HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2022/NQ-HĐND |
Lai Châu, ngày 20 tháng 9 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 3235/TTr-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh về dự thảo Nghị quyết Quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Báo cáo thẩm tra số 413/BC-HĐND ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Khóa XV, kỳ họp thứ mười thông qua ngày 20 tháng 9 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
CƠ CHẾ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC KHÁC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lai Châu)
Quy định cơ chế huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động huy động các nguồn lực khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc huy động nguồn vốn
1. Huy động nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ, bổ sung thêm nguồn lực cho các hoạt động, chương trình, dự án để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Việc huy động, sử dụng nguồn vốn phải phù hợp với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, quy định của từng chính sách tín dụng và các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng.
3. Việc huy động các nguồn vốn phải được xác định ngay từ bước xây dựng kế hoạch và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thực tế của từng địa phương.
4. Việc huy động Nhân dân đóng góp phải được thực hiện trên nguyên tắc: Dân chủ, tự nguyện, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng; Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, có sự tham vấn, lấy ý kiến của người dân.
5. Phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể trong việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách của nhà nước để huy động các nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
1. Nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn; các dự án phát triển sản xuất; các dự án liên kết,...
2. Nguồn vốn đóng góp tự nguyện của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (bằng ngày công, tiền, hiện vật, đất đai,..).
3. Nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Điều 5. Cơ chế huy động nguồn vốn
1. Huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
a) Huy động tối đa nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thông qua chính sách tín dụng cho từng đối tượng, nội dung thuộc phạm vi đầu tư của từng chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ chế huy động nguồn vốn tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Hằng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trình HĐND cùng cấp xem xét quyết định phương án phân bổ kinh phí ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn theo phân cấp hiện hành. Ngân sách cấp tỉnh bố trí tối thiểu 15 tỷ đồng/năm; Ngân sách cấp huyện bố trí tối thiểu 1 tỷ đồng/năm.
2. Huy động nguồn vốn hợp pháp khác
a) Huy động đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: Công khai danh mục đầu tư, nội dung đầu tư thuộc đối tượng huy động, tiếp xúc trực tiếp hoặc thư ngỏ với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được huy động để vận động nguồn vốn.
b) Huy động từ cộng đồng dân cư: Tổ chức họp người dân trên địa bàn, thực hiện công khai danh mục, nguồn vốn đầu tư, xác định mức huy động và vận động đầu tư trên nguyên tắc tự nguyện đóng góp; tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương đưa ra mức huy động, đóng góp phù hợp.
c) Việc đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư phải được thống nhất và thể hiện bằng biên bản ngay trong bước xây dựng kế hoạch.
Điều 6. Quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động
1. Quản lý nguồn vốn
a) Trường hợp thu bằng tiền: Phải lập chứng từ thu tiền theo quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo nguyên tắc tài chính kế toán hiện hành. Chủ đầu tư thực hiện việc mở sổ kế toán để phản ánh và hạch toán quá trình thu, chi; mở tài khoản huy động tại Kho bạc Nhà nước. Thực hiện nộp toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày huy động.
b) Trường hợp thu bằng hiện vật, công lao động tự nguyện của tổ chức, cá nhân đóng góp.
Căn cứ vào số lượng hiện vật, công lao động do người dân đóng góp, Chủ đầu tư thực hiện lập biên bản tiếp nhận và mở sổ sách theo dõi, tổng hợp theo danh sách của từng đối tượng đóng góp; thực hiện quy đổi hiện vật ra giá trị thành tiền theo giá cả hiện vật, giá ngày công lao động tại địa phương (tại thời điểm đóng góp) để hạch toán vào giá trị công trình, dự án.
Trường hợp hiện vật của tổ chức, cá nhân đóng góp chưa xác định được giá trị thì phải thành lập Hội đồng xác định giá trị. Hội đồng xác định giá trị do UBND cấp tổ chức tiếp nhận quyết định thành lập.
2. Sử dụng nguồn vốn
a) Nguồn vốn huy động đầu tư cho công trình nào thì sử dụng cho công trình đó. Sau khi công trình hoàn thành các khoản đóng góp chưa sử dụng hết thì được đầu tư cho công trình khác (do chủ đầu tư quyết định).
b) Chỉ thực hiện giải ngân theo tiến độ hoàn thành từng giai đoạn của dự án, không thực hiện việc tạm ứng trước từ nguồn vốn huy động trong quá trình thực hiện dự án./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.