HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/NQ-HĐND |
Cao Bằng, ngày 11 tháng 12 năm 2014 |
VỀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XV KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 13 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2005 về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 04 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng:
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 3470/TTr-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thông qua Nhiệm vụ quy hoạch Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 gồm các nội dung chính sau:
Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.
- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Nghiên cứu quy hoạch vùng tỉnh Cao Bằng theo hướng kế thừa Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Cao Bằng phê duyệt tại Quyết định số 295/QĐ-UBND tỉnh ngày 7/3/2006;
- Rà soát hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh, xây dựng hệ thống đô thị Cao Bằng, trong đó thành phố Cao Bằng làm đầu tàu sau năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại II;
- Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các thế mạnh về nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu, năng lượng, khoáng sản, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn;
- Nghiên cứu đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, phát triển dân cư, xây dựng mô hình phát triển không gian vùng Tỉnh, hình thành hệ thống đô thị, phân loại, phân cấp đô thị, xác định tính chất đô thị cải tạo, xây mới, nâng cấp... lựa chọn mô hình phát triển. Đề xuất phân bố không gian xây dựng công nghiệp, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội, và các điểm dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, du lịch... trong đó xác định các vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội theo hướng cân bằng và bền vững;
- Tạo lập cơ sở pháp lý cho các công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị và nông thôn trong tỉnh, xây dựng các chương trình kế hoạch và hoạch định các chính sách phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực;
- Xác định khung hạ tầng kỹ thuật diện rộng, làm cơ sở cho việc kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia đi qua địa bàn tỉnh và lựa chọn quỹ đất hợp lý để phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, các khu chức năng khác trong vùng tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch
Toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Cao Bằng, với diện tích tự nhiên 6.703,42 km2. Bao gồm 13 đơn vị hành chính.
Các phía tiếp giáp:
- Phía Tây giáp: tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang;
- Phía Nam giáp: tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn;
- Phía Bắc và phía Đông giáp: các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).
4. Các yêu cầu nội dung nghiên cứu quy hoạch
- Đánh giá tổng quan thực trạng và nguồn lực phát triển của vùng nghiên cứu:
+ Tóm lược thực trạng của vùng lập Quy hoạch;
+ Tóm lược các dự báo phát triển liên quan.
- Các yêu cầu về cơ sở để dự báo quy mô phát triển vùng;
+ Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên về khí hậu, thủy văn;
+ Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội;
+ Tình hình phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn;
+ Hiện trạng sử dụng đất đai;
+ Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;
+ Hiện trạng môi trường;
+ Rà soát các đồ án quy hoạch và các dự án tại vùng hiện có;
+ Đánh giá tổng hợp theo phương pháp SWOT (đánh giá theo bốn điểm: ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức);
+ Lập bản đồ.
- Các yêu cầu về nội dung nghiên cứu trong quy hoạch xây dựng vùng:
+ Xác định tầm nhìn và các mục tiêu phát triển vùng;
+ Đề xuất phân vùng phát triển;
+ Các dự báo phát triển vùng;
+ Định hướng phát triển không gian vùng;
+ Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng;
+ Đánh giá môi trường chiến lược.
5. Hồ sơ sản phẩm: Các bản vẽ và thuyết minh tổng hợp.
6. Dự toán kinh phí: tổng khái toán chi phí quy hoạch là 2.980.561.000 đ.
7. Tiến độ thực hiện: Thời gian thực hiện lập quy hoạch không quá 18 tháng kể từ ngày phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng Nhân dân, các Ban của Hội đồng Nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 10 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.