tháng 7 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI SAU KỲ HỌP THƯỜNG LỆ GIỮA NĂM 2023 VÀ TRƯỚC KỲ HỌP THƯỜNG LỆ CUỐI NĂM 2023 - HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 24
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 121/BC-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 – Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Báo cáo số 86/BC-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2024 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với Báo cáo số 121/BC-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Báo cáo số 86/BC-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2024 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI.
Điều 2. Để giải quyết kịp thời, đạt kết quả những kiến nghị chính đáng của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 và trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI; Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp thu, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri theo quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh; khắc phục tồn tại, hạn chế gắn với tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện công tác này tại địa phương, đơn vị mình.
- Chỉ đạo tiếp tục rà soát, có kế hoạch, biện pháp và lộ trình giải quyết cụ thể đối với 53 kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh đang giải quyết và sẽ giải quyết (theo Phụ lục 3 và Phụ lục 4). Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề cử tri bức xúc kéo dài, kiến nghị nhiều lần; những nội dung không liên quan hoặc ít liên quan đến kinh phí trong khả năng và thẩm quyền của tỉnh. Đối với những công trình, dự án đang thực hiện, đã có kế hoạch bố trí vốn, cần tích cực, khẩn trương hoàn thành các thủ tục liên quan, đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác, sử dụng.
- Đối với 19 nội dung kiến nghị của cử tri mà việc giải quyết liên quan đến thẩm quyền của Trung ương, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng thường xuyên theo dõi kết quả, tham mưu UBND tỉnh tiếp tục có văn bản đề nghị Trung ương sớm quan tâm, giải quyết hoặc có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn để địa phương thực hiện (theo Phụ lục 6).
- Đối với 31 nội dung kiến nghị đã được UBND tỉnh giao UBND cấp huyện, đề nghị UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các sở, ngành chủ động phối hợp với UBND cấp huyện thống nhất giải pháp để giải quyết dứt điểm các nội dung cử tri kiến nghị nhiều lần; thường xuyên kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện các nội dung công việc được giao và báo cáo để UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo (theo Phụ lục 7).
- Chỉ đạo Văn phòng UBND tỉnh tổ chức tổng hợp, phân loại chính xác, chặt chẽ các kiến nghị của cử tri do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh chuyển đến để tham mưu UBND tỉnh phân công các sở, ngành, UBND cấp huyện giải quyết, tham mưu nội dung trả lời cho cử tri; giúp UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các sở, ngành, địa phương: định kỳ rà soát, tổng hợp, đánh giá kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương và của Thường trực HĐND tỉnh.
2. Đối với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh
- Tiếp tục chỉ đạo UBMTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước và sau mỗi kỳ họp, đảm bảo đầy đủ, chính xác, rõ ràng, đúng thẩm quyền của cấp tỉnh và gửi về Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh theo thời gian quy định.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh trong công tác tổng hợp, theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Đối với Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; giải đáp ngay những vấn đề cử tri kiến nghị đã được pháp luật quy định, đã được trả lời, giải quyết dứt điểm hoặc không phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của địa phương; đối với những kiến nghị mang tính chất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo cá nhân, hướng dẫn cử tri thực hiện việc khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, hạn chế việc tổng hợp những kiến nghị này gửi lên UBND tỉnh đề nghị giải quyết.
- Duy trì hiệu quả việc sinh hoạt tổ đại biểu sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri để thống nhất phân loại, nâng cao chất lượng tổng hợp kiến nghị cử tri, đảm bảo nội dung kiến nghị được tổng hợp là có căn cứ, đầy đủ, rõ ràng, đúng thẩm quyền của cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Mỗi đại biểu HĐND tỉnh cần chủ động, thường xuyên theo dõi kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, kể cả các kiến nghị đã được UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND cấp huyện giải quyết để có đầy đủ thông tin trả lời và giải thích cho cử tri khi tiếp xúc cử tri.
- Tích cực theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, nhất là đối với những vấn đề bức xúc, kéo dài ở địa phương.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI, Kỳ họp thứ 24 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 1
TỔNG
SỐ Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI
(Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 của HĐND tỉnh)
I. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND TỈNH: 140 KIẾN NGHỊ
STT |
Tình hình giải quyết |
Kiến nghị đã giải quyết |
KN đang giải quyết |
KN sẽ giải quyết |
KN giải trình, thông tin |
Tổng |
||||||||||||
Sở, ngành |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
(A) |
(B) |
(C) |
Tổng |
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
1 |
Thanh tra tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
2 |
2 |
2 |
2 |
Sở Y tế |
|
|
4 |
4 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
3 |
3 |
7 |
3 |
Sở Xây dựng |
|
|
|
0 |
1 |
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
|
1 |
3 |
4 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
|
|
1 |
1 |
1 |
|
|
1 |
|
|
1 |
1 |
|
|
2 |
2 |
5 |
5 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
|
1 |
|
1 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
1 |
6 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
1 |
|
1 |
6 |
2 |
|
8 |
|
|
|
0 |
6 |
1 |
|
7 |
16 |
7 |
Sở Tài chính |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
1 |
2 |
|
|
|
0 |
|
|
3 |
3 |
6 |
8 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn |
|
|
|
0 |
|
2 |
|
2 |
1 |
2 |
|
3 |
6 |
|
|
6 |
11 |
9 |
Sở Nội vụ |
|
|
|
0 |
|
|
3 |
3 |
|
|
|
0 |
|
|
3 |
3 |
6 |
10 |
Sở Lao động Thương binh và Xã hội |
|
|
4 |
4 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
5 |
5 |
9 |
11 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
|
1 |
|
1 |
3 |
2 |
|
5 |
|
3 |
|
0 |
|
1 |
|
1 |
7 |
12 |
Sở Giao thông Vận tải |
|
11 |
|
11 |
|
6 |
|
6 |
|
|
|
3 |
|
3 |
|
3 |
23 |
13 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
|
2 |
2 |
|
|
1 |
1 |
|
|
|
0 |
|
|
6 |
6 |
9 |
14 |
Sở Công thương |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
1 |
1 |
1 |
15 |
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Thuận |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
2 |
2 |
2 |
16 |
Bảo hiểm Xã hội tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
2 |
2 |
2 |
17 |
Điện lực |
|
2 |
|
2 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
1 |
1 |
|
2 |
4 |
18 |
Cty TNHH MTV KTCTTL Bình Thuận |
|
1 |
|
1 |
2 |
1 |
|
3 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
4 |
19 |
Cty cổ phần cấp thoát nước Bình Thuận |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
1 |
20 |
Công an tỉnh |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
4 |
|
4 |
4 |
21 |
Ban Quản lý các khu công nghiệp |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
|
1 |
2 |
22 |
Ban QLDAĐ XD CTNN và PTNT |
1 |
1 |
|
2 |
5 |
2 |
|
7 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
9 |
23 |
Ban QLDAĐ XD CTGT tỉnh |
|
|
|
0 |
|
3 |
|
3 |
|
|
|
0 |
|
1 |
|
1 |
4 |
24 |
Ban QLDAĐ XD Dân dụng và Công nghiệp |
|
|
|
0 |
|
2 |
|
2 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
2 |
TỔNG KIẾN NGHỊ |
1 |
19 |
11 |
31 |
19 |
20 |
5 |
44 |
1 |
7 |
1 |
9 |
15 |
12 |
29 |
56 |
140 |
(A) Lĩnh vực sản xuất, tài nguyên và môi trường: 36 kiến nghị;
(B) Lĩnh vực quy hoạch,xây dựng, giao thông và tài chính: 58 kiến nghị;
(C) Lĩnh vực văn xã, nội chính: 46 kiến nghị.
II. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG ƯƠNG: 19 KIẾN NGHỊ
III. TỔNG SỐ KIẾN NGHỊ ĐÃ PHÂN CÔNG CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIẢI QUYẾT: 31 KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC 2
31
KIẾN NGHỊ ĐÃ GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 của HĐND tỉnh)
A. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:
I. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh
1. Trong thời gian chờ thi công hoàn thành cầu bắt qua Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân (đoạn qua xã Gia Huynh) đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm sửa chữa lại tuyến đường bờ kênh để thuận lợi cho bà con lưu thông vận chuyển thu hoạch và sản xuất nông nghiệp (cử tri xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh)
Công trình cầu qua kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân tại K3+650 đến nay đã thi công hoàn thành và thông tuyến ngày 04/5/2024, đang tập trung hoàn thiện hiện trường theo tiến độ thực hiện hợp đồng kết thúc tháng 9/2024.
Đối với phần tuyến đường thuộc dự án Kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân đã thi công hoàn thành năm 2022, hiện tại Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh đang trình Sở KH-ĐT tham mưu UBND tỉnh xin điều chỉnh thời gian đến hết năm 2024 để thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình hoàn thành vào quản lý, khai thác sử dụng. Đoạn đường quản lý bờ hữu dọc kênh (đoạn từ K2+700 đến K4+815) đơn vị thi công đã đổ đá gia cố lại nền đường rộng 4 m để phục vụ nhu cầu vận chuyển nông sản của nhân dân trong khu vực.
B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH
I. Sở Giao thông vận tải
1. Hiện nay, tuyến đường Nguyễn Thông nối dài thuộc thị trấn Tân Minh đang xuống cấp nghiêm trọng do xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, gây khó khăn việc đi lại của người dân. Cử tri đề nghị tỉnh khảo sát, kiến nghị với đơn vị thi công cao tốc sớm khắc phục (cử tri thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân)
Theo báo cáo của UBND huyện Hàm Tân tại Công văn số 1178/UBND- KTHT ngày 04/4/2024, các tuyến đường trên địa bàn huyện bị hư hỏng do thi công cao tốc đã được các nhà thầu thi công sửa chữa và hoàn trả cho địa phương quản lý, trong đó có tuyến đường Nguyễn Thông nối dài thuộc thị trấn Tân Minh và tuyến Đường số 12 thuộc Thôn 3, xã Tân Đức.
2. Cống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1A, đoạn trước UBND xã Hàm Đức (tại Km 1691+200, dài khoảng 120 m) chưa có nắp đậy, nên thường xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cử tri đề nghị tỉnh kiến nghị Cục Quản lý đường bộ - Bộ Giao thông vận tải sớm lắp đặt nắp cống, để đảm bảo an toàn giao thông (cử tri xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc)
- Cống thoát nước dọc hai bên Quốc lộ 28 (đoạn tại Km số 6) thoát ra Cầu số 6, do hệ thống cống lắp đặt thấp so với bình độ tại khu vực này; khi mưa lớn nước từ suối Cầu số 6 chảy ngược lại theo đường cống tràn vào gây ngập úng cây trồng tại xứ đồng thôn Thuận Điền, xã Hàm Liêm và chảy vào nhà một số hộ dân tại khu vực Km số 5. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm chỉ đạo có biện pháp để khắc phục (cử tri xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc).
Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 2624/SGTVT-HTGT ngày 27/09/2023 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra các nội dung kiến nghị của cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý Đường bộ IV, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra hiện trường và có Công văn số 3033/KQLĐBIV-QLBTKCHTGT ngày 01/11/2023 thông báo kết quả xử lý như sau:
(1) Cống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1, đoạn trước UBND xã Hàm Đức (tại Km 1691+200, dài khoảng 120 m) chưa có nắp đậy:
Công ty TNHH BOT QL1A - Bình Thuận (DNDA) đã khắc phục với giải pháp: Xây dựng gờ bê tông xi măng dọc lề đường trên đoạn từ Km1691+250 - Km1691+350 (trái tuyến) với kích thước từng đoạn dài 1,2 m, rộng 0,3 m, cao 0,4 m, mỗi đoạn cách nhau 0,5 m, sơn trắng đỏ, dán màng phản quang;bổ sung hệ thống cọc tiêu với khoảng cách 3 m/cọc, sơn trắng đỏ và dán màng phản quang trên cọc tiêu. Công trình đã thi công hoàn thành vào ngày 20/12/2023.
(2) Cống thoát nước dọc hai bên Quốc lộ 28 (đoạn tại Km số 6) thoát ra Cầu số 6, do hệ thống cống lắp đặt thấp so với bình đồ tại khu vực này; khi mưa nước lớn từ Cầu số 6 chảy ngược lại theo đường cống tràn vào nhà một số hộ dân tại khu vực Km số 5:
Tiếp thu ý kiến của cử tri, các đơn vị liên quan đã khảo sát và triển khai các giải pháp xử lý, cụ thể:
- Đối với Cầu số 6 nạo vét phần hạ lưu bị thu hẹp, nạo vét, thay thế các tấm đan hư hỏng của hệ thống rãnh dọc trên đoạn Km04+900 - Km05+600 và xây dựng cống D100 đoạn Km5+600 - Km5+610, theo báo cáo của Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1. Công trình đã hoàn thành ngày 20/12/2023.
- UBND huyện Hàm Thuận Bắc chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức nạo vét, thanh thải dòng suối (ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ) của Cầu số 6; kiểm tra, xử lý tình trạng sử dụng đất của các hộ dân tại phạm vi cống ngang Km04+923 (hạ, thượng lưu) để có biện pháp giải tỏa, khơi thông dòng chảy đảm bảo khả năng tiêu thoát nước.
3. Tại ngã tư Liên Hương - Phú Lạc lưu lượng xe lưu thông mật độ cao, thường xuyên xảy ra va chạm và tai nạn giao thông. Cử tri đề nghị các ngành chức năng quan tâm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông hoặc làm biển báo giảm tốc độ nhằm đảm bảo an toàn giao thông (cử tri xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong)
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, UBND huyện Tuy Phong và các đơn vị có liên quan khảo sát khu vực ngã tư Liên Hương - Phú Lạc. Qua khảo sát, tại nút giao có bố trí cơ bản đầy đủ hệ thống an toàn giao thông (biển báo vòng xoay, sơn gờ giảm tốc, chiếu sáng). Để tăng cường an toàn giao thông tại khu vực nút giao, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức lắp đặt thêm đèn chiếu sáng trên Quốc lộ 1 (đoạn Km1611+400 - Km1612+100 (phải tuyến), Km1612+230 - Km1613+030 (trái tuyến), Km1613+940 - Km1614+540 (trái tuyến)). Công trình đã thi công hoàn thành ngày 29/12/2023.
4. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải xem xét lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại một số điểm: Trên Quốc lộ 1 đoạn từ Thôn 3, xã Tân Phúc đến giáp với thị trấn Tân Nghĩa (cử tri huyện Hàm Tân)
Về kiến nghị xem xét lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên Quốc lộ 1 đoạn từ thôn 3, xã Tân Phúc đến giáp với thị trấn Tân Nghĩa.
Tuyến Quốc lộ 1A qua địa phận xã Tân Phúc (đoạn Km1754+000 - Km1760+920), Ban An toàn giao thông tỉnh đã đầu tư hệ thống điện chiếu sáng tại các vị trí nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, cụ thể như đoạn Km1757+850 - Km1758+900; đoạn Km1760+000 - Km1760+920 (được đầu tư trong năm 2023). Hiện nay việc đầu tư hệ thống chiếu sáng trên Quốc lộ 1 được ưu tiên bố trí tại các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; đồng thời, do ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên chưa thể đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên toàn tuyến Quốc lộ 1 dài trên 180 km qua địa bàn tỉnh.
5. Cử tri kiến nghị tỉnh khảo sát, xây dựng, sửa chữa một số tuyến đường giao thông: Nâng cấp, sửa chữa, nạo vét hệ thống mương thoát nước tuyến đường Quốc lộ 55 đi qua Bản 2, xã La Ngâu, đoạn qua UBND xã để tránh ngập úng khi trời mưa (xã La Ngâu) (cử tri huyện Tánh Linh)
Ngày 04/7/2023, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với UBND huyện Tánh Linh, UBND xã La Ngâu, Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận và đơn vị tư vấn tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường và đã có giải pháp xử lý như sau:
- Xử lý nước chảy ra từ đồi núi (phía sau dãy nhà các hộ dân): Địa phương tổ chức đào rãnh đất phía sau nhà các hộ dân để thu nước từ phía trong núi chảy ra và dẫn về cống thoát nước ngang đường Quốc lộ 55 tại Km166+150.
- Xử lý nước chảy dồn về đường Quốc lộ 55: Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận chỉ đạo nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên nạo vét rãnh đất dọc đường Quốc lộ 55 (phía trước nhà các hộ dân) và phối hợp với địa phương vận động các hộ dân xây rãnh thoát nước đậy đan hoặc đặt cống thoát nước tại các lối ra vào nhà.
Đến nay, đã hoàn thành việc đào, nạo vét rãnh thoát nước phía sau và phía trước dãy nhà các hộ dân tại khu vực trên. Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động các hộ dân xây rãnh thoát nước đậy đan hoặc đặt cống thoát nước tại các lối ra vào nhà và yêu cầu nhà thầu bảo trì tuyến đường thường xuyên nạo vét hệ thống thoát nước của tuyến Quốc lộ 55 để tăng cường khả năng thoát nước; đồng thời, theo dõi tình hình thoát nước tại khu vực nêu trên để xử lý kịp thời (nếu tiếp tục xảy ra tình trạng ngập nước).
6. Cử tri kiến nghị Ban An toàn giao thông tỉnh xem xét thực hiện: Xây dựng mương thoát nước dọc Quốc lộ 1A, đoạn từ quán cơm Minh Thủy đến nhà ông Nguyễn Ngọc Hòe, Thôn 2 (xã Tân Đức); khắc phục tình trạng sạt lở lề đường Quốc lộ 1A, đoạn tại quán cháo 77, Thôn 3 và bố trí dải phân cách tuyến Quốc lộ 1A (đoạn từ Km 1744+800 đến Km 1745+500) còn khoảng 700 m (xã Sông Phan) (cử tri huyện Hàm Tân)
Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 3397/SGTVT-HTGT ngày 01/12/2023 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra kiến nghị cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý đường bộ IV, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra hiện trường, giải quyết các ý kiến của cử tri và có Công văn số 180/KQLĐBIV-QLBTKCHTGT ngày 22/01/2024 thông tin kết quả kiểm tra, xử lý như sau:
(1) Về kiến nghị xây dựng mương thoát nước dọc Quốc lộ 1, đoạn từ quán cơm Minh Thủy đến nhà ông Nguyễn Ngọc Hòe, Thôn 2:
Hiện trạng đoạn Km1765+500 - Km1766+900 và Km1769+970 - Km1770+200 qua địa bàn xã Tân Đức có bề rộng mặt đường 12 m, nền đường chủ yếu là nền đắp, chênh cao so với nền tự nhiên từ 0,2 - 0,5 m, khi mưa thoát nước tốt, không có hiện tượng ngập nước mặt đường.
Qua kiểm tra, thống nhất không xây dựng rãnh thoát nước dọc trong phạm vi đoạn trên; Chi nhánh BOT 319 Sông Phan theo dõi, tổ chức san gạt lề đường, khơi rãnh thoát nước khi mưa.
(2) Về kiến nghị khắc phục tình trạng sạt lở lề đường Quốc lộ 1, đoạn tại quán cháo 77, Thôn 3:
Hiện trạng tại Km1756+600 (bên trái tuyến) Quốc lộ 1 lề đường bị xói lở dài 1,5 m, rộng 1 m, sâu 1 m. Nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông cho các phương tiện lưu thông. Chi nhánh BOT 319 Sông Phan đã sửa chữa, khắc phục lề đường bị xói lở.
(3) Cử tri xã Sông Phan, huyện Hàm Tân: kiến nghị bố trí dải phân cách tuyến Quốc lộ 1 (đoạn từ Km1744+800 đến Km1745+500) còn khoảng 700 m.
Hiện trạng đoạn Km1744+800 - Km1745+500, Quốc lộ 1 qua địa bàn xã Sông Phan có bề rộng mặt đường 12 m, đường khai thác 04 làn xe (02 làn xe ô tô và 02 làn xe thô sơ), đầy đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ và vạch sơn kẻ đường, đoạn tuyến nằm ngoài khu vực đông dân cư.
Qua kiểm tra, đoàn thống nhất không lắp đặt dải phân cách giữa đoạn Km1744+800 - Km1745+500 do bề rộng mặt đường hiện hữu không đủ làn xe ô tô lưu thông khi lắp đặt dải phân cách giữa.
7. Trên tuyến Quốc lộ 55 đoạn qua xã Đa Mi: Tại cột mốc H5 - Km 189 có đoạn cua ngặt, mặt đường hẹp nên thường xảy ra các vụ va chạm giao thông và tại Km185 (đoạn từ chợ Đa Mi đến cầu Đaguri) chưa làm rãnh thoát nước, vào mùa mưa nước tràn qua đường làm ảnh hưởng an toàn giao thông. Cử tri đề nghị tỉnh kiến nghị Cục Đường bộ - Bộ Giao thông vận tải xem xét đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng rãnh thoát nước (cử tri xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc)
Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận đã hoàn thành sơn gờ giảm tốc tại 2 đầu đường cong khu vực cột mốc H5 - Km189+000 Quốc lộ 55 trong tháng 12/2023 và thi công hoàn thành rãnh thoát nước dọc chữ nhật đậy đan bên phải tuyến Quốc lộ 55 từ Km185+585 - Km186+080 trong tháng 12/2023.
8. Hệ thống thoát nước hai bên đường ĐT716 đoạn Phan Rí Cửa - Hòa Thắng và dọc tuyến Quốc lộ 1A - đoạn qua xã Vĩnh Hảo nhiều chỗ bị hư hỏng nghiêm trọng... khi trời mưa không thoát nước được. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, khắc phục (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa và xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong)
8.1. Về hệ thống thoát nước hai bên đường ĐT716 đoạn Phan Rí Cửa – Hòa Thắng:
Tuyến đường ĐT.716 đoạn Phan Rí Cửa - Hòa Thắng (đường Hòa Thắng - Hòa Phú) có mặt đường bê tông nhựa rộng 14 m, dải phân cách giữa rộng 14,5 m, vỉa hè mỗi bên rộng 10 m. Định kỳ hàng năm đoạn tuyến đều được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận đã tổ chức kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước hai bên đường Hòa Thắng - Hòa Phú, hiện nay đảm bảo thoát nước tại đoạn tuyến trên.
8.2. Về nội dung dọc tuyến Quốc lộ 1A - đoạn qua xã Vĩnh Hảo nhiều chỗ bị hư hỏng nghiêm trọng... khi trời mưa không thoát nước được. Cử tri kiến nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra, khắc phục:
Tiếp thu kiến nghị cử tri, ngày 22/11/2023, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, UBND huyện Tuy Phong, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 và Ban Quản lý dự án 8 kiểm tra hiện trường hư hỏng hệ thống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Vĩnh Hảo. Qua kiểm tra, Ban Quản lý dự án 8 đã chỉ đạo nhà thầu thi công hệ thống thoát nước dọc của công trình đảm bảo chất lượng đúng theo hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công được duyệt. Nhà thầu đã triển khai thi công khắc phục thay thế 300 tấm đan bị hư hỏng không còn tình trạng đan bể vỡ, đảm bảo thoát nước tại khu vực trên.
9. Cử tri mong muốn Sở Giao thông vận tải và Ban Quản lý dự án đường cao tốc đoạn qua tỉnh Bình Thuận cần lắp đặt bảng chỉ dẫn địa lý trên cao tốc tại nút giao điểm giữa Quốc lộ 55 xã Sông Phan, huyện Hàm Tân chỉ hướng rẽ về thị xã La Gi, nhằm hướng dẫn giao thông, tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông trên đường cao tốc (cử tri thị xã La Gi)
Trước ngày 30/4/2024, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức kiểm tra trên làn đường cao tốc hướng từ thành phố Hồ Chí Minh về thành phố Phan Thiết, nhà thầu thi công cao tốc đã bổ sung tên địa danh thị xã La Gi trên biển chỉ dẫn hướng ra trước nút giao Quốc lộ 55 tại xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.
10. Cầu vượt tuyến cao tốc (đoạn Phan Thiết - Vĩnh Hảo) được xây dựng trên trục đường ĐT 718 thuộc địa bàn xã Mương Mán, từ khi đưa vào khai thác sử dụng đến nay đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do chưa lắp hệ thống đèn chiếu sáng và không có dải phân cách làn xe. Cử tri kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh quan tâm có ý kiến lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu, gắn dải phân cách nhằm bảo đảm an toàn giao thông (cử tri xã Hàm Thạnh, Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam)
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết ngày 19/5/2023. Theo phản ánh của Báo Bình Thuận ngày 07/11/2023 thì từ khi cao tốc đưa vào khai thác đến nay tại cầu vượt bắt qua cao tốc trên đường ĐT.718 đã xảy ra 05 vụ tai nạn, va chạm giao thông, trong đó có vụ nghiêm trọng gây chết người.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 07/11/2023, Sở Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp cùng UBND huyện Hàm Thuận Nam, Ban An toàn giao thông tỉnh, Cục cảnh sát giao thông PC08 - Bộ Công an, Ban Quản lý dự án 7, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận tổ chức kiểm tra, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại cầu vượt trực thông trên đường ĐT.718 thuộc dự án đường bộ cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Qua khảo sát, trên cơ sở đề xuất của đơn vị tư vấn thiết kế, đoàn kiểm tra đề nghị Ban Quản lý dự án 7, UBND huyện Hàm Thuận Nam thực hiện một số giải pháp như sau:
- Ban Quản lý dự án 7 nghiên cứu bổ sung hệ thống an toàn giao thông: Sơn tim đường dẫn vạch liền vàng, đinh phản quang tại tim đường dẫn và cầu vượt; ụ chống va xô tại lan can 2 đầu cầu; tiêu phản quang dọc hai bên lan can cầu và lan can tường chắn của đường dẫn; sơn gờ giảm tốc tại phạm vi đường dẫn hai bên cầu; biển hạn chế tốc độ, biển cấm tụ tập trên cầu. Chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đường gom song hành dọc hai bên cầu vượt ĐT.718 và hệ thống an toàn giao thông đề nghị nêu trên.
- UBND huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo Ban An toàn giao thông huyện, UBND xã Mương Mán tuyên truyền đến người dân địa phương tham gia giao thông cần lưu ý chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, đi đúng làn đường, đúng tốc độ, chú ý quan sát trước khi chuyển hướng và trước khi lên, xuống cầu vượt và từ đường gom song hành lên đường ĐT.718. Chỉ đạo sớm di dời trụ điện hạ thế tại mố A1 và phối hợp, hỗ trợ nhà thầu thi công cống hộp phía mố A1 theo Biên bản làm việc ngày 09/11/2023 (giữa huyện Hàm Thuận Nam, Ban Quản lý dự án 7 và nhà thầu).
Hiện nay, các hạng mục bổ sung an toàn giao thông tại cầu vượt ĐT.718 theo Biên bản làm việc giữa Sở Giao thông vận tải, UBND huyện Hàm Thuận Nam với Ban Quản lý dự án 7 ngày 14/11/2023 đã được Ban Quản lý dự án 7 chỉ đạo các nhà thầu thi công hoàn thành.
11. Cử tri rất bức xúc và đã kiến nghị nhiều lần việc xe chở vật liệu trên tuyến đường từ ngã ba Chợ Lầu (QL1A) đến xã Phan Lâm để xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đã gây sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh đề nghị đơn vị thi công khắc phục để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên tuyến đường này (cử tri xã Phan Hiệp, Bình An, Hải Ninh, huyện Bắc Bình)
Trên cơ sở báo cáo của các địa phương về đường dân sinh bị hư hỏng do vận chuyển vật liệu cho cao tốc nhưng các nhà thầu thi công chậm sửa chữa hoàn trả, trong đó có tuyến đường Chợ Lầu (Quốc lộ 1) đến xã Phan Lâm. Sở Giao thông vận tải đã tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh Bình Thuận có các Công văn số 129/UBND-ĐTQH ngày 13/01/2023, 1896/UBND-ĐTQH ngày 29/5/2023, 2631/UBND-ĐTQH ngày 19/7/2023 đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo sửa chữa hoàn trả.
Đến nay, theo báo cáo của UBND huyện Bắc Bình tại Công văn số 310/UBND-KT ngày 01/02/2024, các tuyến đường trên địa bàn huyện bị hư hỏng do thi công cao tốc đã được các nhà thầu thi công sửa chữa và hoàn trả cho địa phương quản lý.
II. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh
1. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư giai đoạn 2 kè biển phía Nam thị trấn Phan Rí Cửa (khu vực xã Hòa Phú cũ) để đảm bảo cuộc sống, an toàn tài sản và tính mạng của Nhân dân ở các khu vực này (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)
Đối với khu vực biển phía Nam thị trấn Phan Rí Cửa (khu vực Hòa Phú cũ) đang triển khai đầu tư dự án Kè bảo vệ bờ biển xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong, do Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô xây dựng kè bảo vệ bờ biển có chiều dài 1.000 m, nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển, trực tiếp bảo vệ tính mạng và tài sản cho khoảng 600 hộ dân thuộc khu phố Phú Tân, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Dự án đã thi công hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng ngày 19/4/2024.
III. Công ty Điện lực Bình Thuận
1. Tuyến đường điện từ trạm Cầu Treo thuộc địa bàn xã Mỹ Thạnh đi qua gần 10 km đường rừng, thường xuyên bị mất điện do cây cối, dây leo vướng vào lưới điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân. Cử tri đề nghị Điện lực tỉnh thường xuyên kiểm tra, phát quang đảm bảo an toàn lưới điện để phục vụ tốt sinh hoạt của Nhân dân (cử tri xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam)
Lưới điện trung thế tại khu vực cử tri xã Mỹ Thạnh kiến nghị thuộc tuyến 474.3A3 HK từ trụ 193 đến trụ 344/T474.3A4 HK; Đặc thù tuyến điện này đi trong vùng đồi núi có rất nhiều cây cối, rất dễ xảy ra sự cố lưới điện khi bão, lốc xoáy hoặc động vật (rắn) bò lên tuyến đường dây. Thời gian qua, Điện lực Phan Thiết trực thuộc Công ty Điện lực Bình Thuận đã thường xuyên tổ chức thực hiện công tác phát quang cây xanh trên lưới điện tại khu vực xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho bà con khu vực xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
2. Ông Võ Minh Trực (đại diện cho 04 hộ), thôn Bình Lễ, xã Phan Rí Thành yêu cầu di dời dây điện và trụ điện (điện trung thế) do Điện lực Tuy Phong thi công (dây trần không có vỏ bọc) qua đất sản xuất và chưa có sự đồng ý của 04 hộ. Hiện nay, dây điện đã thòng cách mặt đất khoảng 3 m và 02 trụ ngã nghiêng, rất nguy hiểm đến người và vật nuôi. Mặc dù, UBND xã Phan Rí Thành đã làm việc nhiều lần với Điện lực Tuy Phong, nhưng đến nay Điện lực Tuy Phong vẫn chưa di dời trụ và dây điện ra khỏi đất sản xuất của các hộ. Cử tri kiến nghị Công ty Điện lực Bình Thuận chỉ đạo sớm giải quyết (cử tri xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình)
Đường dây mà các hộ dân đề nghị di dời thuộc khoảng trụ 14 đến trụ 15 tuyến 478 Phan Rí, dài 70 m được đưa vào vận hành từ năm 2014 thuộc công trình phối hợp giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công mở rộng Quốc lộ 1A. Khi thực hiện công trình này, Công ty Điện lực Bình Thuận đã được cơ quan quản lý tại địa phương thỏa thuận hướng tuyến đường dây đi trong đất của ông Võ Minh Trực và ông Phạm Điền Sinh. Qua thời gian dài vận hành, khoảng trụ 14 - 15 đi trong đất của hộ ông Võ Minh Trực và ông Phạm Điền Sinh xuất hiện độ võng lớn, chiều cao pha đất thấp khoảng 4 m, không đảm bảo an toàn vận hành. Để giải quyết kiến nghị cử tri, vào tháng 12/2023 Điện lực Tuy Phong trực thuộc Công ty Điện lực Bình Thuận đã thực hiện di dời lưới điện của khoảng trụ 14 - 15 tuyến 478 Phan Rí từ giữa khu đất đến bìa ranh giới đất của hộ ông Võ Minh Trực.
IV. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Do nhu cầu phát triển nên đa số người dân sử dụng Internet đối với các dịch vụ mạng như Vinaphone, Viettel, Vietnamobile… hiện nay, các Công ty đã thay đổi hệ thống dây lõi đồng sang hệ thống cáp quang, nhưng hệ thống dây cũ không được tháo dỡ, đổ xuống đường gây mất mỹ quan và trụ phát sóng của Vinaphone lắp đặt trước bưu điện của xã Tân Hà, huyện Đức Linh giao dịch rất khó khăn. Cử tri kiến nghị ngành chức năng của tỉnh sớm có biện pháp khắc phục quang (cử tri xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam)
- Về phản ánh, kiến nghị do nhu cầu phát triển nên đa số người dân sử dụng Internet đối với các dịch vụ mạng như: Vinaphone, Viettel, Vietnamobile… hiện nay, các công ty đã thay đổi hệ thống dây lõi đồng sang hệ thống cáp quang, nhưng hệ thống dây cũ không được tháo dỡ, đổ xuống đường gây mất mỹ quan:
Ngày 19/10/2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp thực hiện chỉnh trang, tháo dỡ các tuyến đường cáp đổ xuống gây mất mỹ quan tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam theo các tuyến đường do Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam cung cấp và có Thông báo số 71/TB-STTTT ngày 30/10/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông thông báo kiểm tra chỉnh trang các tuyến cáp cử tri phản ánh tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam và đánh giá tiêu chí số 8, tiêu chí 15.1 và 15.2 về xã nông thôn mới nâng cao tại xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam.
Ngày 01/11/2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Nam, Ủy ban nhân dân xã Tân Lập tiến hành kiểm tra thực tế tại các tuyến đường có cáp đổ xuống gây mất mỹ quan tại xã Tân Lập. Qua kiểm tra thực tế, các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp đã thực hiện nghiêm túc việc bó gọn, kéo căng và thanh thải cáp không còn sử dụng đối với các tuyến đường mà cử tri phản ánh.
- Về phản ánh, kiến nghị trụ phát sóng của Vinaphone lắp đặt trước Bưu điện của xã Tân Hà, huyện Đức Linh, giao dịch rất khó khăn:
Hiện nay, bảng hiệu điểm Bưu điện văn hóa xã Tân Hà, huyện Đức Linh (tại vị trí có trụ ănten tự đứng của VinaPhone đặt trước điểm Bưu điện văn hóa xã Tân Hà, huyện Đức Linh) đã được tháo dỡ; người dân đã tiến hành giao dịch thuận tiện với điểm Bưu điện văn hóa xã Tân Hà, huyện Đức Linh.
V. Sở Tài nguyên Môi trường
1. Công ty khai thác khoáng sản Tân Quang Cường hoạt động khai thác gây ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Cử tri kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm kiểm tra chấn chỉnh (cử tri xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam)
Qua kiểm tra, theo dõi thì hiện nay Công ty TNHH Tân Quang Cường đã có biện pháp che chắn cát bay để không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh khu vực khai thác khoáng sản titan của Công ty và theo số liệu báo cáo kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nước dưới đất gửi Cục Quản lý tài nguyên nước hàng tháng thì chất lượng nguồn nước dưới đất tại dự án khai thác khoáng sản titan của Công ty TNHH Tân Quang Cường không có ô nhiễm, hiện nay cử tri không còn phản ánh nội dung trên.
VI. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận:
1. Hiện nay, các phai chắn của kênh BN3 cao hơn so với mặt đường và hai thành bê tông dẫn nước, nên khi thả phai chắn lấy nước vào ruộng lúa làm cho nước dâng cao tràn qua hai thành mương bê tông gây xói lở mặt đường liên xã Bắc Ruộng - Gia An và làm hư hại diện tích lúa đang sản xuất của Nhân dân. Cử tri kiến nghị tỉnh tiếp tục có hướng chỉ đạo xử lý (cử tri xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh)
Đoạn kênh theo kiến nghị cử tri xã Bắc Ruộng thuộc tuyến kênh BN3 (tại lý trình K2+700 đến K5+600) thuộc gói thầu số 20KB, công trình Hệ thống thủy lợi Tà Pao.
Theo thiết kế tuyến kênh được gia cố bằng bê tông cốt thép, cao trình thành kênh cao hơn mặt đường liên xã Bắc Ruộng - Gia An trung bình 0,3 - 0,4 m. Quá trình thi công công trình, xã Bắc Ruộng và đơn vị quản lý vận hành có đề nghị đục các lỗ thoát nước vào kênh để tiêu thoát nước mưa đọng trên lề đường. Vì vậy, trong quá trình tưới nếu điều tiết mực nước trong kênh cao hơn các lỗ thoát nước này sẽ thì nước tưới sẽ chảy ra phía đường Bắc Ruộng - Gia An.
Hiện nay, gói thầu số 20KB, công trình Hệ thống thủy lợi Tà Pao đã thi công hoàn thành và phục vụ tưới từ tháng 04/2020; chủ đầu tư đang thực hiện các thủ tục bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng. Do đó, để khắc phục tình trạng đọng nước khi tuyến kênh BN3 vận hành tưới như hiện nay và trong thời gian chờ nâng cấp tuyến đường liên xã Bắc Ruộng - Gia An; Ban QLDA ĐTXD các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đề nghị đơn vị quản lý vận hành (Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Bình Thuận - Chi nhánh La Ngà) bịt kín các lỗ thoát nước vào kênh tại các đoạn thường xuyên bị đọng nước, kết hợp vận hành cống điều tiết tưới không để mực nước tưới trong kênh vượt qua cao trình các lỗ thoát nước dọc kênh. Qua kiểm tra, tuyến kênh này không còn tình trạng nước tràn ngập ra đường gây xói lở và ảnh hưởng đến sản xuất của Nhân dân.
Mặt khác, hiện nay, huyện Tánh Linh đang triển khai thi công dự án nâng cấp tuyến đường liên xã Bắc Ruộng - Gia An. Theo hồ sơ thiết kế, công trình có bố trí rãnh tiêu nước dọc kênh phía bên phải tuyến đường giáp với tuyến kênh BN3, thoát nước vào kênh tại các vị trí cống tiêu hiện hữu tại các đoạn mặt đường thấp hơn tường kênh bê tông đoạn từ đoạn từ K4+275 đến K8+265. Sau khi công trình hoàn thành sẽ khắc phục tình trạng đọng nước trên mặt đường khi tuyến kênh BN3 vận hành cấp nước phục vụ tưới.
VII. Sở Tài chính
1. Kinh phí hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể được cấp hàng năm quá thấp, không đủ để chi cho các loại hình hoạt động. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung phù hợp với hoạt động và tình hình thực tế địa phương (cử tri xã Đức Bình, huyện Tánh Linh)
Ngày 06/12/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 20/2023/NQ- HĐND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/2021/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh, áp dụng kể từ năm 2024; theo đó, đã điều chỉnh tăng định mức chi hoạt động cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố lên khoảng 25% so với định mức được phân bổ theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh, đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị có thêm nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
VIII. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Tuyến đường 17a, 17b, xã Huy Khiêm đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và có trong danh mục đầu tư công của tỉnh. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh sớm quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho dân đi lại được thuận lợi (cử tri xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh)
Tuyến đường 17A, 17B xã Huy Khiêm là 02 tuyến đường thuộc dự án Nhựa hóa đường trung tâm xã Huy Khiêm (giai đoạn 2), huyện Tánh Linh đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 14/02/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 420/QĐ-SKHĐT ngày 06/10/2022 với tổng mức đầu tư 4.696 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự án đã được bố trí vốn thực hiện trong năm 2023, 2024. Đến nay đã thi công hoàn thành và đang hoàn chỉnh hồ sơ để nghiệm thu đưa vào sử dụng.
C. VỀ LĨNH VỰC VĂN XÃ - NỘI CHÍNH
I. Sở Y tế
1. Hiện nay, nhiều bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đang thiếu bác sĩ, thuốc và vật tư y tế để khám và điều trị bệnh cho Nhân dân; y bác sĩ ở các cơ sở y tế công lập chưa nhận được mức lương cơ sở mới theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP , ngày 14/5/2023 của Chính phủ. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm có giải pháp để tháo gỡ những khó khăn của ngành y tế (cử tri huyện Tuy Phong)
1.1. Về nội dung hiện nay nhiều bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đang thiếu bác sĩ, thuốc và vật tư y tế để khám và điều trị bệnh cho Nhân dân:
Để đảm bảo số lượng bác sĩ phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân trong tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 31/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 Quy định Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế trên địa bàn tỉnh. Đây là một chính sách đặc thù cho riêng ngành y tế. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Y tế và các cơ quan có liên quan tích cực triển khai thực hiện chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành Y tế và đã mang lại nhiều kết quả đáng kể. Từ năm 2016 đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nội vụ phối hợp cùng Sở Y tế tham mưu triển khai tổ chức 05 kỳ tuyển dụng viên chức ngành y tế (trong đó tuyển dụng được tổng: 243 bác sĩ bao gồm bác sĩ đào tạo theo địa chỉ).
Năm 2023, có 11 bác sĩ đa khoa tốt nghiệp thuộc diện đào tạo theo địa chỉ sử dụng về địa phương công tác và làm việc tại các bệnh viện, Trung tâm Y tế. Mặc dù, số lượng bác sĩ hiện tại vẫn còn thiếu, nhưng đã cải thiện rất nhiều so với giai đoạn trước khi thực hiện Chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực ngành y tế của Hội đồng nhân dân tỉnh và cơ bản đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh trong thời gian hiện nay.
Để thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao ngành y tế, ngày 10/10/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 12/2023/NQ- HĐND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì phối hợp Sở Nội vụ triển khai, tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết, đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Riêng đối với Trung tâm Y tế Tuy Phong số lượng bác sĩ còn thấp so với số dân (39 bác sĩ), Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường nguồn lực bác sĩ thu hút làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong trong thời gian đến.
Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Tờ trình số 2192/TTr-UBND ngày 3/6/2024 đề nghị HĐND tỉnh xem xét ban hành Nghị quyết bãi bỏ một phần Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 10/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở tiếp tục triển khai các chính sách này theo đúng quy định, đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.
1.2. Đối với nội dung thiếu thuốc và vật tư y tế để khám và điều trị cho Nhân dân:
Trong năm 2023, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên toàn tỉnh có tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể:
Đến cuối năm 2022, nhiều gói thầu được cho chủ trương mua sắm và sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2022 chưa tổ chức đấu thầu được. Những tháng đầu năm 2023 không tiếp tục tổ chức quy trình đấu thầu, vì liên quan đến việc chuyển nguồn kinh phí. Do vậy, bước sang quý I/2023, nhiều đơn vị khám bệnh, chữa bệnh thiếu trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, sinh phẩm, y cụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa trong lĩnh vực y tế do đứt gãy chuỗi cung ứng trên phạm vi lớn và những khó khăn trong thực hiện các thủ tục báo giá, tìm nhà thầu thẩm định giá...dẫn đến việc chậm trễ trong mua sắm trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, sinh phẩm, y cụ, trang phục y tế, đồ vải, hiện vật....
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của ngành y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt cùng với sự khẩn trương phối hợp tích cực của các sở, ngành, nhất là Sở Tài chính, các thủ tục thẩm định, trình phê duyệt mua sắm đã được đẩy nhanh tiến độ trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành các văn bản nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc đấu thầu, mua sắm hóa chất, vật tư y tế đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đấu thầu trong năm . Đến nay, các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh cơ bản đã bảo đảm chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm phục vụ điều trị bệnh nhân, trong đó bao gồm cả Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong.
1.3. Về nội dung y bác sĩ ở các cơ sở y tế công lập chưa nhận được mức lương cơ sở mới theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ:
Ngày 16/10/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2186/QĐ-UBND về việc bổ sung dự toán năm 2023 để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ, thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023.
Theo đó, Sở Y tế đã ban hành Quyết định số 2271/QĐ-SYT ngày 18/10/2023 giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 cho các đơn vị trực thuộc ngành y tế để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ.
Như vậy, đến nay các đơn vị trực thuộc ngành y tế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung dự toán năm 2023 để thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ; đồng thời, các đơn vị đã thực hiện chi lương theo mức lương cơ sở mới nhất cho viên chức y tế và người lao động.
2. Tình trạng người dân phản ánh việc chuyển tuyến của Bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận chưa kịp thời, dẫn đến một số trường hợp bệnh trở nặng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, gây bức xúc trong Nhân dân. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm có quy định thông tuyến lên tuyến trên để đảm bảo khám, chữa bệnh kịp thời (cử tri xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh)
Công tác khám, chữa bệnh và chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh được thực hiện theo Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế về Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Qua rà soát, Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam thực hiện đúng theo: Luật Khám, chữa bệnh và các quy định về chuyển tuyến theo Thông tư 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế về Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Bệnh viện đã thực hiện chuyển tuyến đối với các trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của Bệnh viện hoặc các bệnh trong phân tuyến bệnh viện hạng II nhưng mức độ bệnh phức tạp hoặc các bệnh lý mà Bệnh viện không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị. Riêng đối với trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, Bệnh viện cần tiến hành hồi sức trước khi chuyển tuyến theo quy định và bảo đảm được an toàn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, trong thời gian qua công tác chuyển tuyến của bệnh viện luôn đảm bảo an toàn cho người bệnh trên đường vận chuyển, chưa có trường hợp nào mà bệnh nhân trở nặng hoặc tử vong do chuyển viện chậm trễ.
Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân bị tai nạn hoặc bệnh rất nặng vào Bệnh viện, thân nhân người bệnh yêu cầu Bệnh viện phải chuyển tuyến ngay, nhưng nếu thực hiện chuyển tuyến ngay sẽ có nguy cơ bệnh nhân trở nặng hơn và có thể dẫn đến tử vong trên đường chuyển viện. Do đó, Bệnh viện phải tiến hành xử trí cấp cứu, ổn định tình trạng bệnh rồi mới chuyển tuyến, chính vì thế một số thân nhân người bệnh hiểu nhầm là Bệnh viện chậm trễ trong việc chuyển tuyến.
Qua làm việc với Sở Y tế, Bệnh viện xin ghi nhận nội dung phản ánh trên của cử tri, và đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở cán bộ viên chức về công tác khám chữa bệnh nói chung và chuyển tuyến nói riêng để trong thời gian tới Bệnh viện thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam thực hiện nghiêm quy định về chuyển tuyến khám, chữa bệnh; đồng thời quán triệt đến đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng tăng cường việc thông tin, giải thích rõ cho người bệnh và thân nhân người bệnh hiểu rõ về việc thực hiện chuyển tuyến theo quy định của Bộ Y tế.
3. Cử tri kiến nghị tỉnh chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh đảm bảo trang thiết bị, vật tư y tế, nhất là các vật tư y tế thông thường để phục vụ tốt việc điều trị bệnh (như: Kim khâu, bông, gạc…vì những vật tư này bệnh nhân phải tự mua, gây tốn kém thêm chi phí chữa bệnh và không được thanh toán BHYT) (cử tri xã Sông Bình, huyện Bắc Bình)
Trong năm 2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương mua sắm tại Công văn số 2227/UBND-TH ngày 13/7/2022 về việc chủ trương mua sắm của ngành y tế năm 2022, trong đó có các gói thầu: Mua bơm tiêm, kim tiêm, dụng cụ, hóa chất, vật tư tiêu hao thận nhân tạo và máy thở; gói thầu: các loại bông, băng, gạc, bột bó, túi ép, các loại giấy điện tim, giấy cho máy monitor, các loại dao mổ và một số vật tư cho khoa Mắt; ….
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Vật tư y tế là mặt hàng độc quyền của một số hãng sản xuất nên độc quyền về giá dẫn đến việc xin 03 báo giá theo quy định để làm thủ tục mua sắm rất khó khăn; giá vật tư y tế từ khi lập dự toán và xây dựng kế hoạch mua sắm đến lúc có chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Y tế, giá đã có sự chênh lệch (tăng giá) nên công tác thẩm định giá gặp khó khăn hoặc đến khi tổ chức đấu thầu, một số mặt hàng giá tăng lên nên nhà thầu không tham gia mặc dù đã gia hạn gói thầu nhiều lần; tình hình đó cùng với sự khan hiếm hàng hóa trong lĩnh vực y tế và những khó khăn trong thực hiện các thủ tục lấy báo giá, tìm nhà thầu thẩm định giá... dẫn đến việc chậm trễ trong mua sắm trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, sinh phẩm, y cụ, trang phục y tế, đồ vải, hiện vật. Đến cuối năm 2022, nhiều gói thầu được cho chủ trương mua sắm và sử dụng nguồn kinh phí trong năm 2022 chưa tổ chức đấu thầu được. Những tháng đầu năm 2023 không tiếp tục tổ chức quy trình đấu thầu, vì liên quan đến việc chuyển nguồn kinh phí. Do vậy, bước sang Quý I/2023, Bệnh viện xảy ra tình trạng thiếu trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, sinh phẩm, y cụ.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế, các sở, ngành có chức năng liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo tình hình thiếu vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm phục vụ khám, chữa bệnh và đã tổ chức buổi làm việc với lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện, trung tâm y tế để nghe báo cáo, đề xuất, cho ý kiến chỉ đạo; sau buổi làm việc, nhiều công việc đã được thực hiện khẩn trương để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản kiến nghị bộ, ngành Trung ương cho ý kiến, hướng dẫn giải quyết một số tình huống vướng mắc trong mua sắm trong khi chờ kết quả đấu thầu rộng rãi; mặt khác, chỉ đạo các đơn vị khám, chữa bệnh công lập, Sở Y tế, Sở Tài chính thực hiện khẩn trương các thủ tục trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức đấu thầu.
Bên cạnh đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng đã đẩy nhanh công tác mua sắm đấu thầu, để khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị, hóa chất, y dụng cụ… hiện nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh luôn đảm bảo đủ vật tư y tế để phục vụ tốt công tác cấp cứu và công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện .
Từ đầu năm 2024, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã bảo đảm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; không để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải tự mua thiết bị, vật tư y tế thông thường.
4. Trước đây, công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tế tư nhân tại huyện Tánh Linh do Phòng Y tế đảm nhiệm; sau khi phòng y tế sáp nhập vào Văn phòng HĐND & UBND huyện thì việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế tư nhân tại huyện không rõ đơn vị nào. Cử tri mong muốn UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế cần có hướng dẫn, quy định cụ thể để tránh trường hợp xảy ra việc lợi dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế và huyện không đủ nhân lực thực hiện khám, chữa bệnh (cử tri huyện Tánh Linh)
- Đối với tuyến huyện: Theo Thông tư số 37/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó có quy định vị trí và chức năng (đối với những đơn vị cấp huyện không tổ chức riêng phòng y tế thì chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về y tế do Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện thực hiện).
- Tuyến xã, phường, thị trấn:
Theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn. Trong đó có quy định tại khoản 4, Điều 2. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân: “Tham gia, phối hợp các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân trên địa bàn xã”.
Ngày 29/07/2022, Sở Y tế ban hành Công văn số 2960/SYT-TTr về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Trong đó có nội dung: “Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn tăng cường các hoạt động quản lý về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn”.
Như vậy theo các nội dung nêu trên thì trạm y tế xã, phường, thị trấn tham gia thực hiện quản lý hành nghề y, dược tư nhân nếu phát hiện vi phạm đề nghị xử lý theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
II. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo thì việc dạy thêm, học thêm tại Trường phải có Đơn xin học thêm của học sinh và cha mẹ học sinh trực tiếp ký, ghi cam kết vào đơn xin học thêm. Tuy nhiên, qua phản ánh của phụ huynh tại Trường Trung học phổ thông Bắc Bình, học sinh không có đơn và phụ huynh không ghi cam kết nhưng nhà trường vẫn bắt buộc học sinh tham gia học thêm tại trường, qua đó gây áp lực về kinh tế cho gia đình và cho học sinh không đủ thời gian học tập. Cử tri mong muốn Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc triển khai trên của Trường có đúng quy định không (cử tri xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình)
Ngày 26/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT về việc công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Như vậy các Điều, khoản còn lại của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 đều còn hiệu lực. Theo đó, tại khoản 1 Điều 5 Quy định tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường có nêu: “Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết”. Theo phản ánh của cử tri và thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 01/12/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác tổ chức dạy thêm, học thêm tại Trường THPT Bắc Bình, kết quả như sau:
- Tại thời điểm kiểm tra: Có 67 học sinh chưa có đơn đăng ký theo quy định.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Bình khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung sau:
+ Đối với các trường hợp (67 học sinh) chưa có đơn đăng ký nhưng đã đóng tiền và đang tham gia học thêm tại nhà trường: Thực hiện hoàn trả lại các khoản thu ôn tập, dạy thêm học thêm cho học sinh trước ngày 05/12/2023. Đồng thời, phối hợp với cha mẹ học sinh rà soát, xác định nhu cầu học tập của học sinh để đảm bảo đúng quy định và quyền lợi cho học sinh có nguyện vọng học thêm tại trường. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo trong ngày 05/12/2023.
+ Khẩn trương tổ chức rà soát và triển khai công tác dạy thêm, học thêm tại trường đảm bảo đúng quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 và Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với sai phạm nêu trên.
Ngày 07/12/2023, Trường THPT Bắc Bình đã báo cáo khắc phục các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 01/12/2023. Trong đó có nội dung: “67 trường hợp học sinh chưa có đơn theo đoàn kiểm tra hiện tại đã có đơn đầy đủ. Không có trường hợp nào học sinh không đăng ký học thêm mà nhà trường thu tiền”.
2. Trung ương, tỉnh đã phê duyệt chương trình học mới ở một số lớp các cấp học, nhưng chưa có thiết bị phục vụ dạy học. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo sớm cung cấp các thiết bị đảm bảo công tác giáo dục (cử tri xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong)
Kể từ năm 2022, UBND tỉnh đã bố trí kinh phí từ dự toán giao đầu năm cho UBND các huyện, thị xã, thành phố theo khả năng cân đối của nguồn ngân sách địa phương để thực hiện mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu trang bị cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quản lý kinh phí được phân bổ và triển khai mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu trang bị cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở theo đúng quy định.
Ghi nhận phản ánh của cử tri, UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Ngày 25/10/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23/2023/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó UBND các huyện, thị xã, thành phố được phân công nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý.
Ngày 10/11/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn tổ chức thực hiện đối với các nội dung liên quan tại Quyết định số 23/2023/QĐ-UBND ngày 25/10/2023 của UBND tỉnh tại Công văn số 2905/SGDĐT-KHTC đến UBND các huyện, thị xã, thành phố, hiệu trưởng các trường THPT công lập, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bình Thuận để nghiên cứu triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị.
III. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
1. Hạng mục sửa chữa trùng tu chống xuống cấp của đình làng Xuân Hội và Hòa Thuận, thị trấn Chợ Lầu không đảm bảo chất lượng sau trùng tu. Cử tri đã kiến nghị nhiều lần và UBND thị trấn Chợ Lầu đã gửi văn bản kiến nghị đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nhưng đến nay vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục. Cử tri mong muốn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm khảo sát, khắc phục (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)
Hạng mục sửa chữa, trùng tu, chống xuống cấp của đình làng Xuân Hội và Hòa Thuận, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình đã được thi công, sửa chữa đưa vào sử dụng. Một số vị trí mái bị thấm dột đã được đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa. Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục theo dõi, nếu còn vị trí thấm dột nào sẽ tiếp tục đề nghị đơn vị thi công xử lý dứt điểm.
IV. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
1. Các gia đình thờ cúng liệt sĩ ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh từ trước năm 2022 vẫn được nhận tiền trợ cấp thờ cúng vào các dịp lễ, tết. Tuy nhiên, dịp 27/7/2022 có một số gia đình thờ cúng liệt sĩ không còn chế độ, Sở Lao động Thương binh và xã hội thông tin là do chưa có Quyết định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét, thực hiện chế độ chính sách kịp thời (cử tri xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh)
Qua rà soát các trường hợp đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt của xã Bắc Ruộng, có 03 trường hợp chưa được giải quyết gồm: Liệt sĩ Nguyễn Thú, Liệt sĩ Nguyễn Thanh Vĩnh và Liệt sĩ Trần Phụng với lý do Sở Lao động - Lao động - Thương binh và Xã hội không quản lý hồ gốc của 3 liệt sĩ (theo khoản 4, Điều 28 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng). Vì vậy, để có cơ sở giải quyết trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận đã có các Công văn: số 2475/SLĐTBXH-NCC ngày 28/10/2022, số 66A/SLĐTBXH-NCC ngày 10/01/2023, số 2062/SLĐTBXH-NCC ngày 18/8/2023 đề nghị, đôn đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam di chuyển hồ sơ gốc của 03 liệt sĩ về tỉnh Bình Thuận.
Đến nay, liệt sĩ Nguyễn Thú đã có Quyết định thờ cúng số 2869/QĐ-SLĐTBXH ngày 17/11/2023, liệt sĩ Nguyễn Thanh Vĩnh đã có Quyết định thờ cúng số 2867/QĐ-SLĐTBXH ngày 17/11/2023 cho ông Nguyễn Trường và liệt sĩ Trần Phụng đã có Quyết định thờ cúng số 1609/QĐ-SLĐTBXH ngày 25/9/2023 cho ông Trần Thành. Đến nay, các liệt sĩ nêu trên đã được chi trả các chế độ, chính sách theo quy định.
2. Trên địa bàn xã Đức Phú hiện nay có 3 trường hợp thờ cúng Liệt sĩ: Nguyễn Hữu Chất, Trần Khắc Lương, Trần Ngọc Châu không còn nhận chế độ thờ cúng liệt sĩ từ năm 2022 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh thông báo là không có hồ sơ gốc. UBND huyện đã làm lại và bổ sung hồ sơ theo quy định, nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận lại. Cử tri kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh sớm giải quyết và trả lời cụ thể cho cử tri biết (cử tri xã Đức Phú, huyện Tánh Linh)
Hiện nay, Liệt sĩ Nguyễn Hữu Chất đã có Quyết định thờ cúng số 3093/QĐ- SLĐTBXH ngày 29/12/2023 cho ông Nguyễn Hữu Đường; Liệt sĩ Trần Khắc Lương đã có Quyết định thờ cúng số 3094/QĐ-SLĐTBXH ngày 29/12/2023 cho ông Trần Quốc Khánh; Liệt sĩ Trần Ngọc Châu đã có Quyết định thờ cúng số 3095/QĐ-SLĐTBXH ngày 29/12/2023 cho ông Trần Văn Ban. Đến nay, các liệt sĩ nêu trên đã được chi trả các chế độ, chính sách theo quy định.
3. Cử tri Lê Thị Mai là con Liệt sĩ Lê Văn Quế, cư ngụ tại Khu phố 6, phường Phú Thủy kiến nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh sớm trả lời việc hưởng chế độ thờ cúng cho gia đình bà (hồ sơ đã làm gửi đi từ tháng 6/2021 đến nay vẫn chưa được Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh trả lời (cử tri phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết)
Hiện nay, Liệt sĩ Lê Văn Quế đã có Quyết định thờ cúng số 1599/QĐ- LĐTBXH ngày 31/12/2021 cho bà Lê Thị Mai. Đến nay, trường hợp của liệt sĩ Lê Văn Quế đã được chi trả các chế độ, chính sách theo quy định.
4. Xã Phan Tiến đã triển khai xây dựng và hoàn thành bàn giao nhà ở đối với đối tượng chính sách cho hộ Mang Thị Mỹ từ nguồn quỹ “Đền ơn đáp nghĩa" của tỉnh cách đây 02 tháng, tuy nhiên đến thời điểm này xã chưa nhận kinh phí hỗ trợ. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm sớm giải quyết (cử tri xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình)
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã làm việc với UBND huyện Bắc Bình; theo đó, hiện nay, địa phương đã chuyển đủ số tiền hỗ trợ xây dựng nhà ở khó khăn cho bà Mang Thị Mỹ là người hoạt động kháng chiến thuộc xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình là 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh và nguồn hỗ trợ của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Thuận (Quỹ Đền ơn đáp nghĩa chuyển tiền ngày 17/11/2023 và Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Thuận đã chuyển tiền vào ngày 15/11/2023)./.
PHỤ LỤC 3
44
KIẾN NGHỊ ĐANG GIẢI QUYẾT
(Kèm theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 của HĐND tỉnh)
A. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
I. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Cử tri Mai Văn Tam, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết kiến nghị
- Thông báo số 69/TB-CQLĐĐ, ngày 21/6/2022 của Tổng Cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường); qua kiểm tra 43 dự án được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ du lịch thì có nhiều dự án vi phạm không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất; chưa thực hiện nộp tiền thuê đất và UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định. Đề nghị tỉnh cho biết kết quả xử lý việc thu hồi dự án vi phạm và trách nhiệm tổ chức và cá nhân có liên quan.
Sau khi có Thông báo Kết luận kiểm tra số 69/TB-TCQLĐĐ ngày 21/6/2023 của Tổng cục Quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công văn số 3007/UBND-KGVXNV ngày 12/9/2022 đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện và nghiêm túc tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện việc công bố, công khai danh sách các dự án có vi phạm trên cổng thông tin điện tử.
Thực hiện Thông báo số 18/TB-UBND về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại buổi làm việc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án du lịch đã được gia hạn tiến độ sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra đánh giá mức độ, tình hình thực hiện dự án để đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện đưa đất vào sử dụng theo yêu cầu tại các quyết định gia hạn tiến độ sử dụng đất của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật về đất đai.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, xác định hành vi vi phạm tiến độ đầu tư của các dự án theo Thông báo Kết luận kiểm tra số 69/TB-TCQLĐĐ và đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 23/44 dự án với số tiền phạt là 1.805 triệu đồng. Đến nay đã có 21/23 dự án chấp hành nộp phạt, với số tiền 1.685 triệu đồng. Trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục kiểm tra đối với các dự án còn lại.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã chủ động chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường theo dõi tình hình, tiến độ triển khai các dự án; xử lý các hành vi vi phạm hành chính, nhất là trên lĩnh vực đất đai, trật tự, xây dựng, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự địa phương; phối hợp với cấp có thẩm quyền xử lý giải quyết, tranh chấp khiếu kiện đất đai diễn ra tại khu vực dự án. Chủ động phối hợp với các sở, ngành chức năng kiểm tra hiện trạng các dự án chậm triển khai trên địa bàn để kịp thời đề xuất đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất để kiến nghị thu hồi, chấm dứt dự án đầu tư theo quy định.
Trong thời gian qua, các sở ngành và địa phương đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác đôn đốc, hướng dẫn, tham mưu để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục về đầu tư, đất đai và xây dựng để đảm bảo quá trình tham mưu, xử lý đúng quy định pháp luật. Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh cho phép gia hạn tiến độ sử dụng đất, thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai hoặc cho phép gia hạn tiến độ đầu tư, chấm dứt đầu tư theo quy định Luật Đầu tư đối với các dự án còn lại.
- Về nội dung đề nghị cơ quan chức năng cung cấp các văn bản để cử tri giám sát kết quả giải quyết đối với danh sách 13/14 dự án mà chủ đầu tư bị xử lý vi phạm hành chính với số tiền 1.005 tỷ đồng (theo Thông báo số 69/TBTCQLĐĐ, ngày 21/6/2022 của Tổng cục Quản lý đất đai).
Đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp Sở Kế hoạch và Đầu tư được được xem xét, giải quyết kiến nghị cung cấp các văn bản liên quan theo đúng quy định hiện hành
2. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm giữ lại nét đẹp tự nhiên của bãi biển Hàm Tiến, hiện nay các doanh nghiệp đã xây dựng kè mềm làm ảnh hưởng đến mỹ quan thay đổi dòng chảy của biển, ngăn cản đến việc đi lại khi du khách đến tham quan tắm biển và các môn thể thao trên biển… Đồng thời, sớm thi công đường ra biển (gần resort Sunny Beach) để bà con Nhân dân địa phương và khách du lịch được tiếp cận biển một cách dễ dàng hơn (cử tri phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết)
- Trong thời gian qua một số khu du lịch trên địa bàn phường Hàm Tiến và Mũi Né, thành phố Phan Thiết bị ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm sạt lở bờ biển, ảnh hưởng đến hạ tầng xây dựng của các khu du lịch và bãi biển phục vụ nhu cầu tắm biển của khách du lịch; vì vậy, cần phải xác định mục tiêu là bảo vệ bờ biển để phục vụ du lịch và việc xây dựng kè tạm trước mắt là yêu cầu bắt buộc để hạn chế tình trạng sạt lở bờ biển và đảm bảo mục đích phát triển du lịch của khu vực. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT khảo sát, thiết kế và hướng dẫn làm kè tạm bằng ống cát Geotube khu vực Hàm Tiến - Mũi Né.
Sáng ngày 20/3/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả thực hiện hướng dẫn xây dựng kè tạm bằng ống cát GeoTube các khu du lịch khu vực Hàm Tiến - Mũi Né. Theo đó, UBND tỉnh đã có Thông báo số 91/TB-UBND ngày 27/3/2024 giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan, cụ thể như sau:
(1) Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các thành viên tham dự họp để hoàn thiện lại Báo cáo, chú ý việc dự báo về tình hình xói lở bờ biển khu vực, cả về cơ sở khoa học và thực tiễn; đánh giá kết quả thực hiện các công trình chống xói lở trong khu vực và các giải pháp; làm rõ mục tiêu của việc đầu tư công trình là để tạo bãi hay bảo vệ bờ, mục tiêu đầu tư để bảo vệ trước mắt hay lâu dài để có đề xuất giải pháp đầu tư cho phù hợp. Trường hợp đầu tư công trình kiên cố thì phải sử dụng vốn nhà nước để đầu tư.
(2) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn quy trình thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình kè tạm (quy trình cấp phép như thế nào, trách nhiệm của cơ quan nào giám sát,..) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp (đối với nhiệm vụ này, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1315/SKHĐT-HTĐT ngày 01/4/2024 gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất thực hiện trình tự, thủ tục làm kè tạm chống xâm thực, sạt lở bờ biển theo quy định của pháp luật về xây dựng).
(3) Đối với đoạn kè bảo vệ bờ biển khu vực Hàm Tiến đã được UBND tỉnh giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn lập báo cáo đề xuất đầu tư: Đề nghị Hiệp hội du lịch Bình Thuận chia sẻ về mục tiêu đầu tư của dự án là bảo vệ bờ, chống xói lở bờ biển, bên cạnh việc xem xét tính hài hòa cho các dự án du lịch. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải xác định mục tiêu chung là đầu tư công trình kè chống xói lở, bảo vệ bờ biển, tiếp thu những nội dung góp ý phù hợp và có báo cáo giải trình cụ thể các nội dung kiến nghị không phù hợp của Hiệp hội du lịch nhằm đạt được mục tiêu chung của việc đầu tư công trình; rà soát đề xuất phương án đầu tư cho phù hợp.
Trước mắt, để bảo vệ, chống sạt lở bờ biển, tái tạo và khôi phục bãi biển phục vụ hoạt động du lịch; trước khi tiến hành xây dựng kè, các doanh nghiệp trên địa bàn phường Hàm Tiến phải xin chủ trương của UBND tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn thủ tục thực hiện và thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT để thống nhất giải pháp thiết kế công trình. Để được cấp phép xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế phải được thẩm định phê duyệt và được UBND thành phố Phan Thiết cấp giấy phép.
Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Phan Thiết tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lấn chiếm bờ biển làm kè cứng, kè mềm không phép theo quy định. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, trong thời gian qua UBND thành phố đã tiếp tục chỉ đạo UBND phường Hàm Tiến tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình lấn chiếm bờ biển làm kè cứng, kè mềm không phép theo quy định trong khi chờ hướng dẫn làm kè tạm bằng ống cát Geotube.
3. Cử tri Trần Thị Lan, cư trú tại khu phố 4, phường Xuân An kiến nghị gia đình bà và 03 hộ dân nằm dưới cầu Đôi thuộc dự án Kênh thoát lũ đến nay dự án quy hoạch đã 18 năm. Đề nghị tỉnh cho biết dự án này có quy hoạch nữa không, nếu còn quy hoạch thời gian khi nào thực hiện để người dân ổn định cuộc sống (cử tri thành phố Phan Thiết)
Theo kiến nghị của cử tri UBND tỉnh đã giao Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Xử lý ngập úng tại cầu Đôi 1 đường Nguyễn Hội, thành phố Phan Thiết trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt để triển khai đầu tư trong giai đoạn 20212025 tại Công văn số 4175/UBND-ĐTQH ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh.
Ngày 27/5/2022, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp có Tờ trình số 537/TTr-BQLDA về việc thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Xử lý ngập úng tại cầu Đôi 1 đường Nguyễn Hội, thành phố Phan Thiết gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi lấy ý kiến góp ý của các đơn vị có liên quan, theo đó, các đơn vị đề nghị Ban rà soát đề xuất quy mô thực hiện dự án, các thông số kỹ thuật và chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cho phù hợp.
Ngày 13/11/2023, UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 4406/UBND-ĐTQH yêu cầu Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh khẩn trương phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan để triển khai thực hiện dự án nêu trên theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 4175/UBNDĐTQH ngày 03/11/2021.
Ngày 29/3/2024, Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đã có Tờ trình số 591/TTr-BQLDA gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận của về việc thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Xử lý ngập úng tại cầu Đôi 1 đường Nguyễn Hội, thành phố Phan Thiết và Công văn số 592/BQLDAĐHDA1 ngày 29/3/2024 giải trình các nội dung liên quan đến Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án trên.
Qua rà soát, nội dung giải trình của Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2427/SKHĐTTĐ ngày 05/6/2024 yêu cầu Ban tiếp tục làm rõ một số nội dung như báo cáo rõ sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Phan Thiết, quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040 và quy hoạch phân khu phường Xuân An, thành phố Phan Thiết; nghiên cứu, đề xuất giải pháp gia cố mái đoạn kênh cho đồng bộ với dự án Gia cố mái kênh và đường bê tông bờ kênh đoạn từ cầu Đôi 1 trên đường Nguyễn Hội đến cầu Sở Muối, thành phố Phan Thiết đã thi công hoàn thành và đề xuất thời gian thực hiện dự án cho phù hợp theo quy định của Luật Đầu tư công.
Hiện nay, Ban QLDA ĐTXD công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh đang rà soát giải trình các ý kiến nêu trên của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trên cơ sở ý kiến giải trình của Ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có cơ sở báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
II. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Khu vực đất thuộc khu phố 11, phường Phú Trinh đối diện Bến xe Bắc thuộc quản lý của Ban Quản lý dự án tỉnh, hiện nay cây cỏ mọc nhiều và các hộ dân buôn bán vẫn thường xuyên bỏ rác, nguy cơ cháy cao. Cử tri kiến nghị Ban Quản lý dự án tỉnh có hướng giải quyết, tránh lãng phí việc sử dụng đất và ô nhiễm môi trường (cử tri phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết)
Khu vực theo ý kiến phản ánh là khu đất thu hồi của Hợp tác xã Cơ khí Tiền Phong tại phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết, UBND tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý và lập thủ tục đấu giá theo Quyết định số 2395/QĐUBND ngày 14/9/2018. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, hiện nay đang tạm dừng thủ tục đấu giá khu đất để bổ sung thêm diện tích khu đất Trung tâm đăng kiểm cơ giới Bình Thuận vào quỹ đất đấu giá nhằm nâng tầm khu vực này; Trung tâm đang phối hợp với UBND thành phố Phan Thiết rà soát lại theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu tại khu vực.
Khu đất này, trước đây Trung tâm Phát triển quỹ đất có thuê đơn vị bảo vệ, thuê người giăng rào dây kẽm gai xung quanh khu đất. Tuy nhiên, hiện nay do khó khăn về kinh phí cho nên Trung tâm đã tạm dừng thuê bảo vệ, các hộ dân thấy đất trống nên xả rác bừa bãi, cùng với mùa mưa nên cỏ mọc um tùm.
Để khắc phục tình hình trên, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất đề xuất phương án kinh phí để dọn dẹp vệ sinh khu đất, đồng thời phối hợp UBND thành phố Phan Thiết chỉ đạo UBND phường Phú Trinh cùng lực lượng công an phường tăng cường công tác tuần tra, quản lý, xử phạt nghiêm để ngăn chặn tình hình xả rác bừa bãi của người dân, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân không xả rác tại khu vực này.
Qua ý kiến của cử tri, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã thuê xe ủi dọn dẹp vệ sinh khu đất. Đồng thời, Trung tâm cũng đã phối hợp với UBND phường Phú Trinh tăng cường công tác kiểm tra nên về cơ bản không còn tình trạng người dân xả rác.
Trong thời gian chờ chủ trương của các cấp thẩm quyền cho đấu giá quyền sử dụng đất đối với khu đất nêu trên và khu đất Trung tâm Đăng kiểm cơ giới Bình Thuận theo Thông báo số 249-TB/VPTU ngày 03/12/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy; Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp UBND phường Phú Trinh, lực lượng công an phường tăng cường công tác quản lý, xử phạt nghiêm để ngăn chặn tình hình xả rác bừa bãi của người dân; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân không xả rác tại khu vực này; đồng thời, xem xét đề xuất phương án cho thuê mặt bằng ngắn hạn để có nguồn thu ngân sách và quản lý được khu đất đến khi có chủ trương đấu giá thì giao lại cho Trung tâm quản lý để tổ chức bán đấu giá.
2. Cử tri Mai Văn Tam, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết kiến nghị
- Dự án Trường mẫu giáo Bắc Xuân An, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Quyết định số 16/QĐ-SKHĐT ngày 12/01/2022 chấm dứt hoạt động; Sở Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1915/CV-TNMT, ngày 11/5/2022 gửi Công ty cổ phần Giáo dục Thiên Thần Kỷ Nguyên thông báo sẽ thu hồi Quyết định cho thuê đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy đến nay UBND tỉnh đã có thu hồi quyết định cho thuê đất và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa?
Ngày 10/5/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 170/TTrSTNMT trình UBND tỉnh xem xét thu hồi đất đã cho Công ty Cổ phần Giáo dục Thiên Thần Kỷ Nguyên thuê để thực hiện dự án Trường Mẫu giáo Bắc Xuân An tại Khu dân cư Bắc Xuân An, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết. Hiện nay, UBND tỉnh đang xem xét, giải quyết theo quyết theo quy định của pháp luật.
Thực hiện theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh tại Công văn số 2739/VP-KGVXNV ngày 30/5/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2912/STNMT-CQLĐĐ ngày 04/6/2024 lấy ý kiến Sở Tư pháp về nội dung kiến nghị UBND tỉnh thu hồi đất đã cho Công ty Cổ phần Giáo dục Thiên Thần Kỷ Nguyên thuê để thực hiện dự án Trường Mẫu giáo Bắc Xuân An tại Khu dân cư Bắc Xuân An, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết tại Tờ trình số 170/TTr-STNMT ngày 10/5/2024 trước khi tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Bà Nguyễn Thị Tập, cư trú tại số 80/10 đường Nguyễn Trãi, phường 3, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh có gửi đơn khiếu nại UBND tỉnh về Quyết định số 1277/QĐ-CTUBBT, ngày 23/5/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh về quy hoạch khu tái định cư sau Trường cao đẳng cộng đồng thuộc Khu phố 7, phường Hưng Long để làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ, mặc dù UBND tỉnh đã 02 lần có văn bản chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời nhưng đến nay chưa được giải quyết. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét và hủy bỏ Quyết định số 1277/QĐ-CTUBBT, ngày 23/5/2002 để Nhân dân trong khu vực dự án này làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ (cử tri phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết)
Liên quan đến nội dung kiến nghị của cử tri, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2529/STNMT-CCQLĐĐ ngày 17/5/2024 gửi UBND thành phố Phan Thiết đề nghị thực hiện việc điều chỉnh các quyết định thu hồi đất theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.
Tương tự như trường hợp này, trước đây UBND thành phố Phan Thiết có đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh các quyết định của UBND tỉnh thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và giao đất tổng thể cho chủ đầu tư để thực hiện dự án Khu dân cư Kênh Bàu, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết; dự án Trường THCS Nguyễn Du; dự án Mở rộng khu dân cư 1/8, phường Hàm Tiến thuộc đường ĐT.706B để phục vụ lập hồ sơ dự án, UBND tỉnh đã có chỉ đạo tại Công văn số 404/UBND-ĐTQH ngày 31/01/2024 và Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 480/STNMT-CCQLĐĐ ngày 25/01/2024, số 626/STNMT-CCQLĐĐ ngày 06/02/2024 và số 2323/STNMT-CCQLĐĐ ngày 10/5/2024 hướng dẫn UBND thành phố Phan Thiết triển khai thực hiện các thủ tục để quyết định điều chỉnh các quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án theo đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
UBND thành phố Phan Thiết đã có Công văn số 3364/UBND-QLĐĐ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện theo ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2529/STNMT-CCQLĐĐ ngày 17/5/2024.
4. Cử tri kiến nghị Sở Tài nguyên và môi trường kiểm tra, có biện pháp xử lý dứt điểm việc trang trại chăn nuôi heo Phúc Thịnh Phát gây ô nhiễm môi trường (mùi phân heo) làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong xã, cử tri đã kiến nghị nhiều lần (cử tri xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình)
Trang trại chăn nuôi heo Phúc Thịnh Phát đã đi vào hoạt động từ năm 2019 với quy mô thực tế 10.000 con heo thịt được xây dựng trên diện tích 13,6 ha. Trang trại đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 21/6/2017; đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT số 07/GXN-STNMT ngày 12/7/2021.
Ngày 25/4/2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Bình đã phối hợp UBND xã Hồng Phong tiến hành kiểm tra môi trường đối với Trang trại chăn nuôi heo Phúc Thịnh Phát. Qua kiểm tra, Trang trại hiện đang hoạt động với công suất thực tế 5.800 con heo/10.000 con heo với số lượng 10 dãy chuồng nuôi; có thực hiện phun chế phẩm sinh học khử mùi, khử khuẩn, vôi bột tại hố hủy xác, tại vị trí thu gom chất thải rắn, xử lý và ép phân heo; hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động ổn định, tại khu vực hệ thống xử lý nước thải không phát sinh mùi hôi; kho lưu chứa thức ăn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường; có trồng cây xanh và cây đang phát triển; tại khu vực chuồng trại có mùi hôi nhẹ đặc trưng từ hoạt động chăn nuôi heo, chủ trang trại có thực hiện phun chế phẩm sinh học và vệ sinh chuồng trại định kỳ, đã thực hiện quay tole phía sau quạt hút tại 7/10 dãy chuồng (đạt 70%) và cam kết tiếp tục quay tole thêm tại 3 dãy chuồng còn lại trong thời gian tới. Đến thời điểm hiện nay, địa phương chưa nhận được phản ánh của người dân liên quan đến mùi hôi của Trang trại.
5. Trang trại chăn nuôi heo Làng Việt 1 thuộc thôn 1, xã Hồng Sơn và Làng Việt 2 thuộc thôn 7, xã Hàm Đức đã được các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, xử phạt vi phạm và yêu cầu khắc phục ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay các cơ sở trên tiếp tục xả thải gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cử tri tiếp tục đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có biện pháp xử lý triệt để (cử tri xã Hàm Đức, Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc)
Hiện nay, trên địa bàn xã Hồng Sơn và xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc có 02 trại chăn nuôi heo quy mô công nghiệp được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, bao gồm Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Làng Việt Nam tại xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc và Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị Làng Việt 1 tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc đều do Công ty TNHH Làng Việt Nam làm chủ đầu tư.
Ngày 21/11/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hàm Thuận Bắc, UBND xã Hàm Đức, UBND xã Hồng Sơn tiến hành khảo sát thực tế và làm việc với Công ty TNHH Làng Việt Nam (chủ đầu tư Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Làng Việt Nam và trại Làng Việt 1). Thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải của 02 trang trại đang vận hành bình thường, nước thải sau xử lý được lưu chứa và tái sử dụng hoàn toàn cho chăn nuôi, không xả thải ra môi trường. Công ty vẫn đang duy trì thực hiện các biện pháp giảm thiểu mùi hôi trong quá trình hoạt động như phun khử mùi trong chuồng và phía sau các quạt hút, tăng cường trồng cây xanh xung quanh trang trại; thực hiện phân công giám sát hàng ngày các khu vực phát sinh mùi hôi, xử lý kịp thời khi có sự cố mùi hôi phát sinh.
Đối với Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Làng Việt Nam: Qua theo dõi, giám sát của Tổ kiểm tra, giám sát 148 (do Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập) thì đa số các hộ dân sống xung quanh khu vực Trang trại đều ghi nhận sự nỗ lực và duy trì thực hiện các giải pháp xử lý mùi đang áp dụng của Công ty TNHH Làng Việt Nam, tình hình phát sinh mùi với tần suất, nồng độ giảm nhiều so với trước đây (giảm khoảng 80%); thỉnh thoảng vẫn phát sinh mùi, đặc biệt vào lúc rạng sáng và chiều tối, tuy nhiên mùi hôi cũng chỉ thoảng nhẹ qua, có thể chấp nhận được; khi nhận được thông tin phản ánh của người dân về mùi hôi, Công ty đã khẩn trương khắc phục, tăng cường phun xịt chế phẩm vi sinh để giảm thiểu mùi hôi.
Đối với Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị Làng Việt 1: Trong đợt tiếp xúc cử tri ngày 13/10/2023 và trong khoảng thời gian từ ngày 01- 03/11/2023 một số người dân thôn 2, thôn 3 xã Hàm Đức có phản ánh về mùi hôi phát sinh từ trang trại vào buổi sáng và chiều tối làm ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân. Sau khi nhận được phản ánh, địa phương đã làm việc và yêu cầu Công ty có giải pháp xử lý kịp thời. Từ thời điểm đó đến nay không còn nghe phản ánh của người dân về vấn đề mùi hôi phát sinh từ trang trại Làng Việt 1.
Trong thời gian đến, để hạn chế tối đa mùi hôi phát sinh, ảnh hưởng đến đời sống người dân 02 xã Hồng Sơn, Hàm Đức, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Hàm Thuận Bắc và UBND xã Hồng Sơn và Hàm Đức tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao Làng Việt Nam và Trang trại chăn nuôi heo giống và hậu bị Làng Việt 1; yêu cầu tuân thủ đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo hồ sơ môi trường được phê duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời theo dõi, giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh tại khu vực, không để ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và an ninh trật tự tại địa phương.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát việc chấp hành công tác bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Làng Việt Nam; đồng thời, Tổ kiểm tra, giám sát 148 (do Sở Tài nguyên và môi trường thành lập) thường xuyên trực tiếp khảo sát ý kiến của các hộ dân sống gần khu vực Trang trại. Cụ thể:
Ngày 17/01/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan làm việc với Công ty TNHH Làng Việt Nam; qua đó yêu cầu Công ty khẩn trương, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu mùi hôi trong quá trình hoạt động, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân, đặc biệt trong dịp lễ tết Nguyên đán; mặt khác khẩn trương liên hệ với các đơn vị trong và ngoài nước để nghiên cứu, áp dụng thêm các giải pháp giảm thiểu mùi hôi hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 709/UBND-KT ngày 04/3/2024 về việc nghiên cứu các giải pháp xử lý triệt để mùi hôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của Công ty TNHH Làng Việt Nam, ngày 13/3/2024 và ngày 19/3/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì cùng với lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương, các trưởng thôn (Thôn 3, xã Hàm Đức; Thôn 1, Thôn 2, xã Hồng Sơn) kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động và nghe Công ty TNHH Làng Việt Nam báo cáo, cam kết cụ thể các giải pháp giảm thiểu mùi hôi trong thời gian tới.
Qua kết quả kiểm tra thực tế, Công ty vẫn đang duy trì thực hiện các giải pháp xử lý chất thải, mùi hôi trong quá trình hoạt động như: Vận hành liên tục hệ thống xử lý nước thải, nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn được lưu chứa và tái sử dụng, không xả thải ra môi trường. Đối với mùi hôi phát sinh từ các trang trại: Công ty vẫn tiếp tục phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý mùi bằng vi sinh như phun vi sinh khử mùi bề mặt chuồng nuôi, cung cấp vi sinh xuống tất cả các hầm chứa phân, cung cấp vi sinh vào đường uống và thức ăn cho heo, lắp đặt các tấm màn lưới sau quạt hút của mỗi dãy chuồng trại kết hợp hệ thống phun vi sinh; trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh khu vực trang trại để hạn chế phát tán mùi. Ngoài ra, nhằm tăng cường thêm nữa các giải pháp xử lý mùi hôi trong quá trình hoạt động, hiện nay Công ty đang hợp tác với các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm trong và ngoài nước để bổ sung thêm các phương án xử lý mùi hôi phát sinh sau quạt hút của mỗi dãy chuồng trại.
Theo ý kiến của chính quyền địa phương, từ sau cuộc họp với Sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày 17/01/2024 đến nay, Công ty TNHH Làng Việt Nam đã tăng cường, thực hiện tốt các biện pháp xử lý mùi hôi trong quá trình hoạt động, vấn đề mùi hôi đã giảm đáng kể, người dân không còn phản ánh lên chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thực tế mùi hôi vẫn còn thỉnh thoảng phát sinh.
Qua kết quả kiểm tra, giám sát, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo . Ngày 14/5/2024, Lãnh đạo UBND tỉnh đã chủ trì cùng với lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan họp nghe báo cáo tình hình xử lý ô nhiễm môi trường dự án chăn nuôi heo của Công ty TNHH Làng Việt Nam và tiếp tục chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới.
6. Trang trại Bình An - Thuận Quý hiện nay đang nuôi heo số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường, cử tri đã kiến nghị nhiều lần việc xử lý nhưng hiện nay vẫn chưa khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh kiểm tra xử lý triệt để (cử tri xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam)
Trang trại chăn nuôi heo tại thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Bình An (quy mô 7.000 con heo thịt và 1.200 con heo nái sinh sản) được UBND tỉnh phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 19/01/2018.
Thời gian qua, UBND huyện Hàm Thuận Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Trang trại, cụ thể như sau:
Ngày 18/9/2023, Tổ kiểm tra liên ngành được UBND huyện Hàm Thuận Nam phê duyệt tại Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 27/7/2023 đã tổ chức kiểm tra Trang trại. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường về khí thải, mùi hôi, nước thải, chất thải như trong hồ sơ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo đánh giá cảm quan của tổ kiểm tra tại thời điểm kiểm tra là có mùi hôi nhẹ đặc trưng trong khu vực chăn nuôi. Qua kiểm tra, Tổ cũng đã yêu cầu công ty tăng cường biện pháp xử lý mùi hôi phát tán ra môi trường, tránh gây ảnh hưởng khu dân cư xung quanh; Công ty cam kết sẽ trồng trồng thêm cây xanh tăng cường biện pháp nhằm hạn chế mùi hôi phát sinh.
Ngày 02/11/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hàm Thuận Nam khảo sát tại Trang trại. Tại thời điểm khảo sát, Trang trại đang hoạt động với công suất 5.000 con heo thịt và 900 con heo nái sinh sản. Hệ thống xử lý nước thải của Trang trại đang vận hành bình thường, nước thải sau xử lý được lưu chứa và tái sử dụng hoàn toàn cho chăn nuôi, không xả thải ra môi trường. Đoàn đã tiến hành lấy 01 mẫu nước thải sau khi qua hệ thống xử lý để phân tích các thông số: COD, TSS, As, Hg, Cd, Pb; kết quả: 02 chỉ tiêu COD, TSS đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép tại Cột A QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi; 04 chỉ tiêu As, Hg, Cd, Pb đều không phát hiện. Bên cạnh đó, Công ty vẫn đang duy trì thực hiện các biện pháp giảm thiểu mùi hôi trong quá trình hoạt động như phun khử mùi trong chuồng và phía sau các quạt hút, tăng cường trồng cây xanh xung quanh trang trại, trộn chất khử mùi vào thức ăn, vào nước cho heo uống, vào nước thải phát sinh. Qua đánh giá, tại Trang trại chỉ có mùi hôi đặc trưng của hoạt động chăn nuôi heo, có thể chấp nhận được. Qua kết quả khảo sát, Đoàn làm việc đã đề nghị Trang trại tiếp tục thực hiện đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định.
Trong thời gian đến, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam và UBND xã Thuận Quý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của Trang trại; yêu cầu tuân thủ đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo hồ sơ môi trường được phê duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt các biện pháp giảm thiểu mùi hôi phát sinh; đồng thời theo dõi, giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh tại khu vực, không để ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và an ninh trật tự tại địa phương.
Qua theo dõi của chính quyền địa phương thì trong thời gian qua, địa phương không nhận được phản ánh của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường từ quá trình hoạt động của Trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bình An.
Theo Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 13/3/2024 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2024 thì Trang trại chăn nuôi heo tại thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Bình An nằm trong kế hoạch kiểm tra năm 2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Dự kiến trong quý II/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam, UBND xã Thuận Quý và các đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của Trang trại; qua đó sẽ tiếp tục yêu cầu chủ cơ sở tuân thủ đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo hồ sơ môi trường được phê duyệt và các quy định của pháp luật có liên quan, đặc biệt các biện pháp giảm thiểu mùi hôi phát sinh không để ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân và an ninh trật tự tại địa phương.
III. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh
1. Tuyến kênh tiêu K16+425 (điểm đầu: Tại vị trí K16+425 của kênh chính Bắc, điểm cuối: Cầu Đồng C) đã được đầu tư thi công vào năm 2020, nhưng sau khi đưa vào sử dụng, dòng chảy nhập vào tuyến kênh tiêu khác, dẫn đến lưu lượng nước rất lớn làm cho đoạn kênh còn lại không thoát hết nước nên làm ngập khoảng 20 ha diện tích lúa tại cánh đồng C, gây thiệt hại sản xuất của người dân. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm khảo sát đầu tư xây dựng, mở rộng đoạn cuối (khoảng 300 m) để tiêu thoát lũ (cử tri xã Đức Phú, huyện Tánh Linh)
Dự án thủy lợi đập dâng Tà Pao do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ quản, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư hệ thống kênh. Tuyến kênh K16+425 thuộc gói thầu số 32KB, có chiều dài L= 925 m, đã thi công hoàn thành tháng 11/2021 và được Cục quản lý xây dựng công trình chấp thuận công tác nghiệm thu tại Công văn số 780/TBXD-TC ngày 22/5/2023. Hiện tại, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đang thực hiện thủ tục bàn giao cho đơn vị khai thác, sử dụng.
Ngày 21/9/2023, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận, UBND huyện Tánh Linh và các địa phương có liên quan khảo sát, kiểm tra thực tế nội dung kiến nghị của cử tri. Qua kiểm tra thực tế, do tuyến kênh này có chiều dài ngắn mặt cắt kênh được mở rộng hơn mặt cắt hiện trạng của tuyến suối cũ phía hạ lưu nên khi có mưa lớn nước từ kênh tiêu dồn về suối cũ thoát không kịp gây ngập úng cục bộ. Theo đó, trong thời gian tới, UBND tỉnh đã giao Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ rà soát, tổng hợp đề xuất phương án nạo vét, mở rộng tuyến kênh hiện trạng này để tiêu nước ra sông La Ngà.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, sau khi rà soát tuyến kênh hiện trạng nối tiếp kênh tiêu K16+425 ra sông La Ngà có chiều dài khoảng 2.700 m, mặt cắt nhỏ hơn tuyến kênh tiêu K16+425 nên mỗi khi trong khu vực có mưa lớn xảy ra kênh không thoát kịp, gây ra ngập úng cục bộ. Hiện nay, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh đang rà soát, tổng hợp danh mục đầu tư đề trình cấp thẩm quyền xem xét đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030 (trong đó có hạng mục nâng cấp, mở rộng tuyến kênh hiện trạng nối tiếp kênh tiêu K16+425 ra sông La Ngà).
2. Hiện nay, tại khu vực quy hoạch xây dựng hồ chứa nước Ka Pét, 25 hộ dân có đất sản xuất nằm trong khu vực lòng hồ. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm có phương án thu đất, bồi thường cho các hộ dân, để ổn định cuộc sống và sản xuất (cử tri xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam)
Dự án Hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023.
Ngày 23/7/2023, UBND tỉnh đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Tờ trình số 2674/TTr-UBND. Hiện nay, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đang hoàn chỉnh hồ sơ theo nội dung yêu cầu của Cục Quản lý xây dựng công trình - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1199/XDTĐ ngày 04/8/2023. Đồng thời, hiện nay, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã hoàn thành lập phương án sơ bộ về bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Dự án với tổng diện tích đất bị thu hồi 32,2 ha của 25 hộ gia đình.
Sau khi dự án đầu tư được phê duyệt, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ tiến hành triển khai công tác đo đạc trình cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt và bàn giao hồ sơ cho UBND huyện Hàm Thuận Nam để thực hiện thủ tục bồi thường cho các hộ dân theo quy định.
3. Đường giao thông nội đồng theo kênh chính TN3 (khu vực Bắc sông) từ Trạm bơm Đức Phú đến giáp ranh đường ra cầu treo Vũ Hòa, do quá trình bê tông hóa kênh mương thủy lợi làm hư hỏng đường, Nhân dân đi lại khó khăn. Cử tri kiến nghị ngành có liên quan của tỉnh khảo sát, sớm khắc phục (cử tri xã Gia An, huyện Tánh Linh)
Đoạn kênh theo kiến nghị cử tri xã Gia An thuộc tuyến kênh BN3 (tại lý trình K6+700 đến K9+500) thuộc gói thầu số 20KB, công trình Hệ thống thủy lợi Tà Pao. Gói thầu này đã thi công hoàn thành và bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng từ ngày 29/12/2023.
Theo thiết kế tuyến kênh được gia cố bằng bê tông cốt thép, bờ kênh phía trái thuộc tuyến đường giao thông hiện hữu giữ nguyên không nâng cấp. Quá trình thi công, nhà thầu sử dụng tuyến đường dọc kênh để vận chuyển vật liệu thi công làm hư hỏng mặt đường và đã sửa chữa trả lại mặt đường bằng đất đỏ. Tuy nhiên, với đặc thù đường giao thông nội đồng thì đường đất đỏ sẽ không đảm bảo việc giao thông đi lại, mùa nắng thì bụi, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt.
Ngày 16/10/2023, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh có Công văn số 850/BQLNN-KTTĐ về việc khẩn trương thực hiện hoàn thành các nội dung kiến nghị của địa phương liên quan đến dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, tỉnh Bình Thuận. Trong đó đã chỉ đạo 2 đơn vị thi công triển khai thực hiện đảm bảo phục vụ đi lại cho Nhân dân với kết cấu đường như ban đầu và đã được UBND xã Gia An xác nhận tại Biên bản làm việc ngày 22/12/2023. Riêng đoạn đường hiện trạng trước đây địa phương xã Gia An đắp bằng cuội sỏi khai thác tại các lòng sông suối tự nhiên nên hiện tại không còn nguồn để khai thác để đắp. Vì vậy, UBND xã Gia An thống nhất cho đơn vị thi công dặm lại đường hiện trạng bằng cấp phối đá dăm 0x4 cm trước ngày 30/6/2024. Hiện nay do thời tiết tại khu vực công trình có mưa nhiều, đường vận chuyển khó khăn nên nhà thầu thi công chưa tập trung được thiết bị để thi công khắc phục lại nền đường hiện trạng theo kiến nghị địa phương. Trong thời gian tới, khi thời tiết trên khu vực công trình nắng ráo thuận lợi cho công tác thi công, nhà thầu sẽ hoàn thành công tác này theo đúng tiến độ đã thống nhất với xã Gia An.
4. Dự án kênh tiếp nước Suối Măng - Cây Cà dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12 năm 2022, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân (cử tri xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong)
Kênh tiếp nước Suối Măng - Cây Cà thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 22/6/2017. Hiện nay, nhà thầu thi công đang hoàn thiện công trình và sẽ hoàn thành trong tháng 7/2024.
5. Kênh tiếp nước Cà Giây - Cây Cà đã thực hiện nhiều năm nhưng đến nay chưa hoàn thiện đưa vào sử dụng. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh sớm hoàn thành để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ sản xuất của Nhân dân (cử tri xã Bình An, huyện Bắc Bình)
Kênh tiếp nước Cà Giây - Cây Cà thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và được UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 22/6/2017. Hiện nay, nhà thầu thi công đang hoàn thiện công trình và sẽ hoàn thành trong tháng 7/2024.
IV. Sở Tài chính:
1. Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh gửi Công văn số 1071/CV-TTNS ngày 19/7/2023 yêu cầu các cơ sở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hành chính nộp tiền truy thu phí bảo vệ môi trường từ tháng 01/2017 đến tháng 8/2018, trong khi đó việc nộp tiền sử dụng nước sinh hoạt của người dân, các cơ sở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hàng tháng đã có tính phí bảo vệ môi trường. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét chỉ đạo Trung tâm Nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh giải quyết vấn đề trên (cử tri thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc)
UBND tỉnh đã có chỉ đạo tại Công văn số 1073/UBND-TH ngày 31/3/2023 về việc thực hiện Kết luận Thanh tra số 6429/BTC-TTr ngày 06/6/2019 của Bộ Tài chính (Kết luận 6429); theo đó, yêu cầu Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Trung tâm) khẩn trương tổ chức triển khai việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo Kết luận 6429.
Ngày 19/7/2023, Trung tâm gửi Thông báo số 1071/TB-TTN và Thông báo số 1072/TB-TTN về việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đến 17.956 khách hàng. Riêng khu vực thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc có 2.685 khách hàng thực hiện truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo Kết luận 6429 với số tiền truy thu là: 499.418.538 đồng .
Việc truy thu phí bảo vệ môi trường theo Kết luận 6429 thực chất là thực hiện truy thu phần chênh lệch giữa phí bảo vệ môi trường theo Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 05/10/2010 của UBND tỉnh về việc quy định chế độ thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (mức thu phí bảo vệ môi trường là 100 đồng/m3 nước sử dụng hàng tháng) và theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (mức phí bảo vệ môi trường là 10% trên giá bán của 01 m³ nước sạch).
Ngày 16/8/2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3069/UBND-TH về việc báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị tại Kết luận thanh tra công tác quản lý ngân sách năm 2017 tỉnh Bình Thuận của Bộ Tài chính; theo đó, yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Bộ Tài chính gửi Sở Tài chính tổng hợp.
Hiện nay, các đơn vị đã gửi báo cáo về Sở Tài chính, Sở Tài chính đang tổng hợp để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải quyết.
V. Sở Xây dựng
1. Hiện nay, đất ở của bà con ven biển có giấy CNQSDĐ nhưng không được cấp phép sửa chữa hay xây mới lại mặc dù hư hỏng, xuống cấp trên 60% (do hiện nay đất ở trên đang nằm trong các loại quy hoạch và thành phố Phan Thiết có trả lời thực hiện theo Kết luận số 703-KL/TU, ngày 15/3/2023 của Tỉnh ủy). Cử tri kiến nghị các ngành chức năng có giải pháp hướng dẫn cho bà con được xây dựng nhà cấp 4 (cấp phép có thời hạn) để bà con an cư lạc nghiệp (cử tri thành phố Phan Thiết)
- Đối với các trường hợp đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo: UBND thành phố Phan Thiết đã và đang thực hiện, giải quyết cấp phép xây dựng cho người dân theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Về hướng dẫn phương án giải quyết cụ thể đối với các dự án ven biển đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định cho thuê đất, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết cũng như nhà ở riêng lẻ của dân xây dựng phía biển liên quan đến chủ trương tại Kết luận số 703KL/TU ngày 15/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy:
Nội dung này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có chỉ đạo tại Kết luận số 1010KL/TU ngày 09/4/2024, thống nhất chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các quy định pháp luật có liên quan; Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 06-NQ-TU, ngày 24/10/2021 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các nghị quyết, kết luận có liên quan của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) để chỉ đạo xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp cụ thể. Đồng thời, Sở Xây dựng đã rà soát phân loại các dự án và nhà ở của các hộ dân ven biển để đề xuất giải pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể và có Công văn số 1094/SXD-QHKT ngày 29/4/2024 báo cáo UBND tỉnh trình Ban cán sự đảng UBND tỉnh xin ý kiến của Ban Thường vụ để xem xét.
Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy có kết luận chỉ đạo, UBND tỉnh sẽ giao Sở Xây dựng tham mưu chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương triển khai, giải quyết theo quy định.
VI. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Cử tri Mai Văn Tam, khu phố 2, phường Xuân An, thành phố Phan Thiết kiến nghị
Dự án Khu liên hợp thể dục thể thao có tồn tại tại khu phố 2, phường Xuân An đã có chủ trương chấm dứt việc thực hiện dự án. Đề nghị UBND tỉnh Quyết định thu hồi dự án giao cho địa phương để phát triển kinh tế - xã hội:
Dự án Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư được hơn 20 năm nhưng đến nay vẫn chưa triển khai, gây lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vừa qua, UBND tỉnh và các sở, ngành, địa phương liên quan đã tổ chức kiểm tra thực địa, tổ chức nhiều cuộc họp, đánh giá về việc triển khai dự án trong thời gian qua. Qua đánh giá tổng quan, hiện trạng khu đất đã có khá nhiều hộ dân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, số diện tích đất chưa xây nhà thì đã được đổ cát bồi nền, trồng cây cảnh, cây ăn trái... việc tiếp tục triển khai dự án tại khu vực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải thực hiện đền bù giải tỏa, tái định cư cho nhiều hộ dân và quy định pháp luật đã có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đầu tư Dự án tại một vị trí mới là hết sức cần thiết nhằm đưa thể thao Bình Thuận phát triển ổn định và bền vững. Do đó, UBND tỉnh đang giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương rà soát, đề xuất về (1) Tiêu chí, quy mô dành cho một khu liên hợp thể dục thể thao cấp tỉnh, các vấn đề về thủ tục pháp lý, khả năng cân đối ngân sách tỉnh; (2) Khảo sát, lựa chọn, đề xuất vị trí cụ thể để đầu tư dự án. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ báo cáo, xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương dừng dự án tại vị trí hiện nay và đồng thời cho thực hiện dự án tại vị trí mới đề xuất, trước khi triển khai thực hiện theo quy định.
Ngày 15/4/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Công văn số 966/SVHTTDL-KHTC báo cáo dự án Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh. Qua xem xét, lãnh đạo UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương đôn đốc các sở, ngành, địa phương có ý kiến liên quan đến Dự án; trường hợp cần thiết có thể tham vấn ý kiến của các đơn vị tư vấn chuyên ngành để xây dựng báo cáo mang tính tổng thể, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp tình hình thực tế của tỉnh. Kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng 5/2024 (tại Công văn số 2063/VP-KGVXNV ngày 24/4/2024 của Văn phòng UBND tỉnh).
- Qua Báo cáo số 218/BC-UBND ngày 03/10/2023 của UBND tỉnh về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 đề nghị cơ quan chức năng cung cấp các văn bản để cử tri giám sát kết quả giải quyết về: Nội dung Dự án Khu liên hợp thể dục thể thao tại khu phố 2, phường Xuân An, nếu Ủy ban nhân dân tỉnh xác định không triển khai dự án tại vị trí này cần có quyết định thu hồi đất và giao cho địa phương quản lý để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Về tình hình quản lý đất đai tại khu vực Dự án Khu liên hợp thể dục thể thao tại khu phố 2, phường Xuân An: Dự án có diện tích 23,2 ha, hiện trạng khu đất đã có khá nhiều hộ dân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, số diện tích đất chưa xây nhà thì đã được đổ cát bồi nền, trồng cây cảnh, cây ăn trái,... chính quyền địa phương đã tiến hành nhiều lần kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt nghiêm các hộ dân vi phạm .
Đồng thời, ngày 04/4/2024, UBND tỉnh đã có Công văn số 1203/UBND- ĐTQH về việc triển khai thực hiện các quy hoạch kéo dài nhiều năm và lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng các khu du lịch trên địa bàn huyện. Trong đó, đối với dự án Khu liên hợp thể dục thể thao tại khu phố 2 phường Xuân An, UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Phan Thiết và UBND huyện Hàm Thuận Bắc tổ chức đánh giá lại hiện trạng sử dụng đất tại các khu vực này theo địa bàn quản lý, chủ động đề xuất quy hoạch xây dựng các công trình công cộng, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí, tái định cư, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ,... tạo quỹ đất để phát triển trong tương lai, thông qua Sở Xây dựng để phối hợp, hướng dẫn cập nhật đồng bộ trong quá trình điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thành phố Phan Thiết trong thời gian đến.
+ Về nội dung đề nghị cung cấp các văn bản liên quan để cử tri giám sát: Đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được xem xét giải quyết theo đúng quy định.
VII. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận
1. Đoạn kênh chính Bắc với chiều dài 2 km, đoạn qua Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao có một số đoạn gãy, nứt và không có hành lang bảo vệ rất nguy hiểm cho người dân đi lại và sản xuất. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh khảo sát và có biện pháp khắc phục (cử tri xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh)
Đoạn kênh qua Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao thuộc gói thầu 04KB, dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, gói thầu này thi công tháng 8/2014 và hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng từ 12/2019.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT lấy ý kiến góp ý hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật - đầu tư xây dựng dự án hoàn chỉnh kênh và làm bê tông hai bên bờ kênh thủy lợi đoạn từ Quốc lộ 55 đến đường ĐT đi qua Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao. Ngày 07/5/2024, Công ty đã có Công văn số 470/KTCTTL-KT về việc góp ý hồ sơ báo cáo KTKT-ĐTXD dự án hoàn chỉnh kênh và làm bê tông hai bên bờ kênh thủy lợi đoạn từ Quốc lộ 55 đến đường ĐT đi qua Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao, trong đó có đề nghị bổ sung thêm lan can, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn... để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại và sản xuất. Khi công trình hoàn thành sẽ khắc phục các đoạn kênh bị nứt, gãy và đảm bảo an toàn cho người dân.
2. Hộ ông Lồ A Phổ, cùng một số hộ ở thôn Sông Khiêng, năm 2008 thực hiện Dự án tiếp nước Kênh Châu Tá 812 đã thực hiện kiểm kê và tạm ứng tiền để hộ bàn giao mặt bằng và dự án hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2009, tuy nhiên đến nay hộ Ông và các hộ khác vẫn chưa nhận quyết định bồi thường. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng sớm giải quyết (cử tri xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình)
Ngày 26/4/2024, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình có Công văn số 1078/UBND-SX về việc kiểm tra, rà soát hồ sơ dự án Kênh tiếp nước 812 - Châu Tá, huyện Bắc Bình. Theo đó, để việc bồi thường, hỗ trợ dự án đảm bảo đúng quy định. UBND huyện kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh, Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận thực hiện các nội dung sau: - Phối hợp cung cấp các hồ sơ liên quan đến dự án cho UBND huyện như: Hồ sơ đo đạc bản đồ, hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công sau khi đã hoàn thành xây dựng công trình, các hồ sơ chứng từ liên quan đến tạm ứng... và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ cung cấp. UBND huyện sẽ căn cứ vào tài liệu được chủ đầu tư cung cấp làm cơ sở kiểm tra, rà soát tham mưu thực hiện bồi thường, thu hồi đất đảm bảo đúng theo quy định.
- Chủ đầu tư báo cáo UBND tỉnh xem xét cho chủ trương và nguồn kinh phí để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án Kênh tiếp nước 812 - Châu Tá.
B. VỀ LĨNH VỰC QUY HOẠCH - XÂY DỰNG - GIAO THÔNG - TÀI CHÍNH
I. Sở Giao thông vận tải
1. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét mở rộng đoạn cao tốc dẫn xuống tỉnh lộ ĐT 720 vì hiện nay các đoạn đường này hẹp, lượng xe lưu thông nhiều rất dễ gây tai nạn giao thông (thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng (cử tri xã Sông Phan và thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân)
Tuyến đường ĐT.720 đoạn từ Km1+200 đến Km2+900 (kết nối với đường cao tốc), Sở Giao thông vận tải đã đưa vào dự án Cải tạo, sửa chữa hệ thống cầu và đường của tỉnh để thực hiện gia cố, mở rộng lề. Hiện nay, Sở Giao thông vận tải đã có Tờ trình số 1706/TTr-SGTVT ngày 22/4/2024 trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, làm cơ sở để triển khai các trình tự thủ tục tiếp theo.
2. Việc sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 55 đoạn qua địa bàn xã Thắng Hải, có nhiều đoạn đường cua hẹp, hai bên mép đường nhiều chỗ quá cao, phần taluy lề đường đổ đất sét, rơi vãi ra đường dễ xảy ra tai nạn cho người dân khi tham gia giao thông. Cử tri kiến nghị ngành chức năng tỉnh khảo sát, khắc phục (cử tri xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân)
Để tăng cường khả năng khai thác và đảm bảo lưu thông, được sự cho phép của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức thi công hoàn thành gia cố, mở rộng mặt đường một số đoạn có bán kính đường cong nằm nhỏ. Trong đó, Quốc lộ 55 đoạn qua xã Thắng Hải (từ Km52+640 đến Km58+450) đã hoàn thành 04 đoạn: Km53+053 - Km53+279; Km53+925 - Km54+087; Km55+865 - Km56+035; Km57+481 - Km57+624 và đang thi công gia cố, mở rộng đoạn Km52+680 - Km53+054.
- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải đã tiếp tục đề xuất Cục Đường bộ Việt Nam cho phép gia cố mở rộng đoạn đường cong có bán kính nhỏ còn lại, trong đó đoạn qua địa bàn xã Thắng Hải còn 02 đoạn từ Km53+650 đến Km53+850 và từ Km57+100 đến Km57+300.
- Ngày 18/10/2023, Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt dự án Sửa chữa hư hỏng nền, mặt đường các đoạn Km56+035 - Km56+640, Km57+624 - Km58+150, Km62+500 - Km63+400, Km70+500 - Km71+050; Sửa chữa cục bộ gia cố lề, hệ thống thoát nước, hệ thống ATGT đoạn Km52+700 - Km76+500, Quốc lộ 55, tỉnh Bình Thuận tại Quyết định số 4271/QĐ-CĐBVN. Trong đó có gia cố lề, mở rộng mặt đường một số đoạn có bán kính đường cong nằm nhỏ bao gồm: Đoạn Km53+727,13 - Km53+850; Km57+103,39 - Km57+315,68 (qua xã Thắng Hải). Hiện nay, Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận đang tổ chức triển khai thi công công trình, dự kiến hoàn thành trong tháng 8/2024. Đồng thời, quá trình triển khai thi công, Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận đã tổ chức kiểm tra, khắc phục tình trạng đất rơi vãi ra đường và hoàn thiện các vị trí đắp lề đường trong tháng 10/2023.
3. Cảng Phú Hài hiện nay đã xuống cấp, bong tróc bê tông. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét, khảo sát có kế hoạch cải tạo, sửa chữa (cử tri phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết)
Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng kết hợp Cảng cá Phú Hải được đầu tư từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và vốn ngân sách tỉnh. Công trình hoàn thành và bàn giao cho Ban Quản lý cảng cá Phan Thiết (nay là Ban Quản lý các cảng cá tỉnh) quản lý vào cuối năm 2013. Từ ngày đưa vào hoạt động đến nay, công trình đã góp phần đảm bảo nơi neo đậu trú bão cho tàu cá trong và ngoài tỉnh; đồng thời phát huy vai trò dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ phát triển kinh tế thủy sản.
Hàng năm, Ban Quản lý cảng cá Phan Thiết (nay là Ban Quản lý các cảng cá tỉnh) thực hiện duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình của Cảng cá từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Tại Cảng cá Phú Hải, công trình nhà tập kết phân loại hải sản đã có kế hoạch sửa chữa mặt nền bê tông bong tróc. Tuy nhiên, do Phương án tự chủ tài chính của Ban Quản lý các cảng cá tỉnh chưa được phê duyệt, đồng thời hiện nay đang là thời điểm mùa vụ nên không thể dừng hoạt động tại nhà tập kết hải sản để sửa chữa.
Trong năm 2024, Ban Quản lý các cảng cá tỉnh sẽ thực hiện sửa chữa mặt nền bê tông nhà tập kết phân loại hải sản của Cảng cá Phú Hải.
4. Do nâng cấp tuyến đường ĐT.707, đoạn từ cổng thôn văn hóa Phú Phong, xã Hàm Mỹ đi Mương Mán. Hiện nay, 2 bên lề đường tiếp giáp hệ thống mương thoát nước lồi lõm gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông. Cử tri kiến nghị sở, ngành liên quan khảo sát có kế hoạch gia cố 2 bên lề đường và đảm bảo thoát nước khi có mưa (cử tri xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam)
Ngày 18/12/2023, UBND tỉnh đã có Công văn số 4940/UBND-ĐTQH thống nhất chủ trương giao nhiệm vụ cho Sở Giao thông vận tải lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, sửa chữa hệ thống cầu và đường tỉnh trong đó có tuyến Quốc lộ 1 - Mương Mán qua địa bàn xã Hàm Mỹ, xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam. Đồng thời giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung nguồn vốn dự phòng và vượt thu ngân sách tỉnh cho dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030 theo đúng trình tự thủ tục quy định.
Trên cơ sở tờ trình của Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, sửa chữa hệ thống cầu và đường của tỉnh số 2169/BC-SKHĐT ngày 22/5/2024. Ngày 03/6/2024, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 1572/TTr-SGTVT trình UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án.
5. Trên địa bàn thị trấn Thuận Nam tuyến đường vào khu du lịch Cáp treo Tà Cú có đoạn cua gần cầu ông Ngô (khu phố Nam Thành) và khu vực ngã ba giáp ranh giữa xã Tân Thuận và thị trấn Thuận Nam, các tuyến đường này không có gờ giảm tốc, hệ thống biển báo, đèn chiếu sáng… đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Cử tri kiến nghị các ngành chức năng tỉnh xem xét xây dựng, bố trí phù hợp (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)
Tuyến đường vào Khu du lịch cáp treo Tà Cú có đoạn cua gần cầu Ông Ngô (Km0+670 tuyến ĐT.712) và khu vực ngã ba giáp ranh giữa xã Tân Thuận và thị trấn Thuận Nam (Km5+800 tuyến ĐT.712).
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, năm 2024, Sở Giao thông vận tải đã tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn để sửa chữa hư hỏng cục bộ nền, mặt đường, an toàn giao thông tuyến ĐT.712 năm 2024 với tổng kinh phí khoảng 4,5 tỷ đồng. Hiện nay, Ban Quản lý bảo trì đường bộ đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định để triển khai thi công công trình. Dự kiến công trình được triển khai thi công và hoàn thành trong tháng 12/2024.
Đồng thời, qua kiểm tra sơ bộ trên tuyến ĐT.712 đoạn ngay cầu Km0+670 (đoạn đường đôi có dải phân cách giữa thuộc thị trấn Thuận Nam) thì hệ thống biển báo đầy đủ, có đèn chiếu sáng, vạch sơn phân chia làn đường. Do đó, để tránh xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng tại khu vực này, Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND huyện Hàm Thuận Nam yêu cầu Công an giao thông huyện tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra tốc độ lưu thông của phương tiện trên tuyến.
6. Cử tri kiến nghị ngành chức năng xem xét xây dựng sửa chữa hệ thống thoát nước (nắp cống) 2 bên Quốc lộ 1A tại khu vực thôn Thái Hiệp, xã Hồng Thái (cử tri huyện Hàm Tân)
Tiếp thu kiến nghị cử tri, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 3397/SGTVT-HTGT ngày 01/12/2023 kiến nghị Khu Quản lý Đường bộ IV xem xét, tổ chức kiểm tra kiến nghị cử tri.
Thực hiện chỉ đạo của Khu Quản lý đường bộ IV, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 đã phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra hiện trường, giải quyết các ý kiến của cử tri và có Công văn số 180/KQLĐBIV-QLBTKCHTGT ngày 22/01/2024 thông tin kết quả kiểm tra, xử lý như sau:
Hiện trạng đoạn từ Km1646+900 - Km1647+150 (bên trái tuyến) Quốc lộ 1 đã xây dựng hệ thống rãnh dọc, không có tấm đan (chỉ bố trí tấm đan trước lối vào nhà dân, hiện nay đan bể vỡ cục bộ), một số vị trí người dân đấu nối nước thải sinh hoạt trực tiếp vào hệ thống rãnh dọc làm ảnh hưởng đến môi trường trong khu dân cư.
Công ty TNHH BOT QL1A Bình Thuận đã tổ chức nạo vét rãnh dọc. Về việc thay thế các tấm đan bị hư hỏng, Công ty đang phối hợp với xã vận động các hộ dân cho triển khai thực hiện.
II. Sở Nông nghiệp và PTNT
1. Dự án Nhà máy nước Sông Quao tại xã Hàm Trí đã được khởi công xây dựng vào đầu năm 2023, nhưng đến nay lại tạm dừng thi công. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công để người dân xã Hàm Trí, xã Thuận Hòa và vùng lân cận sớm có nước sạch sinh hoạt (cử tri xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc)
Hiện nay, Nhà thầu liên danh CID - HADO - SC5 đang thi công phần tuyến ống cấp nước với khối lượng thực hiện khoảng 65.543/115.533,8 m và đang triển khai thi công hạng mục hồ nước thô, nhà máy nước 10.000 m3/ngày, trạm bơm tăng áp và giao dịch xã Thuận Hòa, trạm giao dịch xã Hàm Đức và đang chuẩn bị triển khai thi công hạng mục bể điều áp xã Thuận Hòa. Riêng hạng mục trạm bơm tăng áp và giao dịch xã Hàm Liêm chưa triển khai thi công (Ban QLDA lĩnh vực nước và UBND huyện Hàm Thuận Bắc đang tổng hợp hồ sơ thu hồi đất nộp Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp hồ sơ tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất).
UBND tỉnh đã thống nhất cho gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng gói thầu số 8 - thi công toàn bộ phần xây lắp và thiết bị dự án Hợp phần hệ thống cấp nước sạch huyện Hàm Thuận Bắc thuộc Dự án lĩnh vực nước tỉnh Bình Thuận đến ngày 30/9/2024 (tại Công văn số 908/UBND-ĐTQH ngày 14/3/2024).
2. Tuyến nước sạch của thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận đã được thi công 02 năm nay, nhưng hoàn thiện mới được 50%, phần còn lại chưa có đường ống chính để phục vụ nước sạch cho bà con. Cử tri tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm sớm giải quyết (cử tri xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh)
Dự án Tuyến ống cấp nước thôn đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) Bàu Chim, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh với quy mô xây dựng lắp đặt tuyến ống HDPE D63mm - D110mm, tổng chiều dài các tuyến ống là 7.646 m và lắp đặt thủy kế cho các hộ ĐBDTTS tại thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh. Công trình đã thi công hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng cấp nước cho nhân dân địa phương từ tháng 8/2021.
Theo nội dung kiến nghị của cử tri là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên chỉ đầu tư tuyến ống cấp nước trên tuyến đường Lạc Tánh - Thác Bà thuộc địa bàn thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận nên còn nhiều tuyến đường chưa được đầu tư tuyến ống phục vụ nhu cầu dùng nước của Nhân dân.
Để cấp nước sinh hoạt cho người dân tại thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận, UBND tỉnh đã có Công văn số 417/UBND-ĐTQH ngày 01/02/2024 thống nhất chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp mở rộng hệ thống nước Đức Bình và mở rộng tuyến ống cấp nước Đức Bình - Đức Thuận - Lạc Tánh, huyện Tánh Linh (trong đó có đầu tư bổ sung tuyến ống cấp nước cho thôn Bàu Chim, xã Đức Thuận). Hiện nay, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đang lập chủ trương đầu tư dự án. Sau khi dự án được phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí vốn để đầu tư dự án Nâng cấp mở rộng hệ thống nước Đức Bình và mở rộng tuyến ống cấp nước Đức Bình - Đức Thuận - Lạc Tánh, huyện Tánh Linh để cung cấp nước sạch cho Nhân dân.
III. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư sửa chữa Phân trạm y tế Tà Pứa, xã Đức Phú để đảm bảo phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân nhân, công trình này xây dựng đã lâu đến nay có một số hạng mục bị xuống cấp, không sử dụng được… làm ảnh hưởng đến việc phục vụ cho người dân đến khám, chữa bệnh tại phân trạm (cử tri xã Đức Phú, huyện Tánh Linh)
Phân trạm Y tế Tà Pứa, xã Đức Phú được xây dựng năm 2011, đưa vào sử dụng từ năm 2012 với tổng diện tích xây dựng nhà là 119 m² có 05 phòng làm việc, đến nay cơ sở đã xuống cấp cần phải sửa chữa.
Theo báo cáo của Sở Y tế tại Công văn số 1800/SYT-KHTC ngày 06/5/2024 về việc báo cáo về cơ sở nhà, đất Phân Trạm Y tế Tà Pứa, xã Đức Phú, huyện Tánh Linh: khu đất Phân trạm Y tế Tà Pứa được Ủy ban nhân dân xã Đức Phú cấp với tổng diện tích đất là 1.104 m², chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có bất kỳ giấy tờ nào liên quan về đất; công trình trên đất được xây dựng năm 2012, do UBND xã Đức Phú làm chủ đầu tư theo Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 28/9/2012 của UBND huyện Tánh Linh về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Phân trạm Y tế Tà Pứa, xã Đức Phú hạng mục nhà trạm, khu vệ sinh, giếng nước, đường nội bộ, trong đó tổng diện tích xây dựng nhà là 124,18 m² (gồm 01 nhà làm việc diện tích 116,9 m² và 01 nhà vệ sinh diện tích 7,28 m²). Hiện nay, Phân trạm Y tế Tà Pứa đã bị thấm dột, xuống cấp trầm trọng cần được đầu tư sửa chữa để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại địa phương.
* Về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ:
Theo kết quả kiểm tra hiện trạng nhà đất các đơn vị ngành y tế thì cơ sở nhà, đất Phân Trạm y tế Tà Pứa được Trung tâm Y tế huyện Tánh Linh đề xuất phương án sắp xếp là “giữ lại tiếp tục sử dụng”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì “Việc giữ lại tiếp tục sử dụng được áp dụng đối với nhà, đất sử dụng đúng mục đích được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê” (khoản 1 Điều 8); “Nhà, đất đã được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê duyệt” (điểm a khoản 2 Điều 28). Do vậy tiến độ phê duyệt phương án sắp xếp Phân Trạm y tế Tà Pứa không ảnh hưởng đến việc đầu tư sửa chữa công trình này.
Hiện nay Sở Y tế đang tổng hợp phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý để gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt.
* Về việc đầu tư sửa chữa Phân trạm Y tế Tà Pứa:
Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 222- KH/TU ngày 13/3/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; ngày 12/4/2024, UBND tỉnh có Thông báo số 111/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa - xã hội, trong đó: “giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để báo cáo, đề xuất cơ quan thẩm quyền thực hiện việc đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các cơ sở y tế xuống cấp nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân”.
Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp tham mưu báo cáo UBND trình HĐND tỉnh hỗ trợ đầu tư các dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các trạm, phân trạm y tế cơ sở trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, trong đó bao gồm việc đầu tư sửa chữa Phân trạm Y tế Tà Pứa, dự kiến trong cuối tháng 6/2024 sẽ tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện.
2. Cử tri kiến nghị tỉnh khảo sát, xây dựng, sửa chữa một số tuyến đường giao thông: nâng cấp tuyến đường Gia An - Gia Huynh đã bị xuống cấp nghiêm trọng (xã Gia An); đầu tư nhựa hóa tuyến đường đấu nối đoạn từ Bà Tá - Gia Huynh đến đường ĐT 720; nhựa hóa tuyến đường đấu nối từ trung tâm xã Gia Huynh đi xã Gia An nhằm phát triển kinh tế với huyện Đức Linh để tránh ngập úng khi trời mưa (xã La Ngâu) (cử tri huyện Tánh Linh)
Đối với kiến nghị xây dựng, sửa chữa các công trình: Nâng cấp tuyến đường Gia An - Gia Huynh; Đầu tư nhựa hóa tuyến đường đấu nối đoạn từ Bà Tá - Gia Huynh đến đường ĐT 720; nhựa hóa tuyến đường đấu nối từ trung tâm xã Gia Huynh đi xã Gia An nhằm phát triển kinh tế với huyện Đức Linh và xem xét triển khai đầu tư đoạn còn lại qua địa phận huyện Đức Linh.
Hiện nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cơ bản được bố trí cho các dự án. Theo quy định của Luật Đầu tư công, dự kiến tháng 6/2024 sẽ bắt đầu triển khai quá trình rà soát lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với UBND huyện Tánh Linh xem xét, tổng hợp nhu cầu đầu tư các dự án nêu trên đảm bảo tính ưu tiên, bức xúc để giải quyết vấn đề đi lại, phát triển kinh tế của địa phương.
IV. Sở Tài nguyên Môi trường
1. Hiện nay, cửa biển và bến neo đậu tàu thuyền Phan Rí Cửa bị bồi lấp, tàu thuyền ra, vào và neo đậu rất khó khăn, nhất là trong mùa mưa bão; trong tháng 9/2023 đã có một số ghe thuyền bị mắc cạn, chìm, thiệt hại tài sản khi ra vào cửa biển. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư nạo vét cửa biển và bến neo đậu tàu thuyền thị trấn Phan Rí Cửa để tàu thuyền ra vào và neo đậu được an toàn (cử tri các thị trấn Phan Rí Cửa, Liên Hương, huyện Tuy Phong)
Dự án do Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên Tường (gọi tắt là Công ty) làm chủ đầu tư.
Ngày 19/9/2023, UBND tỉnh có Quyết định số 1985/QĐ-UBND thu hồi và cho thuê đất để thực hiện dự án nạo vét thông luồng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa biển Phan Rí Cửa tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên đã nộp hồ sơ xin phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông công trình tại Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận.
Ngày 06/12/2023, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận có Công văn số 1239/CVHHBT-PC-TT-ATANHH chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn hàng hải phục vụ thi công dự án.
Ngày 13/12/2023, Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam có Công văn số 298/TBHH-TCTBĐATHHMN ngày 13/12/2023 về Thông báo hàng hải về khu vực thi công dự án. Công ty đã đăng ký phương tiện (các loại tàu thuyền hoạt động) thi công tại Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận.
Ngày 23/01/2024, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh có Công văn số 217/VPĐKĐĐ-ĐKCG đề nghị hướng dẫn xác định giá đất đối với dự án nạo vét thông luồng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa biển Phan Rí Cửa của Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên Tường.
Ngày 28/02/2024, Cục Thuế tỉnh có thông báo nộp tiền thuê đất, Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên Tường báo cáo đã nộp và hoàn thành nghĩa vụ thuế. Ngày 01/3/2024, Công ty TNHH Khoáng sản Thiên Thiên Tường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường giao đất trên thực địa; ký Hợp đồng thuê đất số 15/HĐTĐ ngày 08/3/2024 và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm cơ sở để thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành.
Ngày 10/5/2024, Công ty đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-CT thông báo triển khai thi công nạo vét theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
2. Việc đền bù tuyến kênh mương Úy Thay - Đá Giá đã được UBND tỉnh thống nhất và giao Sở Tài nguyên - Môi trường, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận phối hợp với địa phương xác định diện tích và người sử dụng đất nhưng đến nay chưa thực hiện. Cử tri kiến nghị các ngành của tỉnh đẩy nhanh việc thực hiện đảm bảo theo thời gian tỉnh đã chỉ đạo trong tháng 7/2023 (cử tri xã Phan Điền, huyện Bắc Bình)
Trên cơ sở ý kiến của Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Thuận tại Công văn số 1516/KTCTTL-QLN ngày 13/11/2023 và UBND huyện Bắc Bình tại Công văn số 3486/UBND-SX ngày 08/12/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1854/STNMT-CCQLĐĐ ngày 16/4/2024 báo cáo, đề xuất UBND tỉnh phương án giải quyết.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn 1654/UBND-ĐTQD ngày 07/5/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2526/STNMTCCQLĐĐ ngày 17/5/2024 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến hướng dẫn việc giải quyết bồi thường cho các hộ dân do thi công công trình Kênh Úy Thay - Đá Giá, huyện Bắc Bình. Sau khi có ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có hướng dẫn để UBND huyện Bắc Bình xem xét, giải quyết liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án.
V. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận
1. Cử tri kiến nghị ngành chức năng xem xét xây dựng cầu Mương Cái trên tuyến đường vào nghĩa trang thôn Thái Hiệp, xã Hồng Thái (cử tri xã Hồng Thái, Phan Tiến, huyện Bắc Bình)
Để giải quyết kiến nghị của cử tri, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận đã đề xuất đưa vào danh mục công trình cần thiết phải thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2024. Đến nay, danh mục công trình trên đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sửa chữa tại Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 04/5/2024; và dự kiến Chi nhánh thủy lợi Bắc Bình sẽ triển khai thi công hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong năm 2024.
VI. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh
1. Cử tri kiến nghị tỉnh quan tâm đầu tư kè biển xã Vĩnh Tân để đảm bảo cuộc sống, an toàn tài sản và tính mạng của Nhân dân ở các khu vực này (cử tri thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)
Dự án Kè bảo vệ bờ thôn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 với tổng mức đầu tư 195.857 triệu đồng, do Ban QLDA Nông nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án khởi công ngày 05/01/2024. Hiện nay công trình đang triển khai thi công và theo tiến độ dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
2. Cử tri tiếp tục kiến nghị tỉnh quan tâm xây dựng đoạn kè Sông Lũy còn lại tại khu vực thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh hiện nay đang sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất (cử tri thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình)
Ngày 31/7/2023, UBND tỉnh có Công văn số 2806/UBND-ĐTQH giao Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình Kè Sông Lũy, bảo vệ khu dân cư thôn Tịnh Mỹ - Cảnh Diễn, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình và đã giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư cho dự án tại Quyết định số 2058/QĐ-UBND ngày 27/9/2023.
Ngày 12/01/2024 Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh có Tờ trình số 06/TTr-BQLDA trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Kè Sông Lũy, bảo vệ khu dân cư thôn Tịnh Mỹ - Cảnh Diễn, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình.
Ngày 14/3/2024 Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định tại văn bản số 1020/SKHĐT-TĐ.
Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh đã hoàn chỉnh, bổ sung các ý kiến góp ý thẩm định của các sở, ngành, địa phương và phối hợp với UBND huyện Bắc Bình thực hiện rà soát, cập nhật quy hoạch dự án tại Công văn số 251/BQLDA-KTTĐ ngày 26/3/2024. Đồng thời, ngày 22/4/2024, Ban QLDA tiếp tục có Công văn số 351/BQLDA-KTTĐ gửi UBND huyện Bắc Bình đề nghị quan tâm xem xét và có ý kiến đối với các nội dung tại Công văn số 251/BQLDA-KTTĐ. Sau khi có ý kiến rà soát quy hoạch của huyện Bắc Bình, Ban QLDA sẽ tổng hợp trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và triển khai thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định. Dự kiến trong năm 2024 sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự án.
VII. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh
1. Tình trạng đá lăn trên đoạn đèo Tà Pứa, xã Đức Phú xảy ra thường xuyên do mưa xói mòn các chân đá trên núi, rất nguy hiểm khi người dân lưu thông trên đoạn đường này. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm kiểm tra, có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn cho người dân (cử tri xã Đức Phú, huyện Tánh Linh)
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.717 (đoạn tuyến từ ngã ba giao đường ĐT.766 đến giáp tỉnh Lâm Đồng) đã được HĐND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 17/NQ- HĐND ngày 15/5/2024 với quy mô đầu tư mở rộng mặt đường bê tông nhựa rộng 8 m, nền đường rộng 9 m (trong đó có hạng mục gia cố phần taluy dương phía núi để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông), thời gian thực hiện dự án cuối giai đoạn 2021 - 2025 và chuyển tiếp sang giai đoạn 2026 - 2030. Hiện nay, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để triển khai thi công xây dựng công trình.
Thực hiện chỉ đạo UBND tỉnh, Ban Quản lý bảo trì đường bộ Bình Thuận đã triển khai tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp đá lăn gây cản trở giao thông trên tuyến (nếu có).
2. Tuyến đường Bà Tá, huyện Tánh Linh đến Đông Hà, huyện Đức Linh, hiện nay xuống cấp trầm trọng, cử tri đã kiến nghị nhiều lần. Cử tri mong muốn tỉnh quan tâm thi công tuyến đường Bà Tá - Đông Hà để người dân đi lại được thuận lợi (cử tri xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh)
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân khu vực Bà Tá, Đông Hà, Gia Huynh, trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã bố trí vốn đầu tư các tuyến đường:
- Dự án Nâng cấp, mở rộng đường Bà Tá - Trà Tân (điểm đầu giao với tuyến ĐT.720 tại Km27+150, điểm cuối là thôn 2, xã Gia Huynh): Có chiều dài khoảng 15,1 km, quy mô bề rộng mặt đường 6,5 m, bề rộng nền đường 7,5 m, kết cấu bê tông nhựa nóng, tổng mức đầu tư 102.165 triệu đồng đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 1152/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 do Ban QLDA giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Dự án đã khởi công ngày 11/01/2024, dự kiến hoàn thành ngày 26/12/2025. Hiện nay, dự án thi công đạt khoảng 23,6% khối lượng hợp đồng, cụ thể: Phần đường: Hoàn thiện nền đường K98: 13.000m/15115,8m; hoàn thiện mặt đường CPĐD loại II: 13.615,8m/15.115,8m; hoàn thiện mặt đường cấp phối đá dăm loại I: 5.215m/15.115,8 m. Thoát nước: Nối dài 20/34 cống bản. Dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2025.
- Dự án Đường nối Đông Hà - Gia Huynh (điểm đầu giao với tuyến Bà Tá - Trà Tân tại Km13+880, điểm cuối giao với dự án Nâng cấp đường Đông Hà - Gia Huynh): Dự án do UBND huyện Đức Linh làm chủ đầu tư, có chiều dài khoảng 8,5 km, quy mô bề rộng mặt đường 9,0 m, bề rộng nền đường 12,0 m, kết cấu bê tông nhựa nóng, tổng mức đầu tư 65,4 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 12/2021 và thi công hoàn thành tháng 9/2022. Hiện nay, đoạn đầu tuyến dài khoảng 82 m do vướng mắc ở công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nên chưa được đầu tư hoàn thiện theo quy mô được duyệt (mặt đường bê tông nhựa chặt rộng 5 m theo hiện trạng).
Dự án đã được phê duyệt điều chỉnh (bổ sung chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) theo Quyết định số 480/QĐ-SKHĐT ngày 01/12/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đoạn đường đầu tuyến dài 82 m còn vướng vào đất của hộ ông Đinh Văn Thịnh, hiện đã xác định ranh mốc xong, đang hoàn thiện hồ sơ địa chính trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, ký xác nhận bản đồ địa chính, làm cơ sở để huyện Đức Linh thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thi công hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trong năm 2024.
Sau khi các tuyến đường trên thi công hoàn thành, người dân và các phương tiện sẽ thuận lợi di chuyển từ khu vực từ Bà Tá, Gia Huynh huyện Tánh Linh sang khu vực xã Đông Hà, Trà Tân huyện Đức Linh..
3. Dự án tuyến đường Hàm Kiệm - Tiến Thành đang thi công với vách taluy đường xây dựng cao, hiện nay chưa có kế hoạch mở tuyến đường nhánh để dân đi vào khu vực sản xuất. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét mở các tuyến đường đấu nối phù hợp với tình hình thực tế của khu vực này để đảm bảo việc đi vào khu sản xuất của bà con (cử tri xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam)
Dự án Đường Hàm Kiệm đi Tiến Thành (đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường ĐT.719B) do Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (Ban QLDA giao thông tỉnh) làm chủ đầu tư. Hiện công trình đang triển khai thi công
Tiếp thu kiến nghị cử tri, ngày 30/5/2023, Ban QLDA giao thông tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế và các đơn vị có liên quan khảo sát hiện trường. Qua kiểm tra, các bên thống nhất bổ sung đấu nối các đường dân sinh (đường đất hiệu hữu) vào tuyến đường Hàm Kiệm - Tiến Thành để đảm bảo việc đi vào khu sản xuất của người dân, cụ thể tại các vị trí sau: Km0+700 (bên trái tuyến), Km0+780 (bên phải tuyến), Km1+120 (bên trái tuyến), Km1+580 (bên trái tuyến).
Hiện nay, đơn vị thi công đang triển khai thi công hoàn thiện, dự kiến hoàn thành cuối tháng 6/2024 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
VIII. Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh
1. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh sớm thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và thực hiện việc tái định cư và bồi thường đối với dự án này như thế nào (cử tri phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết)
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh (dự án Mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận - giai đoạn 2) do Ban QLDA đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh, tiến độ triển khai đến nay cụ thể như sau:
- Ngày 22/12/2023, UBND thành phố Phan Thiết phê duyệt Quy hoạch chi tiết dự án Mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận - giai đoạn 2 tại Quyết định số 6631/QĐ-UBND.
- Ngày 19/02/2024, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức họp nghe báo cáo và cho ý kiến về phương án đầu tư Bệnh viện đa khoa tỉnh.
- Ngày 14/3/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cuộc họp để làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh về việc triển khai đầu tư dự án theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 663-TB/VPTU ngày 26/02/2024 của Văn phòng Tỉnh ủy liên quan đến xây dựng phương án bố trí mặt bằng tổng thể, không gian kiến trúc, quy mô và vị trí các khu chức năng, các khối tòa nhà hợp lý, phân kỳ đầu tư.
- Ngày 15/3/2024, Ban cán sự đảng UBND tỉnh thông báo Kết luận tại cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo dự thảo Đề án Phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận đạt tiêu chuẩn hạng I, giai đoạn 2023-2028; trong đó, thống nhất tăng quy mô giường bệnh dự án lên 1.000 giường bệnh; trên cơ sở đó, giao UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan điều chỉnh các nội dung liên quan theo quy mô này.
- Ngày 25/3/2024, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo về đầu tư dự án tại Công văn số 1068/UBND-ĐTQH, cụ thể:
+ Nghiên cứu xây dựng phương án bố trí mặt bằng tổng thể, không gian kiến trúc, quy mô và vị trí các khu chức năng, các khối tòa nhà để phân kỳ đầu tư hợp lý; trên cơ sở đó, thực hiện việc điều chỉnh, cập nhật quy hoạch chi tiết dự án Mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận - giai đoạn 2 với quy mô mở rộng là 1.000 giường, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
+ Triển khai, tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc dự án Mở rộng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận - giai đoạn 2.
- Ngày 12/4/2024, UBND tỉnh có Thông báo số 111/TB-UBND về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh tại cuộc họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa - xã hội; trong đó, đề nghị Ban QLDA đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh khẩn trương tổ chức triển khai các công việc theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1068/UBND-ĐTQH ngày 25/3/2024.
- Ngày 15/4/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 1565/SKHĐT- TĐ đề nghị rà soát, báo cáo khó khăn, vướng mắc các dự án thuộc lĩnh vực y tế, văn hóa - xã hội.
- Hiện nay, Ban QLDA đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh đang phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai các công việc liên quan thi tuyển kiến trúc công trình, đồng thời nghiên cứu để xây dựng hồ sơ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho phương án quy mô 1.000 giường.
2. Hệ thống thoát nước phía hạ lưu đường ĐT.706B, cửa ra số 1 (khu phố 5, phường Phú Hài), hiện nay dự án còn vướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, phần còn lại khoảng 130 m đoạn cuối tuyến của 02 hộ dân (gồm hộ bà Ngô Tú Viên và bà Lê Thị Thanh Phương) nên tuyến cống thoát nước chưa được đấu nối thông tuyến. Cử tri kiến nghị Ban QLDA đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh sớm giải quyết (cử tri phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết)
Dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 01, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, hiện còn vướng 02 hộ (hộ Ngô Tú Viên và hộ Lê Thị Thanh Phương) chưa giải phóng mặt bằng, tồn tại kéo dài nhiều năm qua, nên chưa thể thi công đấu nối để hoàn thành dự án.
Thời gian qua, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (Chủ đầu tư) đã có nhiều văn bản báo cáo kiến nghị UBND thành phố Phan Thiết giải quyết quyết dứt điểm 02 trường hợp nêu trên để bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư triển khai thi công hoàn thành phần còn lại của dự án theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Chủ đầu tư vẫn chưa nhận được mặt bằng.
Để khẩn trương thi công hoàn thành phần còn lại của dự án, tránh cử tri kiến nghị nhiều lần, UBND tỉnh yêu cầu UBND thành phố Phan Thiết phối hợp với chủ đầu tư quyết liệt giải quyết dứt điểm việc bồi thường đối với 02 trường hợp còn tồn tại nhiều năm để bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư thi công hoàn thành công trình.
Sáng ngày 08/5/2024, UBND thành phố Phan Thiết đã tổ chức cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo việc đo đạc xác định lại ranh đất theo giấy chứng nhận và ranh thu hồi đất của bà Ngô Tú Viên và bà Lê Thị Thanh Phương thuộc Dự án Thoát nước phía hạ lưu đường ĐT706B - Cửa ra số 01 và đề xuất triển khai thực hiện các bước tiếp theo để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai thi công hoàn thành phần còn lại của dự án.
Ngày 10/5/2024, UBND thành phố Phan Thiết đã ban hành Thông báo số 279/TB-UBND kết luận một số nội dung có liên quan đến việc xác định lại ranh đất theo Giấy chứng nhận và ranh thu hồi đất của bà Ngô Tú Viên và bà Lê Thị Thanh Phương; qua đó, đề nghị Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế cho phù hợp và tổ chức triển khai thi công công trình trong tháng 5/2024.
C. LĨNH VỰC VĂN XÃ-NỘI CHÍNH
I. Sở Tài chính
1. Tại khoản 5 điều 6 Chương II của Quy định tại Nghị quyết số
65/2018/NQ-HĐND, ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh có nêu “chi cho cán bộ MTTQ Việt Nam tổ chức và chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp: 100.000đ/người/buổi”. Theo quy định thì chỉ có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chủ trì tiếp xúc cử tri được chi, trong khi đó lịch tiếp xúc cử tri nhiều điểm và cùng thời gian Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã (Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam hoặc Trưởng Ban công tác mặt trận thôn, khu phố) chủ trì không chi chế độ. Cử tri kiến nghị HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh nội dung trên thành “chi cho người làm công tác tổ chức và chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri...” cho phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương (cử tri thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam)
Chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 65/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành Quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND tỉnh và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài chính đang triển khai xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương, để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết điều chỉnh Nghị quyết số 65/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018.
Ngày 09/11/2023, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 4371/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 65/2018/NQ- HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tuy nhiên, ngày 04/3/2024, thường trực HĐND tỉnh đã có Công văn số 88/HĐND-CTHĐ về việc cho ý kiến đề nghị xây dựng nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 65/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018. UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 65/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn nêu trên (tại Công văn số 1288/VP-TH ngày 18/3/2024 của Văn phòng UBND tỉnh). Hiện nay, Sở Tài chính đang phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện.
II. Sở Nội vụ
1. Trước đây, theo quy định bố trí người hoạt động không chuyên trách ở thôn gồm Bí thư chi bộ, thôn trưởng, thôn phó và Ban công tác Mặt trận thôn đều hưởng mức phụ cấp giống như nhau. Năm 2021, HĐND tỉnh có nghị quyết quy định thôn có dưới 350 hộ thì được hưởng mức phụ cấp 1.0 mức lương cơ sở, không được bố trí thêm phó thôn mà mức hưởng phụ cấp thấp hơn 0,2% so với thôn có trên 350 hộ dân, như vậy là chưa tương xứng. Cử tri tỉnh xem xét điều chỉnh phù hợp (cử tri xã Huy Khiêm, huyện Tánh Linh)
Trước đây, căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 quy định người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,0 lần so với mức lương cơ sở (tổng 3 chức danh là 3,0 lần bằng với quy định của Chính phủ). Riêng đối với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn thuộc xã đảo được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng 1,2 lần mức lương cơ sở (tổng 3 chức danh là 3,6 lần thấp hơn so với quy định của Chính phủ) là đúng theo quy định của Chính phủ và thực tiễn địa phương.
Ngày 10/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thay thế Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ.
UBND tỉnh đã có Tờ trình số 2128/TTr-UBND ngày 07/6/2024 trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (tại kỳ họp chuyên đề ngày 20/6/2024 của HĐND tỉnh), trong đó đề xuất nâng mức phụ cấp, chế độ hỗ trợ hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách và phó trưởng thôn, khu phố.
2. Nghị định số 33/2023/NĐ-CP , ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã có hiệu lực từ ngày 01/8/2023 nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cấp xã và thôn, khu phố tổ chức hoạt động (cử tri các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam).
Triển khai thực hiện Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, ngày 07/6/2024, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 2127/TTr-UBND trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết quy định số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo từng đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024 và Tờ trình số 2128/TTr-UBND ngày 07/6/2024 trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (tại kỳ họp chuyên đề ngày 20/6/2024 của HĐND tỉnh).
3. Đối với khu phố có diện tích rộng, dân cư đông và số dân từ 1.000 hộ trở lên có được tách khu phố không hoặc tăng thêm 01 phó khu phố và chế độ đối với Phó khu phố như thế nào. Cử tri mong muốn tỉnh trả lời cho cử tri được biết (cử tri thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)
Tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định không chia tách các thôn, khu phố đang hoạt động ổn định; thực hiện sáp nhập các thôn, khu phố phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương (hiện nay, Bộ Nội vụ đang dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2018/TT-BNV). Đồng thời, Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định đối với những khu phố có từ 500 hộ gia đình trở lên được bố trí 01 phó trưởng khu phố nhằm hỗ trợ thêm cho trưởng khu phố trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và mức bồi dưỡng hàng tháng là 1.192.000 đồng.
Về chế độ chính sách đối với phó trưởng khu phố, thực hiện Nghị định số 33/2023/NĐ-CP , UBND tỉnh đã có Tờ trình số 2128/TTr-UBND ngày 07/6/2024 trình HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết quy định chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, khu phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, khu phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (tại kỳ họp chuyên đề ngày 20/6/2024 của HĐND tỉnh), trong đó đề xuất nâng chế độ hỗ trợ hàng tháng đối với phó trưởng thôn, khu phố.
III. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Cử tri kiến nghị Sở Giáo dục và đào tạo rà soát, xem xét và có biện pháp chấn chỉnh việc thu các loại quỹ trong trường học của các bậc học và tình trạng dạy thêm, học thêm còn phổ biến ở một số địa phương chưa đăng ký trung tâm bồi dưỡng văn hóa với chính quyền địa phương (cử tri phường Phước Lộc, thị xã La Gi)
- Về rà soát, xem xét và có biện pháp chấn chỉnh việc thu các loại quỹ trong trường học của các bậc học:
Theo phân cấp quản lý tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý về tài chính đối với các trường THPT công lập, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý tài chính đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập. Vào đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo có các văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố (để triển khai đến các trường trực thuộc) và các trường THPT công lập, đề nghị các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc các khoản thu, chi trong trường học theo đúng quy định, không để xảy ra tình trạng lạm thu, thu không đúng quy định, không tùy tiện lập các quỹ để ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa tự nguyện trong các cơ sở giáo dục dưới bất kỳ hình thức nào gây bức xúc trong dư luận xã hội và Nhân dân.
Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo có các cuộc thanh tra, xét duyệt quyết toán các trường THPT công lập, theo đó có kiểm tra các khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị, từ đó chấn chỉnh, xử lý những hạn chế, sai phạm tại các trường THPT công lập.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định các khoản thu, mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh để trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.
Ngày 19/3/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 717/SGDĐT- KHTC gửi Sở Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị quyết. Ngày 04/5/2024, Sở Tư pháp có Công văn số 731/STP-NV đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, làm rõ các vấn đề về danh mục và mức thu xây dựng tại dự thảo Nghị quyết.
Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu, rà soát để làm rõ thêm các nội dung xây dựng tại dự thảo Nghị quyết để trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh, dự kiến trình vào kỳ họp cuối năm 2024.
- Về tình trạng dạy thêm, học thêm còn phổ biến ở một số địa phương chưa đăng ký trung tâm bồi dưỡng văn hóa với chính quyền địa phương:
Ngày 26/9/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông báo số 2106/TB- SGDĐT thông báo việc tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh (căn cứ Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm). Trong Thông báo có nêu: “Sở Giáo dục và Đào tạo không cấp phép, không gia hạn thời gian hoạt động dạy thêm, học thêm cho các tổ chức, cá nhân xin đăng ký tổ chức dạy thêm, học thêm cho đến khi có văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Ngày 27/6/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn số 1576/SGDĐT-GDTrH&CN-TX để chấn chỉnh tình trạng tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm không đúng quy định trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, theo phân cấp quản lý, các cơ sở bồi dưỡng văn hóa có cấp học từ trung học cơ sở trở xuống do phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố cấp phép. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra các cơ sở bồi dưỡng văn hóa không còn thời hiệu hoạt động.
Ngày 23/01/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn số 207/SGDĐT-GDTrH&CN-TX về việc báo cáo việc chỉ đạo, quản lý công tác dạy thêm, học thêm tại các cơ sở giáo dục.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các Đoàn kiểm tra đột xuất hoạt động giáo dục các Trung tâm ngoại ngữ và các Công ty được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (do Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn), tại các Quyết định số 60/QĐ-SGDĐT ngày 16/01/2024; Quyết định số 245/QĐ-SGDĐT ngày 26/02/2024 và Quyết định số 286/QĐ- SGDĐT ngày 12/3/2024./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.