HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2018/NQ-HĐND |
Yên Bái, ngày 08 tháng 12 năm 2018 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 1 CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 15/2015/NQ-HĐND NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Xét Tờ trình số 127/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Nghị quyết bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, như sau:
1. Sửa đổi một số nội dung tại khoản 1 mục II Điều 1 như sau:
“- Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò đầu tư mua mới quy mô từ 10 con trở lên. Mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ gia đình.
- Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình chăn nuôi dê với quy mô từ 70 con trở lên. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ gia đình. Phạm vi thực hiện trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải”.
2. Sửa đổi một số nội dung tại khoản 2 mục II Điều 1 như sau:
“- Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình đóng mới lồng nuôi cá có thể tích từ 100 m3 trở lên; khung lồng làm bằng ống tôn mạ kẽm từ Ø42 trở lên hoặc bằng sắt V4, ống hộp mạ kẽm; lồng sử dụng lưới cước hoặc dù có mắt lưới cỡ 1-3a; lồng có phao nhựa bằng thùng phi dung tích từ 200 lít trở lên (tối thiểu 08 phi). Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng.
- Hỗ trợ đặc biệt sau đầu tư (một lần) cho nhóm hộ, hợp tác xã đóng mới lồng nuôi cá có quy mô từ 30 lồng trở lên, lồng nuôi cá có thể tích từ 100 m3 trở lên; khung lồng làm bằng ống tôn mạ kẽm từ Ø42 trở lên hoặc bằng sắt V4, ống hộp mạ kẽm; lồng sử dụng lưới cước hoặc dù có mắt lưới cỡ 1 - 3a; lồng có phao nhựa bằng thùng phi dung tích từ 200 lít trở lên (tối thiểu 08 phi). Mức hỗ trợ 5 hiệu đồng/lồng.”
3. Sửa đổi một số nội dung tại khoản 10 mục II Điều 1 như sau:
“- Hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện là 900 triệu đồng/năm, gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 150 triệu đồng; các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và Lục Yên mỗi huyện 100 triệu đồng; thị xã Nghĩa Lộ 50 triệu đồng.”
4. Bổ sung khoản 11 mục II Điều 1 như sau:
“11. Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019 - 2025.
a) Phạm vi, đối tượng, thời gian áp dụng:
- Phạm vi áp dụng: Chính sách này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp của Nhà nước hỗ trợ phát triển trồng dâu, nuôi tằm tại các huyện: Trấn Yên, Văn Chấn và Văn Yên.
- Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp phát triển trồng dâu, nuối tằm theo chuỗi giá trị.
- Thời gian áp dụng: Từ năm 2019 đến hết năm 2025.
b) Điều kiện được hưởng hỗ trợ:
- Hộ gia đình, cá nhân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp phát triển trồng dâu, nuôi tằm theo chuỗi giá trị ổn định, bền vững.
- Có cam kết đảm bảo các quy định về sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tự nguyện tham gia và tuân thủ các quy định của Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm tỉnh Yên Bái; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
c) Nội dung và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình trồng dâu có diện tích trồng mới từ 1.000 m2 trở lên. Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới nhà nuôi tằm con tập trung có diện tích xây dựng từ 150 m2 trở lên. Nhà nuôi tằm con được thiết kế theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền. Mức hỗ trợ: 50 triệu đồng/nhà.
- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới, sửa chữa nâng cấp, cải tạo nhà nuôi tằm lớn có diện tích xây dựng từ 120 m2 trở lên. Nhà nuôi tằm lớn được thiết kế theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền. Mức hỗ trợ: 20 triệu đồng/nhà xây mới và 10 triệu đồng/nhà sửa chữa nâng cấp, cải tạo.
- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình nuôi tằm mua mới bộ né ô vuông, gồm có 50 vỉ né, kích thước vỉ né từ 1,0 m2 trở lên, có một bàn gỡ kén và giá treo đủ 50 vỉ né. Mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/bộ.
d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu.
đ) Nguồn vốn thực hiện: Nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.”
5. Bổ sung khoản 12 mục II Điều 1 như sau:
“12. Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2019-2021.
a) Hỗ trợ chứng nhận chất lượng sản phẩm an toàn.
- Phạm vi áp dụng: Chính sách này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp của Nhà nước để hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp sản xuất hoặc liên kết sản xuất với hộ gia đình, cá nhân.
- Thời gian áp dụng: Từ năm 2019 đến hết năm 2021.
- Điều kiện được hưởng hỗ trợ:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Dự án thực hiện hoàn thành theo thuyết minh được phê duyệt và sản phẩm được các tổ chức (có giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam) chứng nhận an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
+ Quy mô hỗ trợ: Hỗ trợ các sản phẩm hàng hóa chủ lực, đặc sản, hữu cơ của tỉnh theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh, đảm bảo quy mô dự án hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó ưu tiên:
Sản phẩm hàng hóa chủ lực tập trung: Từ 50 ha lúa trở lên; từ 10 ha cây ăn quả có múi trở lên; từ 20 ha chè trở lên; từ 1.000 con lợn/lứa trở lên; từ 10.000 con gia cầm/lứa trở lên; từ 3 ha mặt nước nuôi thâm canh thủy sản trở lên; từ 5 ha mặt nước nuôi cá eo ngách trở lên, từ 50 lồng nuôi cá trở lên tại hồ Thác Bà; từ 50 ha quế trở lên; từ 10 ha tre măng Bát Độ trở lên.
Sản phẩm đặc sản, hữu cơ: Quy mô tối thiểu bằng 30% quy mô của các sản phẩm hàng hóa chủ lực tập trung tương ứng.
- Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 100 triệu đồng/giấy chứng nhận để điều tra, khảo sát, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí, mẫu sản phẩm; đào tạo tập huấn, xây dựng hệ thống giám sát nội bộ và thuê đánh giá, cấp chứng nhận sản phẩm an toàn.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư theo khối lượng hoàn thành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Nguồn vốn hỗ trợ: Nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
b) Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý.
- Phạm vi áp dụng: Chính sách này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp của Nhà nước hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức được chỉ định hoặc ủy quyền xây dựng chỉ dẫn địa lý.
- Thời gian áp dụng: Từ năm 2019 đến hết năm 2021.
- Điều kiện được hưởng hỗ trợ:
+ Tổ chức được chỉ định hoặc ủy quyền xây dựng chỉ dẫn địa lý có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Dự án thực hiện hoàn thành theo thuyết minh được phê duyệt và được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để điều tra khảo sát, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí, mẫu sản phẩm; lập hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp chứng nhận; các loại phí và lệ phí chứng nhận.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư theo khối lượng hoàn thành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Nguồn vốn hỗ trợ: Nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
c) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Phạm vi áp dụng: Chính sách này quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp của Nhà nước hỗ trợ thực hiện các hoạt động nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh (Gồm: Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; hội chợ, triển lãm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu sản phẩm).
- Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Thời gian áp dụng: Từ năm 2019 đến hết năm 2021.
- Điều kiện được hưởng hỗ trợ:
+ Tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh theo, quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
+ Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nội dung và mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/dự án để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 20 triệu đồng/dự án để xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc và máy in tem sản phẩm.
+ Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 200 triệu đồng/dự án để xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm.
+ Hỗ trợ một lần kinh phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/dự án để tham gia hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư theo khối lượng hoàn thành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Nguồn vốn hỗ trợ: Nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.”
Điều 2. Bãi bỏ nội dung “Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình, nhóm hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 30 con trâu, bò trở lên” tại khoản 1 mục II Điều 1 và bãi bỏ khoản 5 mục II Điều 1 (Chính sách hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển ngô Đông trên đất lúa 2 vụ) của Nghị quyết số 15/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này; phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các đề án phát triển các sản phẩm chủ lực theo nội dung, cơ chế, chính sách đã được ban hành; hằng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền để phân bổ kinh phí cho các địa phương, đơn vị thực hiện.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khoá XVIII - Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.