HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2016/NQ-HĐND |
Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016 |
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Xét Tờ trình số 110/TTr-UBND ngày 6 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Báo cáo thẩm tra số 05/BC-VHXH ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Bãi bỏ Điều 8, Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII - Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 21 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2016./.
|
CHỦ TỊCH |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)
Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước đối với hoạt động đầu tư khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, bao gồm các doanh nghiệp ngoài tỉnh (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có đăng ký hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2. Các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển du lịch theo quy định tại Nghị quyết này.
1. Trong cùng một thời điểm nếu có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ nhà nước với cùng nội dung và đối tượng hỗ trợ, thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất từ kinh phí ngân sách trung ương hoặc nguồn địa phương.
2. Trường hợp một tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư nhiều nội dung khác nhau của chính sách khuyến khích phát triển du lịch thì sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ theo từng nội dung nếu đủ điều kiện. Mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được hỗ trợ 01 lần cho một chính sách hỗ trợ khi đảm bảo các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 4. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ giải phóng mặt bằng của nhà nước
1. Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng:
a) Điều kiện hỗ trợ:
- Hỗ trợ đối với diện tích để lắp đặt các trang thiết bị vui chơi, giải trí; để xây dựng cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn trong khu nghỉ dưỡng (Resort), trong khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và địa bàn khác đạt chuẩn từ 3 sao trở lên phục vụ du lịch theo quy hoạch được phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
- Là các dự án đầu tư xây dựng mới 100%.
b) Nguyên tắc hỗ trợ: Theo đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng tối thiểu do nhà nước quy định, cơ quan chức năng thẩm định;
c) Mức hỗ trợ: Theo thực tế nhưng tối đa không quá 03 tỷ đồng/01 công trình, dự án;
d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi được ký kết hợp đồng đầu tư xây dựng dự án và đã được cấp giấy phép xây dựng. Nguồn hỗ trợ sẽ được giải ngân sau khi hoàn thiện và được cơ quan chức năng thẩm định công nhận loại hạng theo quy định.
2. Ưu đãi khi đầu tư trên diện tích có tài sản cố định nhà nước đầu tư gắn liền với đất:
a) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức cá nhân có dự án đầu tư mua tài sản cố định trên diện tích có tài sản cố định của nhà nước đầu tư gắn liền với đất;
b) Nguyên tắc hỗ trợ: Căn cứ quyết định giá bán tài sản cố định gắn liền với đất của cấp có thẩm quyền;
c) Mức hỗ trợ: Nhà nước giảm 50% giá trị bán tài sản trên đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền, nhưng mức tối đa không quá 5 tỷ đồng;
d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước đủ 50% giá bán tài sản cố định gắn liền với đất theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 5. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch và khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch
1. Điều kiện hỗ trợ:
a) Hỗ trợ đối với đầu tư xây dựng mới cơ sở lưu trú du lịch và khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại, xếp hạng tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên theo quy định của nhà nước.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Xuất đầu tư xác định theo đơn giá xây lắp nhà nước thông báo;
b) Hỗ trợ trực tiếp một lần/1 dự án đầu tư.
3. Mức hỗ trợ trực tiếp và một lần cho một dự án đầu tư xây dựng:
a) Đối với dự án xây mới đạt tiêu chuẩn 3 sao: Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/phòng;
b) Đối với dự án nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên: Mức hỗ trợ 20 triệu đồng/phòng;
c) Đối với dự án xây mới đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên: Mức hỗ trợ 40 triệu đồng/phòng;
d) Hỗ trợ trực tiếp một lần 20 triệu đồng/phòng đối với dự án, công trình xây dựng mới nhà nghỉ biệt thự liền kề trong khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đạt chuẩn 3 sao và 30 triệu đồng/phòng đối với dự án, công trình xây dựng đạt chuẩn 4 sao trở lên.
4. Thời điểm hỗ trợ: Sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại, xếp hạng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên theo quy định của nhà nước.
Điều 6. Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch
1. Điều kiện hỗ trợ:
a) Nhà hàng có diện tích xây dựng từ 100m2 trở lên (không bao gồm bãi đỗ xe, khuôn viên và công trình phụ trợ) đáp ứng năng lực phục vụ tối thiểu 100 khách cùng một lúc;
b) Nhà hàng đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước, bao gồm nhà bếp, nhà vệ sinh, có hồ sơ, thiết kế xây dựng được duyệt, có báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng.
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Xuất đầu tư xác định theo đơn giá xây dựng nhà nước thông báo;
b) Hỗ trợ trực tiếp và một lần/1 nhà hàng đạt chuẩn.
3. Mức hỗ trợ:
a) Đối với đầu tư xây dựng mới: Mức hỗ trợ 500.000 đồng/m2 sàn xây dựng, tối đa không quá 200 triệu đồng/1 dự án;
b) Đối với đầu tư nâng cấp, cải tạo: Mức hỗ trợ 300.000 đồng/m2 xây dựng, tối đa không quá 100 triệu đồng/1 dự án.
4. Thời điểm hỗ trợ:
Sau khi công trình đã được đầu tư, đưa vào sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở dịch vụ đạt chuẩn phục vụ du lịch theo quy định.
Điều 7. Hỗ trợ xử lý chất thải rắn và xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch
1. Hỗ trợ xử lý chất thải rắn:
a) Điều kiện được hỗ trợ: Đầu tư mới hoặc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn, được cơ quan chức năng thẩm định.
b) Nguyên tắc hỗ trợ:
- Theo địa điểm được thống nhất đầu tư và đơn giá xây dựng của nhà nước;
- Đạt tiêu chuẩn theo quy định.
c) Mức hỗ trợ một lần cho 01 công trình:
Theo thực tế, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/1 dự án đầu tư.
d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định.
2. Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch:
a) Điều kiện được hỗ trợ: Xây mới hoặc nâng cấp cải tạo nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, trạm dừng chân dọc tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
b) Nguyên tắc hỗ trợ:
- Theo địa điểm được thống nhất đầu tư và đơn giá xây dựng của nhà nước;
- Đạt tiêu chuẩn theo quy định, có hồ sơ, thiết kế xây dựng, có báo cáo thẩm định của ngành chức năng.
c) Mức hỗ trợ một lần cho một công trình: Theo thực tế, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/1 dự án đầu tư.
d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo đạt tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước.
Điều 8. Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng
1. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và xây dựng công trình nhà vệ sinh tại các nhà có phòng ở cho khách du lịch thuê (Homestay):
a) Điều kiện hỗ trợ: Các hộ gia đình kinh doanh homestay đầu tư tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã được ra mắt hoặc đang triển khai đầu tư xây dựng gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Quyết định ra mắt hoạt động, hoặc theo Đề án xây dựng làng văn hóa du lịch đã được UBND các huyện, thành phố phê duyệt; các hộ dân thuộc diện dự án bảo tồn Phố cổ Đồng Văn theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh;
b) Nội dung hỗ trợ gồm:
- Đầu tư xây dựng mới nhà vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, cải tạo cảnh quan, thiết kế kiến trúc trong nhà phục vụ khách lưu trú;
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp một lần tối đa không quá 60 triệu đồng/nhà. Suất đầu tư xác định theo đơn giá xây dựng nhà nước thông báo;
d) Thời điểm hỗ trợ: Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đủ điều kiện được thẩm định và công nhận loại hạng homestay theo quy định.
2. Hỗ trợ sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch:
a) Điều kiện hỗ trợ: Các sản phẩm thuộc các làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận hoặc đã có dự án đầu tư phát triển làng nghề được UBND cấp huyện phê duyệt thuộc quy hoạch phát triển làng nghề của tỉnh;
b) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần 20 triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân;
c) Thời điểm hỗ trợ: Đã có sản phẩm thủ công truyền thống xuất bán phục vụ du lịch được chính quyền xã, thôn xác nhận.
3. Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc vừa sản xuất vừa hoạt động kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch:
a) Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian 3 năm; mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 100 triệu đồng/tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng gồm: Các hộ gia đình, hợp tác xã sản xuất nghề thủ công truyền thống, đồ mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống (có đăng ký tham gia phát triển du lịch cộng đồng và có xác nhận của UBND xã); HTX dịch vụ du lịch, Ban quản lý làng văn hóa du lịch, đội văn nghệ dân gian, Hội Nghệ nhân dân gian tại thôn bản (được thành lập theo Quyết định của cấp có thẩm quyền); các thuyết minh viên tại thôn bản (có chứng nhận qua đào tạo hoặc chứng chỉ bồi dưỡng do cơ quan có thẩm quyền cấp);
b) Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian 3 năm; mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 200 triệu đồng/hợp tác xã, làng nghề thủ công truyền thống được UBND tỉnh công nhận hoặc đã có dự án đầu tư phát triển làng nghề do UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc quy hoạch phát triển làng nghề theo từng giai đoạn của tỉnh.
Điều 9. Hỗ trợ đầu tư khai thác du lịch hang động
1. Điều kiện hỗ trợ: Đầu tư tại các hang động trên địa bàn tỉnh có giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan, đủ điều kiện tổ chức đầu tư khai thác du lịch đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, đảm bảo điều kiện và tính khả thi khai thác.
2. Nội dung hỗ trợ gồm: Hỗ trợ đầu tư cải tạo, xây dựng, mua sắm các trang thiết bị, xây dựng công trình phụ trợ, các dịch vụ hỗ trợ trong và ngoài hang động tại điểm du lịch.
3. Định mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ kinh phí trực tiếp một lần bằng 05% tổng mức đầu tư nhưng không quá 02 tỷ đồng/công trình, dự án cải tạo;
b) Xuất đầu tư theo đơn giá xây dựng theo định mức thông báo của nhà nước.
4. Thời điểm hỗ trợ: Sau khi công trình được đầu tư đưa vào sử dụng, có hồ sơ đề nghị và được công nhận hoặc nằm trong quy hoạch là điểm du lịch theo quy định.
Điều 10. Nguồn kinh phí thực hiện khuyến khích phát triển du lịch
1. Ngân sách trung ương.
2. Ngân sách tỉnh.
3. Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.
4. Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện của tỉnh và khả năng cân đối ngân sách của địa phương./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.