HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 06 tháng 12 năm 2018 |
VỀ DỰ TOÁN THU, CHI VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2231/QĐ-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019;
Xét Báo cáo số 182/BC-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019; Báo cáo số 190/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2019; Báo cáo thẩm tra số 163/BC-HĐND và Báo cáo thẩm tra số 164/BC-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cụ thể như sau:
1. Tổng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 23.144.000 triệu đồng.
(Hai mươi ba ngàn, một trăm bốn mươi bốn tỷ đồng)
a) Thu nội địa: 18.544.000 triệu đồng.
- Thu tiền sử dụng đất: 800.000 triệu đồng.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 85.000 triệu đồng.
- Thu nội địa (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết): 17.659.000 triệu đồng.
b) Thu xuất nhập khẩu: 4.600.000 triệu đồng.
2. Dự toán thu ngân sách địa phương: 22.616.343 triệu đồng.
(Hai mươi hai ngàn, sáu trăm mười sáu tỷ, ba trăm bốn mươi ba triệu đồng)
- Thu nội địa ngân sách địa phương được hưởng: 16.401.773 triệu đồng.
- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên: 3.088.570 triệu đồng.
- Thu chuyển nguồn ngân sách: 3.126.000 triệu đồng.
3. Dự toán chi ngân sách địa phương: 23.125.343 triệu đồng.
(Hai mươi ba ngàn, một trăm hai mươi lăm tỷ, ba trăm bốn mươi ba triệu đồng)
- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương: 20.036.773 triệu đồng.
- Tổng chi các chương trình mục tiêu: 3.088.570 triệu đồng.
4. Bội chi ngân sách địa phương (3-2): 509.000 triệu đồng.
Điều 2. Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương:
1. Ngân sách tỉnh trực tiếp chi: 12.565.995 triệu đồng.
a) Chi cân đối ngân sách: 9.477.425 triệu đồng.
- Chi đầu tư phát triển: 2.566.050 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 4.411.192 triệu đồng.
- Chi trả nợ lãi, phí các khoản do chính quyền địa phương vay: 13.979 triệu đồng.
- Dự phòng ngân sách: 466.722 triệu đồng.
- Chi lập Quỹ dự trữ tài chính: 1.450 triệu đồng.
- Chi cải cách tiền lương: 2.018.032 triệu đồng.
b) Chi các Chương trình mục tiêu: 3.088.570 triệu đồng.
2. Ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện: 6.657.110 triệu đồng.
- Bổ sung cân đối ngân sách: 2.871.036 triệu đồng.
- Bổ sung có mục tiêu: 3.786.074 triệu đồng.
3. Ngân sách cấp huyện (bao gồm ngân sách cấp xã) trực tiếp chi: 10.559.348 triệu đồng.
- Chi đầu tư phát triển: 2.243.160 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 7.495.363 triệu đồng.
- Dự phòng ngân sách: 109.457 triệu đồng.
- Chi cải cách tiền lương: 711.368 triệu đồng.
(Chi tiết theo các biểu mẫu đính kèm)
4. Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất của ngân sách các cấp sau khi trừ chi phí GPMB, hỗ trợ tái định cư và các chi phí liên quan khác của chính lô đất đó (nếu có), được sử dụng trích Quỹ phát triển đất 20% và bố trí tối đa 10% thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo chỉ thị 1474/CT- TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ; số còn lại sử dụng để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định.
Giao UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện rà soát, đề xuất tỷ lệ phân bổ lại tiền sử dụng đất do cấp huyện quản lý phát sinh trên địa bàn các xã để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ (sau khi trừ chi phí GPMB, hỗ trợ tái định cư và các chi phí liên quan khác của chính lô đất đó, trích Quỹ phát triển đất 20% và bố trí tối đa 10% thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ), báo cáo Thường trực HĐND tỉnh thống nhất để triển khai thực hiện.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương; chỉ đạo các cấp, các ngành giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2019 đến từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 và tổ chức công khai dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm. Tổ chức rà soát lại các khoản thu hiện có, tăng cường các biện pháp quản lý, nuôi dưỡng, chống thất thu; chú trọng nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo những tác động ảnh hưởng đến tình hình thu, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về nghĩa vụ thuế; tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất.
- Tăng cường đôn đốc theo dõi tình hình thu, có giải pháp cụ thể với từng nguồn thu, xem xét điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về ngân sách nhà nước, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trong chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới khu vực dịch vụ công lập và sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Cơ cấu lại chi thường xuyên trong từng lĩnh vực, đảm bảo kinh phí thực hiện các Nghị quyết về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội do HĐND tỉnh ban hành, các chế độ chính sách về tiền lương, về an sinh xã hội, đảm bảo nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh; giảm chi tiêu hội nghị, tiếp khách, đoàn ra, đoàn vào... Chỉ tham mưu ban hành cơ chế, chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi đảm bảo nguồn thực hiện.
- Tổ chức điều hành chi ngân sách theo tiến độ thu và bám sát dự toán chi, định kỳ hằng quý đánh giá khả năng thu ngân sách để chủ động điều hành chi và sử dụng ngân sách địa phương xử lý kịp thời khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh phát sinh, sắp xếp nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ quan trọng, chủ động cắt giảm chi tiêu và sử dụng các nguồn vốn khác trong trường hợp thu không đạt dự toán.
- Ưu tiên bố trí thu hồi vốn ứng trước ngân sách, thanh toán nợ khối lượng hoàn thành, bố trí đủ vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng, đối ứng các dự án, bố trí vốn công trình chuyển tiếp, vốn cho dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Tiếp tục có những giải pháp tăng cường công tác thu hồi nợ tạm ứng, nợ quá hạn vốn đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc tạm ứng cho nhà thầu và hoàn trả vốn theo đúng thời gian, định mức quy định; chỉ xem xét tạm ứng hợp đồng đối với các trường hợp thực sự cần thiết. Xây dựng chế tài xử lý phù hợp, theo từng trường hợp cụ thể đối với các chủ đầu tư, nhà thầu để tồn đọng tạm ứng vốn.
- Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chi, kiên quyết không giải ngân, không quyết toán những khoản chi không đúng chế độ, chính sách, không có trong dự toán. Đối với nhiệm vụ bổ sung có mục tiêu, phải được thực hiện và quyết toán đúng nội dung mục tiêu, không sử dụng cho mục đích khác.
- Đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn. Đa dạng phương thức huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, tăng cường huy động vốn đầu tư toàn xã hội đảm bảo giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư dự án kinh tế - xã hội trọng điểm. Cùng với việc đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển từ các tập đoàn doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài theo hình thức đối tác công tư (PPP), cần đanh gia sát đúng chi phí đầu tư va chất lương các dự án BT, đặc biệt tỷ lệ thu vào ngân sách từ các dự án.
- Trong quá trình chỉ đạo điều hành, trường hợp phát sinh cấp bách cần điều chỉnh, bổ sung dự toán, kế hoạch vốn, Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để thống nhất chủ trương và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2018./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.