HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2016/NQ-HĐND |
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020";
Xét Tờ trình số 161/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình việc làm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 803/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Chương trình việc làm tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chính như sau:
Huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động, chất lượng việc làm, phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm, phát huy thế mạnh nguồn lực lao động của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Giải quyết việc làm cho 330.000 lao động. Trong đó:
+ Tạo việc làm thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh cho 235.000 lao động;
+ Duy trì và tạo việc làm thông qua cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là 25.000 lao động;
+ Xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho 50.000 người;
+ Đưa lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp tỉnh ngoài cho 20.000 người.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Nông - lâm - ngư nghiệp xuống 35%; Công nghiệp - xây dựng lên 35% và Dịch vụ lên 30% vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 3,1% và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn 6,1% vào năm 2020.
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70%. Trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%.
- Nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm lên 30%.
3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
a) Tập trung phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm mới và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông - lâm - ngư nghiệp sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Tập trung thực hiện các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng 05 chương trình trọng tâm giai đoạn 2016-2020 mà Tỉnh ủy đã ban hành để giải quyết việc làm cho người lao động. Phấn đấu trong 5 năm 2016-2020, thông qua phát triển các ngành kinh tế của tỉnh giải quyết việc làm cho 235.000 lao động.
- Phát triển ngành công nghiệp - xây dựng giải quyết việc làm cho 130.000 lao động.
Phát triển nhanh, vững chắc các ngành công nghiệp có vai trò nền tảng, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm đạt 18,5% trở lên. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp công nghệ cao như: lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử; đổi mới công nghệ sản xuất các sản phẩm truyền thống, tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, sử dụng nhiều lao động như: xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da giầy và phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cấp huyện, ưu tiên khu vực miền núi và ven biển. Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp giai đoạn 2016 -2020, thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: sản phẩm sau lọc hóa dầu, sản xuất điện, ô tô, kim loại... Tiếp tục khôi phục, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, du nhập nghề mới tạo việc làm ổn định cho lao động.
- Phát triển ngành dịch vụ giải quyết việc làm cho 70.000 lao động.
Phát triển nhanh, đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ nhằm tạo ra nhiều việc làm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm đạt 8,9% trở lên. Thực hiện tai cơ cấu ngành dịch vụ, ưu tiên nguồn lực để phát triển du lịch, cảng biển, vận tải, kho bãi giáo dục - đào tạo, y tế, thông tin - truyền thông, kinh doanh bất động sản... trở thành các ngành dịch vụ trọng điểm của tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh đưa du lịch Thanh Hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh góp phần tạo ra 22.000 chỗ việc làm cho người lao động.
- Phát triển ngành nông - lâm - thủy sản giải quyết việc làm cho 35.000 lao động.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp, tiến tới xây dựng nên nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm toàn ngành đạt 2,9% trở lên góp phần duy trì và ổn định việc làm cho người lao động.
b) Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế, tạo việc làm.
- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để tạo việc làm mới và ổn định việc làm bằng mối quan hệ hài hòa trong lao động
+ Tập trung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên khoảng 15.000 doanh nghiệp vào năm 2020. Đẩy mạnh phát triển các trang trại, các hợp tác xã kiểu mới, nhất là hợp tác xã nông nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên doanh, liên kết và hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất.
+ Tiếp tục đẩy manh cải cách hành chính, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải trên cơ sở tổ chức đối thoại giữa các cấp chính quyền và doanh nghiệp.
+ Bảo đảm việc làm ổn định thông qua phát huy vai trò và tầm ảnh hưởng của tổ chức Đảng, Công đoàn trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn tỉnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, tạo việc làm thông qua hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và từ các tổ chức tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, tổ hợp tác và người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc Làm và từ các tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị định 55/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm ổn định và thu hút thêm lao động vào làm việc.
c) Đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh ngoài
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách, điều kiện, tiêu chuẩn khi tham gia xuất khẩu lao động. Xác định rõ xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định của nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ người lao động tham gia xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; chính sách khuyến khích, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của tỉnh. Tập trung cung ứng lao động chủ yếu vào các thị trường ổn định, có thu nhập cao như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Trung Đông và các nước Đông Âu.
- Tăng cường chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tích cực phối hợp với các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trong cả nước có nhu cầu tuyển dụng lao động để đưa đi làm việc ở tỉnh ngoài. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh chủ động phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn, tổ chức “Ngày hội việc làm”, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
d) Hỗ trợ phát triển thị trường lao động, đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường lao động
- Đầu tư nâng cao năng lực, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm; đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động; đồng thời kết nối với các tỉnh khác trong toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các công ty có chức năng xuất khẩu lao động để giới thiệu việc làm cho người lao động trong tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả sàn giao dịch việc làm: Duy trì thường xuyên, định kỳ, nâng cao tần suất (3-4 phiên/tháng), chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm và các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung nhiều dân cư sinh sống để tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, làm tăng cơ hội, khả năng tìm việc làm và học nghề của người lao động.
- Thực hiện điều tra cung - cầu lao động: Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; củng cố, nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động.
đ) Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động
- Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đánh giá lại chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình, đầu tư trang thiết bị dạy nghề. Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nâng cao hiệu quả đào tạo, giải quyết việc làm, đảm bảo lợi ích chặt chẽ của cả 3 bên: doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người học.
- Định hướng, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở, tạo điều kiện cho học sinh trang bị nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ đảm bảo đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện; hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp... nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm cho người lao động.
e) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng, năng lực quản lý nhà nước về công tác lao động việc làm.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức như: Tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh tại các tổ dân phố, thôn, bản..., thông qua hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các giải quyết việc làm.
- Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động - việc làm ở các cấp, các ngành; giao chỉ tiêu, kế hoạch về giải quyết việc làm cho các cấp, các ngành phấn đấu thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động... Hàng năm, tiến hành tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chương trình, các hoạt động thuộc Chương trình và đề xuất phương hướng thực hiện trong thời gian tới.
g) Huy động nguồn lực để thực hiện chương trình
Tổng kinh phí để thực hiện chương trình: 374,059 tỷ đồng. Trong đó:
- Nguồn vốn cho vay từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn trước chuyển sang: 103,309 tỷ đồng.
- Ngân sách Trung ương: 137,25 tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương: 135,5 tỷ đồng.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết và các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức thực hiện; định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2016 ./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.