HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/NQ-HĐND |
Ninh Thuận, ngày 11 tháng 7 năm 2024 |
VỀ CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 19 HĐND TỈNH KHÓA XI, NHIỆM KỲ 2021-2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Trên cơ sở kết quả chất vấn và trả lời chất vấn; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Đối với Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
1.1. Qua giám sát, chất vấn, HĐND tỉnh đánh giá tích cực những chuyển biến trong công tác lãnh đạo, điều hành và kết quả đạt được thời gian qua trong phát triển du lịch trên địa bàn: Thị trường du lịch được mở rộng, lượng khách tăng hằng năm; sản phẩm du lịch từng bước đa dạng hoá trên cơ sở khai thác thế mạnh, tiềm năng tài nguyên thiên du lịch của từng địa phương. Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Du lịch cơ bản đã tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển làng nghề. Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và sức cạnh tranh lớn.
1.2. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát và tham gia chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh đã chỉ ra những tồn tại trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành; tham mưu các cấp, các ngành nhằm chuyển hóa các giá trị tài nguyên du lịch trở thành động lực phát triển, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra, nổi lên trên các lĩnh vực:
- Công tác triển khai Luật du lịch chưa đầy đủ, chính sách khuyến khích hỗ trợ các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch có tham mưu nhưng công tác truyền thông chính sách, sơ kết, tổng kết để tham mưu ban hành chính sách phù hợp chưa hiệu quả; phát triển sản phẩm du lịch và du lịch cộng đồng còn nhiều hạn chế, thiếu sản phẩm, phát triển tự phát, thiếu bản sắc; công tác quản lý nhà nước trong việc xây dựng, công nhận phát triển các điểm du lịch, khu du lịch; phát triển nâng cấp công nhận hạng các cơ sở lưu trú chưa được quan tâm tham mưu triển khai thực hiện; công tác tham mưu phối hợp các ngành để thúc đẩy phát triển các dịch vụ du lịch chưa hiệu quả để đôn đốc, kiểm tra, giám sát trách nhiệm thực hiện; công tác phát triển dịch vụ du lịch lữ hành, đào tạo phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và nguồn nhân lực cho du lịch có chuyển biến nhưng chưa hiệu quả.
- Công tác đưa chủ trương, chính sách phát triển du lịch đã được HĐND tỉnh ban hành, nhất là Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch giai đoạn 2022-2025 còn nhiều hạn chế. Việc tiếp cận truyền thông chính sách chưa tốt, chưa phát huy hiệu quả chính sách ban hành.
- Công tác phối hợp các cấp, các ngành tham gia phát triển sản phẩm du lịch và phát triển chuỗi giá trị du lịch chưa hiệu quả.
- Chưa có sự liên kết vùng trong phát triển du lịch để tạo sản phẩm du lịch có giá trị, mang tính cạnh tranh cao ở cấp độ quốc gia và có sức hấp dẫn để thu hút du khách.
- Việc chuyển hóa giá trị tài nguyên du lịch trở thành động lực phát triển du lịch chưa hiệu quả, chưa có chiều sâu.
- Tiến độ một số dự án đầu tư du lịch còn chậm.
- Chuyển đổi số trong hoạt động phát triển du lịch chưa rõ nét.
1.3. Đối với những tồn tại trên, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, khắc phục toàn diện những tồn tại qua giám sát và chất vấn của đại biểu HĐND tạo bước chuyển biến tích cực, hiệu quả, đưa du lịch Ninh Thuận có những b ước phát triển mới, trong đó tập trung:
- Triển khai toàn diện, có chiều sâu nhiệm vụ phát triển du lịch theo yêu cầu của Luật du lịch.
- Tăng cường công tác truyền thông chính sách, tập trung đánh giá hiệu quả các chính sách phát triển du lịch đã ban hành để kịp thời tham mưu điều chỉnh chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, đưa chính sách đi vào cuộc sống.
- Xây dựng cơ chế phối hợp, xác định nhiệm vụ các cấp, các ngành trong nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch và chuỗi giá trị du lịch, đầu tư và thu hút đầu tư hạ tầng du lịch. Có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện.
- Chú trọng công tác xây dựng thương hiệu du lịch và sản phẩm du lịch liên vùng để tham gia vào thương hiệu du lịch quốc gia, trong mối liên kết vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.
- Có kế hoạch, đề án chiến lược để chuyển hóa các giá trị tài nguyên du lịch trở thành sản phẩm du lịch; khu du lịch, điểm du lịch mang tính khác biệt, cạnh tranh.
- Có giải pháp quyết liệt, hiệu quả, đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí tài nguyên du lịch.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy truyền thông, quảng bá sản phẩm, phục vụ nhu cầu khách du lịch.
- Báo cáo kết quả khắc phục để HĐND tỉnh giám sát kết quả thực hiện kết luận giám sát và nghị quyết chất vấn của HĐND.
2. Đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1. Qua chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh cho thấy, công tác đầu tư hạ tầng đê kè, chống sạt lở nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo lộ trình, kế hoạch. Việc thực hiện Dự án rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí dân cư để bố trí, sắp xếp các khu dân cư ven biển, ven sông, suối, khu vực sạt lở được thực hiện đúng quy định. Các chính sách hỗ trợ và Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được ban hành, sửa đổi đạt kết quả tích cực.
2.2. Bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát của Tổ đại biểu và tham gia chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế sau:
- Công tác thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khó khăn.
- Các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đồng bộ, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp chưa cao; việc huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa tạo thành những vùng sản xuất liên canh, liên kết để tham gia chuỗi cung ứng, các thị trường. Các vùng sản xuất giống công nghệ cao đã được quy hoạch bài bản, nhưng chưa được đầu tư hạ tầng để phát triển sản xuất.
- Hệ thống đê, kè tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ do nguồn lực còn hạn chế, khó khăn. Việc quan tâm lồng ghép đầu tư chỉnh trang đô thị còn khó khăn, vướng mắc.
- Công tác nạo vét luồng lạch các cảng cá triển khai còn chậm; hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng cá gặp nhiều khó khăn; hạ tầng trên cảng (hệ thống thoát nước, cầu cảng,...) xuống cấp nghiêm trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa; việc giải quyết nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh hậu cần nghề cá tại các cảng còn vướng mắc.
- Năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều công trình hồ, đập thủy lợi, các khu vực rừng chưa lắp hệ thống quan trắc tự động để theo dõi giám sát các thông số khí tượng thủy văn theo quy định. Nhiều công trình, hệ thống thủy lợi, cảng cá, cấp nước sử dụng đã lâu, xuống cấp nhưng chưa có điều kiện để sửa chữa, nâng cấp.
- Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn vướng mắc.
2.3. Đối với những tồn tại trên, HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, khắc phục toàn diện những tồn tại qua giám sát và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, trong đó tập trung:
- Vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản: Tham mưu phối hợp cùng các ngành đánh giá cụ thể hóa vùng nuôi đảm bảo tính khoa học, khả thi, hiệu quả theo quy hoạch tỉnh đã xác định; tham mưu chính sách phát triển hạ tầng, khuyến khích nuôi khơi để hình thành và khai thác hiệu quả môi trường đặc hữu nước trồi, hình thành thương hiệu nuôi trồng thủy sản mang tính bền vững, hiệu quả, giá trị cạnh tranh.
- Phối hợp các ngành tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đồng bộ chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 19 để giải quyết đồng bộ, lồng ghép nguồn lực giải quyết các vấn đề: Chống sạt lở kết hợp chỉnh trang đô thị; sắp xếp, bố trí dân cư các khu vực ven sông, ven biển, khu vực sạt lở, đầu tư phát triển hình thành hệ thống thủy lợi theo hướng tưới chủ động, liên thông hồ đập để tiết kiệm nước, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thủy lợi, thích ứng biến đổi khí hậu. Xây dựng các kịch bản, phối hợp tham mưu thực hiện hiệu quả công tác phòng thủ dân sự, ứng phó hiệu quả, kịp thời các tình huống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển các vùng, khu vực, dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo nghị quyết của tỉnh ủy, tập trung các lĩnh vực lợi thế như giống thủy sản, có kế hoạch triển khai phối hợp, hình thành phát triển Trung tâm giống Nhơn Hải; phát triển công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị khai thác thủy hải sản trên địa bàn của tỉnh.
- Tập trung tham mưu các giải pháp khắc phục triệt để tình trạng chậm triển khai công tác nạo vét, khơi thông luồng lạch, hạ tầng các cảng, trung tâm nghề cá trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng cảng đáp ứng yêu cầu hội nhập và tham gia xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU.
- Chủ động phối hợp các ngành, địa phương cụ thể hóa nhu cầu sử dụng, chuyển mục đích rừng, đất rừng các khu vực chuyển đổi trồng rừng thay thế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để chủ động chuẩn bị đánh giá và tổng kết quá trình khắc phục tình trạng chậm trễ, vướng mắc trong công tác chuyển đổi đất rừng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch khắc phục, tạo chuyển biến trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành trên các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp đã được HĐND tỉnh thống nhất đánh giá và ban hành nghị quyết chất vấn. Đưa du lịch và nông nghiệp phát triển đúng tiềm năng, lợi thế, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành có liên quan tại Điều 2 Nghị quyết triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung đã đề ra tại nghị quyết, báo cáo kết quả thực hiện các kết luận chất vấn tại kỳ họp tiếp theo đảm bảo quy định.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.