HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/NQ-HĐND |
Cần Giờ, ngày 14 tháng 10 năm 2021 |
KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 25-NQ/HU NGÀY 03/12/2018 CỦA HUYỆN ỦY GẮN VỚI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 38/2018/QĐ-UBND NGÀY 22/10/2018 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỐI VỚI PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ HAI
(Ngày 07 tháng 10 năm 2021)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện về chương trình hoạt động giám sát năm 2021;
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện về thành lập Đoàn giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/HU ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Huyện ủy gắn với thực hiện Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố;
Qua xem xét Báo cáo số 136/BC-HĐND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về kết quả giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/HU ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Huyện ủy gắn với thực hiện Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành nội dung Báo cáo số 136/BC-HĐND ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về kết quả giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/HU ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Huyện ủy gắn với thực hiện Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố. Hội đồng nhân dân huyện ghi nhận kết quả giám sát đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
1. Mặt làm được:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham mưu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 25-NQ/HU ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Huyện ủy gắn với thực hiện Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố, qua đó tỷ lệ thu giá dịch vụ theo Quyết định số 38/QĐ-UBND thành phố đạt được gần 95%; đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom chất thải rắn trên địa bàn, tăng thu nhập cho công nhân thu gom rác và tăng nguồn thu cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích (so với năm 2019); trích nộp ngân sách 315.547.952 đồng.
- Đến nay đã hoàn thành công tác đầu tư 98 công trình (xóa 60 điểm ngập và 38 điểm ô nhiễm môi trường); xóa 65 điểm ô nhiễm về rác thải, chuyển hóa 05 điểm đen về rác thải thành sân chơi cho thiếu nhi; 100% rác thải y tế được thu gom, xử lý đúng quy định; 07/7 xã, thị trấn đạt danh hiệu “Xã - thị trấn không xả rác ra đường và kênh rạch”; 33/33 ấp, khu phố đạt danh hiệu “Khu phố - ấp sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”; duy trì hoạt động 07/7 Tổ xung kích vì môi trường trên địa bàn các xã, thị trấn (192 người), 42 tổ tự quản, 31 Câu lạc bộ về bảo vệ môi trường;
- Tạo điều kiện cho Ủy ban nhân dân xã Thạnh An được mở rộng mạng lưới thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn ấp Thiềng Liềng (dự kiến từ ngày 01/5/2021 triển khai thực hiện).
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế
- Mô hình giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn xã Thạnh An chưa được đông đảo người dân hưởng ứng; việc thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông bằng các loại giỏ, túi thân thiện môi trường chưa được các tiểu thương và các hộ gia đình hưởng ứng tích cực.
- Việc bố trí địa điểm tập kết rác đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên địa bàn huyện còn chậm (đến nay chưa di dời được điểm tập kết rác tại Nhà Văn hóa ấp Bình Phước, xã Bình Khánh), số lượng thùng rác công cộng chưa đáp ứng nhu cầu; một số vị trí đặt thùng rác chưa hợp lý.
- Công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực môi trường còn hạn chế. Tình trạng người dân nuôi gia súc thả rong gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan đô thị tại các khu dân cư tập trung, nơi công cộng chưa được khắc phục triệt để.
- Chất lượng dịch vụ thu gom chất thải rắn tại nguồn một số nơi chưa đạt yêu cầu; nguồn thu của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích chưa đáp ứng được nhu cầu trang bị phương tiện, thùng rác để phục vụ tốt hơn công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn.
- Một bộ phận nhỏ người dân còn hạn chế trong ý thức chấp hành bảo vệ môi trường; vẫn còn tình trạng lấn chiếm kênh rạch, vứt rác gây tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường.
- Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh thông qua ứng dụng cần Giờ trực tuyến chưa hiệu quả.
- Đến nay các Tổ xung kích, Tổ tự quản môi trường chưa được hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động.
- Chưa tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thực hiện các chính sách miễn giảm đóng giá dịch vụ thu gom rác đối với các hộ thuộc diện hộ nghèo khó khăn đặc biệt, gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo neo đơn (107 hộ).
b) Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, chưa sâu rộng trong nhân dân.
+ Việc bố trí địa điểm tập kết rác đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị còn chậm.
+ Công tác phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường còn hạn chế; chưa có giải pháp hữu hiệu thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường.
+ Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chủ yếu là thủ công, thô sơ nên chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như cải tiến được phương thức thu gom rác.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Địa bàn huyện rộng, dân cư sinh sống rải rác, không tập trung nên việc thu gom rác để xử lý khó thực hiện (nhất là đối với các hộ sống ngoài đồng ruộng, xa khu dân cư).
+ Ý thức của một số hộ dân về thực hiện bảo vệ môi trường và tham gia đóng phí dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn còn hạn chế.
+ Mặc dù giá thành sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn xã Thạnh An được tài trợ, tuy nhiên giải pháp chính chủ yếu là vận động người dân sử dụng, không có giải pháp bắt buộc. Bên cạnh đó, các sản phẩm thân thiện môi trường chưa đa dạng, chưa phù hợp phục vụ nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của các hộ dân và hộ kinh doanh.
+ Ứng dụng phần mềm Cần Giờ trực tuyến thường xuyên bị lỗi cài đặt trên các thiết bị di động; không đảm bảo tích hợp quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người dân, mặt khác việc hỗ trợ cập nhật và sửa lỗi phần mềm của đơn vị cung cấp chưa kịp thời.
Điều 2. Để tiếp tục đảm bảo việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/HU ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Huyện ủy gắn với thực hiện Quyết định số 38/2018/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố đạt hiệu quả trong thời gian tới, Hội đồng nhân dân huyện đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường tập trung thực hiện các giải pháp sau:
1. Khẩn trương tham mưu Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh quy chế quản lý thùng rác; theo đó giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện trang bị thùng rác và đảm bảo công tác quản lý, sử dụng thùng rác đúng quy định, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý, sử dụng thùng rác đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích huyện.
2. Tiếp tục phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện, các xã, thị trấn tăng cường giải pháp, hình thức tuyên truyền hiệu quả nhằm nâng cao ý thức người dân, các hộ sản xuất kinh doanh trong việc chấp hành giá dịch vụ thu gom rác theo đúng quy định, đảm bảo tỷ lệ giao rác và thu gom rác từ 80% trở lên.
3. Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn khảo sát các địa điểm ô nhiễm môi trường để thực hiện chuyển hóa thành các công trình xanh sạch đẹp; duy trì, giám sát hoạt động của các Tổ tự quản về môi trường trên địa bàn xã Thạnh An, nhân rộng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng cho các khu dân cư khác trên toàn địa bàn huyện.
4. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kế hoạch “Không sử dụng túi ni lông trên địa bàn xã Thạnh An”, trong đó phấn đấu tập trung các nguồn lực xã hội hóa tham gia thực hiện Chương trình đem lại mô hình bảo vệ môi trường thiết thực cho xã đảo Thạnh An.
5. Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xử lý các địa điểm tập kết vỏ xe nuôi hàu gây ô nhiễm môi trường.
1. Hội đồng nhân dân huyện đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này; báo cáo kết quả tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2021 của Hội đồng nhân dân huyện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân huyện cần Giờ khóa XI, kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 07 tháng 10 năm 2021./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.