HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2016/NQ-HĐND |
An Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 621/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định mức thu, chế độ thu, nộp các loại phí trong lĩnh vực tư pháp; nông nghiệp, lâm nghiệp; giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức thu, chế độ thu, nộp các loại phí trong lĩnh vực tư pháp; nông nghiệp, lâm nghiệp; giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, thay thế quy định và các Nghị quyết sau:
1. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống do cơ quan địa phương thực hiện tại Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng 08 loại phí và 10 loại lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh;
2. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VI, kỳ họp thứ mười một, từ ngày 08 tháng 12 năm 2003 đến ngày 10 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành chế độ thu 02 loại phí thuộc thẩm quyền của tỉnh;
3. Nghị quyết số 12/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm./.
|
CHỦ TỊCH |
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP CÁC LOẠI
PHÍ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP; NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP; GIAO THÔNG VẬN TẢI THUỘC THẨM
QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số
43/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng
12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: quy định này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan địa phương thực hiện.
2. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật phải nộp phí theo quy định trừ các trường hợp không thu phí được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp không thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Hộ gia đình, cá nhân khi đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
b) Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi của Đăng ký viên;
c) Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xóa thông báo việc kê biên.
4. Đơn vị thu phí:
a) Văn phòng Đăng ký đất đai;
b) Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
1. Đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ.
2. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm: 70.000 đồng/hồ sơ.
3. Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký: 60.000 đồng/hồ sơ.
4. Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: 20.000 đồng/hồ sơ.
Điều 3. Chế độ thu, nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm
Đơn vị thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm được để lại 100% (một trăm phần trăm) trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định.
Điều 4. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: quy định này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) do cơ quan địa phương thực hiện.
2. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân yêu cầu và được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển); cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) phải nộp phí theo quy định trừ các trường hợp không thu phí được quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp không thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển):
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân yêu cầu cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký trong trường hợp đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên;
b) Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên;
c) Điều tra viên, kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.
4. Đơn vị thu phí:
a) Văn phòng Đăng ký đất đai;
b) Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án) là 30.000 đồng/trường hợp.
Điều 6. Chế độ thu, nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển)
Đơn vị thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) được để lại 100% (một trăm phần trăm) trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định.
PHÍ BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬN CÂY MẸ, CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP, RỪNG GIỐNG
Điều 7. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: quy định này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống do cơ quan địa phương quản lý.
2. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống theo quy định của pháp luật phải nộp phí theo quy định.
3. Cơ quan thu phí: cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống theo quy định
1. Đối với bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng: 2.000.000 đồng/lần bình tuyển, công nhận.
2. Đối với bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống: 5.000.000 đồng/lần bình tuyển, công nhận.
Điều 9. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
Cơ quan thu phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống được để lại 100% (một trăm phần trăm) trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định.
PHÍ SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
Điều 10. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Đối tượng nộp phí: Các đối tượng được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố.
3. Cơ quan thu phí:
a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
b) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
1. Hộ kinh doanh: 200 đồng - 1.000 đồng/m2/ngày;
2. Xe ô tô: 5.000 đồng/xe/lần.
Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố là nguồn thu 100% của ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện) hoặc ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân huyện.
KÊ KHAI THU, NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN PHÍ
Điều 13. Kê khai, thu, nộp, quyết toán phí
Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Điều 14. Quản lý và sử dụng phí
Số tiền phí được để lại cho cơ quan, đơn vị thu phí để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Điều 15. Các nội dung khác liên quan đến chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu các loại phí trong lĩnh vực tư pháp; nông nghiệp, lâm nghiệp; giao thông vận tải không đề cập tại Quy định này được thực hiện theo quy tại Luật phí và Lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn theo quy định hiện hành (nếu có)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.