HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2021/NQ-HĐND |
Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;
Xét Tờ trình số 11798/TTr-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách sang năm 2021.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề lớn phát sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, Kỳ họp lần thứ 3 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ
DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022
(Kèm theo Nghị quyết số 33/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Nghị quyết này quy định về các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng cho năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.
Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách tại Nghị quyết này.
2. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 được áp dụng để phân chia dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương giữa ngân sách tỉnh với ngân sách từng huyện, thị xã, thành phố Huế năm 2022, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới; là cơ sở để lập dự toán chi sự nghiệp và quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh.
Nghị quyết này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý; các huyện, thị xã, thành phố Huế (sau đây gọi chung là huyện).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương.
CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022
Điều 3. Các nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương
1. Đảm bảo kinh phí để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; ưu tiên tăng kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng như giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường; ưu tiên đối với miền núi, vùng cao, vùng có tình hình an ninh trật tự phức tạp và kiến thiết thị chính đô thị.
2. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương (viết tắt là NSĐP) năm 2022 (sau đây gọi tắt là định mức phân bổ năm 2022) được xây dựng trên cơ sở khả năng cân đối NSĐP năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2022 - 2024, định mức phân bổ dự toán dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Từng bước thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ lệ chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại thu - chi ngân sách nhà nước; sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và địa phương theo Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và Nghị quyết của Quốc hội.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập; tăng nguồn đảm bảo chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.
4. Tiêu chí phân bổ ngân sách phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra; đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch.
5. Định mức phân bổ của NSĐP được xây dựng cho các lĩnh vực chi và ngân sách cấp huyện, xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng, hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách được nhà nước ban hành đến ngày 01 tháng 9 năm 2021 - thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 (chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021- 2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa). Từ năm ngân sách 2022, việc ban hành và thực hiện chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách:
a) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quyết định:
- Tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách tỉnh cho ngân sách từng huyện so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Mức bổ sung có mục tiêu cho từng huyện theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và đặc thù của từng huyện.
b) Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm ngân sách cấp huyện tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách tỉnh. UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phương án xử lý theo đúng quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước.
c) Trường hợp ngân sách cấp huyện hụt thu so với dự toán do nguyên nhân khách quan thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Công khai, minh bạch trong phương án phân bổ ngân sách địa phương.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh
a) Phân bổ theo tiêu chí biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định theo số biên chế được duyệt; phụ cấp hoạt động cấp ủy, đại biểu HĐND, cán bộ của cơ quan Đảng. Riêng đối với số biên chế được giao nhưng chưa tuyển dụng, tính phân bổ với tiền lương bậc 1 của nhóm ngạch công chức loại A1, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định.
- Chi hoạt động thường xuyên ngoài lương, gồm:
+ Phân bổ theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao theo phương pháp lũy thoái (định mức giảm dần đối với số biên chế được giao), cụ thể: Từ 1 đến 20 biên chế: 31 triệu đồng/biên chế/năm; từ 21 đến 40 biên chế: 30 triệu đồng/biên chế/năm; từ 41 biên chế trở lên: 29 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Phân bổ với mức 100 triệu đồng/người/năm theo số lượng hợp đồng lao động được cấp có thẩm quyền giao theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ- CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là Nghị định số 161/2018/NĐ- CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ).
- Định mức phân bổ theo tiêu chí biên chế bao gồm:
+ Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết; đoàn ra, đoàn vào; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng; vận hành trụ sở cơ quan; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng (trừ cơ quan Tỉnh ủy), đoàn thể trong cơ quan.
+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hằng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực; chi xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.
+ Chi tiền lương, tiền công lao động và chi hoạt động cho các lao động hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định.
+ Kinh phí bảo trì trụ sở, tài sản phục vụ công tác chuyên môn; kinh phí mua sắm có giá trị nhỏ.
b) Phân bổ kinh phí cho một số nhiệm vụ không thường xuyên, nhiệm vụ đặc thù của các ngành, lĩnh vực theo quy định, gồm:
- Các khoản chi đặc thù mang tính chất chung cho các cơ quan như hoạt động của Tỉnh ủy, các Ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và một số Sở được giao nhiệm vụ mà không thể bố trí từ định mức chi quản lý hành chính ngoài lương; chi thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù được cấp có thẩm quyền giao; chi tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh.
- Kinh phí thực hiện về một số chế độ chi tiêu hoạt động của Tỉnh ủy theo Quy định số 2253-QĐ/TU ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Tỉnh ủy.
- Chi trang cấp và phụ cấp đặc thù của các ngành; kinh phí cho nhiệm vụ đặc thù phát sinh thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Kinh phí mua sắm tài sản có giá trị lớn, sửa chữa lớn.
c) Dự toán chi các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp tỉnh các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách được xác định theo biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bổ chi hoạt động điều chỉnh tăng, giảm theo khả năng ngân sách cân đối ngân sách địa phương do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ dự toán ngân sách địa phương hằng năm.
2. Phân bổ dự toán chi các lĩnh vực sự nghiệp
a) Thực hiện phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 cho các lĩnh vực sự nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, định hướng đổi mới khu vực sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ và các quy định của pháp luật về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công. Trong đó:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên. Đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ nguồn thu, nhiệm vụ chi năm hiện hành và dự kiến năm kế hoạch; gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, gửi Sở Tài chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: ngân sách nhà nước (kinh phí tính tương tự đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí.
- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Được vận dụng nguyên tắc, tiêu chí, 90% định mức phân bổ như đối với lĩnh vực chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể.
b) Ngân sách địa phương giảm cấp chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lập đối với các khoản chi đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ của từng lĩnh vực sự nghiệp công;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đầy đủ các quy định về hạch toán, kế toán và quản lý tài chính, có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hằng năm và báo cáo quyết toán hằng năm đối với từng nguồn kinh phí theo quy định; gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, gửi Sở Tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và ngân sách nhà nước.
d) Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành, các quy định và mục tiêu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, các chế độ, chính sách theo quy định, đặc thù hoạt động sự nghiệp của mỗi ngành, các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp theo kế hoạch và khả năng bố trí ngân sách hàng năm, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh dự toán chi các lĩnh vực sự nghiệp nói trên cho phù hợp cùng với việc trình phân bổ dự toán hàng năm.
đ) Dự toán chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học được xây dựng căn cứ các nhiệm vụ trong kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.
e) Thủ trưởng các đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành hệ thống định mức phân bổ chi cụ thể để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm phân bổ khớp đúng về tổng mức, phù hợp với tình hình thực tế và nguồn thu của từng đơn vị trên cơ sở phân loại đơn vị sự nghiệp công và lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng các quy định của pháp luật.
3. Phân bổ dự toán chi hỗ trợ quốc phòng, an ninh
Hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Dân quân tự vệ, Pháp lệnh công an xã và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Điều 5. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách huyện, xã
1. Các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
a) Phân bổ theo tiêu chí biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Quỹ tiền lương, gồm:
+ Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo quy định cho số biên chế được duyệt; phụ cấp cho hoạt động cấp ủy, đại biểu HĐND, cán bộ của cơ quan Đảng; thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù. Riêng đối với số biên chế được giao nhưng chưa tuyển dụng, tính phân bổ với tiền lương theo bậc 1 của nhóm ngạch công chức loại A1, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định.
+ Kinh phí phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố, nhân viên thú y cấp xã theo các Nghị quyết hiện hành của HĐND tỉnh.
- Chi hoạt động thường xuyên ngoài lương:
Cấp huyện:
+ Phân bổ theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao: Các huyện đồng bằng, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thành phố Huế: 29 triệu đồng/biên chế/năm; huyện Nam Đông: 30 triệu đồng/biên chế/năm; huyện A Lưới: 32 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Phân bổ theo số hợp đồng lao động được cấp có thẩm quyền giao theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ với mức 95 triệu đồng/người/năm.
+ Phân bổ theo số lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo lương tối thiểu vùng và các khoản đóng góp theo quy định để thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị thành phố Huế tại Quyết định số 11/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế đặc thù trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đối với thành phố Huế (đô thị loại I) trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cấp xã:
+ Phân bổ theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao: Vùng đồng bằng, thành phố Huế: 16 triệu đồng/biên chế/năm; vùng miền núi, xã bãi ngang: 18 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Phân bổ theo số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Quyết định của cấp có thẩm quyền về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn với mức 4 triệu đồng/người/năm.
+ Phân bổ kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố theo mức khoán quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ- HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2020 của HĐND tỉnh; Ban Thanh tra nhân dân xã: 5 triệu đồng/xã/năm.
- Định mức phân bổ chi hoạt động thường xuyên ngoài lương bao gồm:
+ Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy các cơ quan: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết; đoàn ra, đoàn vào; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng; vận hành trụ sở cơ quan; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan.
+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hằng năm: Chi nghiệp vụ chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực; chi xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.
+ Chi tiền lương, tiền công lao động và chi hoạt động cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định.
+ Kinh phí bảo trì trụ sở, tài sản phục vụ công tác chuyên môn; kinh phí mua sắm có giá trị nhỏ.
b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có).
- Kinh phí thực hiện về một số chế độ chi tiêu hoạt động của đảng theo Quy định số 2253-QĐ/TU ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Tỉnh ủy.
- Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm hành chính công tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã theo quy định tại Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của HĐND tỉnh.
- Chế độ, chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND các cấp theo quy định tại Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND ngày 31 tháng 3 năm 2017 của HĐND tỉnh.
- Hoạt động của các cơ quan Đảng, HĐND và UBND cấp huyện, xã; đại hội Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp huyện, xã theo nhiệm kỳ; các hoạt động phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn; kinh phí giám sát đầu tư cộng đồng; tiếp dân; hòa giải ở cơ sở; kinh phí hoạt động hợp tác quốc tế của thành phố Huế:
+ Cấp huyện: Phân bổ theo tiêu chí quy mô đơn vị hành chính cấp xã: Huyện nhóm 1 có từ 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở xuống (sau đây gọi tắt là nhóm 1): 2.400 triệu đồng/năm; huyện nhóm 2 có từ 12 đến 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (sau đây gọi tắt là nhóm 2): 2.700 triệu đồng/năm; thành phố Huế: 4.000 triệu đồng/năm.
+ Cấp xã: 80 triệu đồng/xã/năm.
2. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục
a) Phân bổ theo quỹ lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quỹ tiền lương theo số biên chế được duyệt gồm lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành, các khoản đóng góp theo chế độ quy định. Riêng đối với số biên chế được giao nhưng chưa tuyển dụng, tính phân bổ với tiền lương theo bậc 1 của nhóm ngạch viên chức loại A1, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định.
b) Phân bổ chi hoạt động giảng dạy và học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập:
- Cấp học phổ thông và mầm non:
+ Phân bổ trên cơ sở số lượng các lớp học theo từng cấp với quy mô bình quân tối thiểu 12 lớp/trường/huyện.
Đơn vị: Triệu đồng/lớp học/năm
TT |
Cấp học Khu vực |
Mầm non |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
I |
Đô thị |
|
|
|
1 |
Các phường thuộc thành phố Huế |
21 |
34 |
29 |
2 |
Các phường thuộc thị xã và thị trấn thuộc các huyện đồng bằng |
27 |
34 |
30 |
II |
Nông thôn |
|
|
|
1 |
Các xã đồng bằng |
30 |
35 |
32 |
III |
Miền núi |
|
|
|
1 |
Các thị trấn miền núi |
30 |
35 |
32 |
2 |
Các xã miền núi |
33 |
38 |
35 |
Các huyện có quy mô bình quân số lớp các cấp dưới 12 lớp/trường/huyện thì được bổ sung đảm bảo quy mô bình quân tối thiểu 12 lớp/trường. Các điểm trường lẻ được bổ sung thêm 20 triệu đồng/điểm trường lẻ. Số trường, điểm trường lẻ, số lớp học các cấp từng địa bàn tại thời điểm tháng 10 năm 2021 theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Phân bổ theo số hợp đồng lao động được cấp có thẩm quyền giao theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ với mức 75 triệu đồng/người/năm.
- Phân bổ theo biên chế được duyệt đối với các cơ sở giáo dục công lập còn lại:
+ Trường Dân tộc nội trú huyện Nam Đông và A Lưới: 20 triệu đồng/biên chế/năm.
+ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên: Huyện Nam Đông và A Lưới: 20 triệu đồng/biên chế/năm; các huyện còn lại: 17 triệu đồng/biên chế/năm.
- Định mức trên đã gồm: Kinh phí mua sắm trang thiết bị có giá trị nhỏ phục vụ giảng dạy và học tập, duy tu, sửa chữa nhỏ, thường xuyên trường, lớp; kinh phí khen thưởng của UBND huyện cho tập thể và cá nhân ngành giáo dục thuộc huyện quản lý; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên do huyện tổ chức.
- Định mức trên chưa gồm: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên toàn ngành do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ chức; kinh phí đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho ngành giáo dục từ nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu theo khả năng cân đối ngân sách từng năm của tỉnh.
c) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung các chế độ, chính sách:
Hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật; hỗ trợ miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; chế độ đối với học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (nếu có); hỗ trợ các Trung tâm học tập cộng đồng; chính sách phát triển giáo dục mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ và Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 26 tháng 8 năm 2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở giáo dục mầm non độc lập, dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế; phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có);
3. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp đào tạo
Phân bổ theo số biên chế được giao theo từng cấp huyện, xã (không gồm biên chế sự nghiệp ngành giáo dục đã phân bổ tại khoản 2 Điều này):
a) Huyện, thị xã vùng đồng bằng, thành phố: 1,8 triệu đồng/biên chế/năm;
các huyện Nam Đông, A Lưới: 2 triệu đồng/biên chế/năm.
b) Cấp xã: 1,8 triệu đồng/biên chế/năm.
4. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp y tế cấp xã
Mức phân bổ: 30 triệu đồng/xã/năm. Kinh phí này chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động phối hợp về công tác truyền thông y tế cộng đồng, hỗ trợ công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng, hỗ trợ công tác phun thuốc dập dịch, hỗ trợ khác.
5. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp văn hoá thông tin
a) Cấp huyện:
Phân bổ theo tiêu chí quy mô đơn vị hành chính cấp xã: Huyện nhóm 1: 660 triệu đồng/năm; huyện nhóm 2: 800 triệu đồng/năm; thành phố Huế: 2.300 triệu đồng/năm.
b) Cấp xã: 30 triệu đồng/xã/năm.
c) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Kinh phí thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” theo quy định tại Thông tư số 121/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Tài chính.
Định mức trên chưa gồm kinh phí các hoạt động văn hóa đặc thù được xem xét hỗ trợ riêng theo quy mô, tính chất đặc thù về hoạt động văn hóa của từng huyện theo quy định tại khoản 12 Điều 5 Quy định này.
6. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình
a) Cấp huyện:
Phân bổ theo tiêu chí quy mô đơn vị hành chính cấp xã: Huyện nhóm 1: 200 triệu đồng/năm; huyện nhóm 2: 250 triệu đồng/năm; thành phố Huế: 550 triệu đồng/năm.
b) Cấp xã: 30 triệu đồng/xã/năm.
c) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
Trạm thu, phát sóng vùng lõm: 300 triệu đồng/trạm/năm.
Định mức trên đã gồm kinh phí sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng hạ tầng đài phát thanh, truyền hình cấp huyện, xã.
7. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi các sự nghiệp thể dục thể thao
a) Cấp huyện:
Phân bổ theo tiêu chí quy mô đơn vị hành chính cấp xã: Huyện nhóm 1: 240 triệu đồng/năm; huyện nhóm 2: 300 triệu đồng/năm; thành phố Huế: 400 triệu đồng/năm.
b) Cấp xã: 16 triệu đồng/xã/năm.
8. Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đảm bảo xã hội
a) Sự nghiệp đảm bảo xã hội cấp huyện:
- Phân bổ theo tiêu chí quy mô đơn vị hành chính cấp xã: Huyện nhóm 1: 460 triệu đồng/năm; huyện nhóm 2: 600 triệu đồng/năm; thành phố Huế: 1.700 triệu đồng/năm.
- Phân bổ kinh phí động viên, thăm hỏi, chúc tết nhân ngày thương binh liệt sỹ, lễ, tết với mức 400.000 đồng/đối tượng/năm trên cơ sở số đối tượng chính sách trên địa bàn các huyện theo số liệu năm 2021 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Định mức trên đã gồm kinh phí duy tu thường xuyên nghĩa trang Liệt sĩ các huyện và các hoạt động về đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật.
Định mức trên chưa bao gồm chi hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh vượt quá khả năng cân đối ngân sách huyện được xem xét phân bổ theo quy định tại khoản 12 Điều 5 Quy định này.
b) Sự nghiệp đảm bảo xã hội của cấp xã:
Phân bổ theo tiêu chí dân số kinh phí hoạt động cứu trợ xã hội cấp xã:
- Huyện có bình quân dân số trên 7.000 dân/xã: 40 triệu đồng/xã/năm.
- Huyện có bình quân dân số dưới 7.000 dân/xã: 35 triệu đồng/xã/năm.
c) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
- Kinh phí trợ giúp xã hội thường xuyên gồm trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí, chúc thọ mừng thọ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định hiện hành (không gồm chế độ bảo hiểm y tế phân bổ trong dự toán chi sự nghiệp y tế cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định này).
- Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Tiêu chí, định mức chi hỗ trợ quốc phòng, an ninh
a) Chi hỗ trợ hoạt động quốc phòng an ninh cấp huyện:
Phân bổ theo tiêu chí quy mô đơn vị hành chính cấp xã: Huyện nhóm 1: 1.200 triệu đồng/năm; huyện nhóm 2: 1.500 triệu đồng/năm; thành phố Huế: 3.000 triệu đồng/năm.
b) Chi hỗ trợ quốc phòng - an ninh cấp xã:
- Phân bổ kinh phí phụ cấp: Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng, Công an viên thôn, bản thuộc xã theo các Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND và số 14/2021/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của HĐND tỉnh; các thành viên Ban bảo vệ dân phố theo quy định tại Điều 3 - Điều khoản chuyển tiếp của Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2020 của HĐND tỉnh; phụ cấp của lực lượng Dân quân tự vệ theo quy định.
- Hỗ trợ thực hiện Luật dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã với mức 100 triệu đồng/xã/năm.
Định mức trên đã bao gồm hỗ trợ cấp huyện, xã kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã.
c) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:
Huyện có biên giới đất liền và có xã ven biển được hỗ trợ thêm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với mức 300 triệu đồng/xã biên giới đất liền/năm, 100 triệu đồng/xã ven biển/năm.
10. Tiêu chí, định mức chi thường xuyên khác
Tính tỷ lệ 0,5% trên tổng chi các khoản chi thường xuyên từ khoản 1 đến khoản 9 (không bao gồm các khoản chi được phân bổ theo tiêu chí bổ sung, bổ sung có mục tiêu hàng năm).
11. Tiêu chí, định mức chi sự nghiệp kinh tế và môi trường
Dự toán chi sự nghiệp kinh tế và môi trường phân bổ căn cứ vào thực hiện chi năm 2021 của các huyện, các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, đặc thù của từng huyện và trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách địa phương; UBND tỉnh trình HĐND tỉnh mức chi cụ thể cho các các huyện cùng với việc trình phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2022.
Các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế và môi trường, gồm: Sự nghiệp bảo vệ môi trường (bao gồm nhiệm vụ chi xử lý nước thải, rác thải tại các nhà máy xử lý khi chưa thực hiện yêu cầu quản lý tập trung của tỉnh); sự nghiệp giao thông; sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; sự nghiệp tài nguyên; quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp nước, thoát nước, công viên và các hoạt động kiến thiết thị chính khác; các hoạt động kinh tế khác theo phân cấp do UBND cấp huyện quản lý.
12. Về phân bổ dự toán bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, xã:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khả năng cân đối của ngân sách tỉnh và từng huyện, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định mức bổ sung có mục tiêu cho các huyện trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm (theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước) để thực hiện:
a) Các chính sách, chế độ do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành nhưng chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán ngân sách huyện của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở nhu cầu chi theo chế độ, chính sách và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, huyện.
b) Các nhiệm vụ chi do Trung ương quy định, kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác do Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; các nhiệm vụ chi do HĐND, UBND tỉnh ban hành chưa được dự toán trong định mức các lĩnh vực chi nêu trên; mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao.
c) Hỗ trợ kinh phí để thực hiện một số dự án về đầu tư phát triển và tăng cường cơ sở vật chất của các ngành, lĩnh vực thuộc huyện quản lý.
d) Hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng các dự án để bán đấu giá thu tiền sử dụng đất tương ứng với tỷ lệ ngân phân chia ngân sách tỉnh hưởng theo quy định.
đ) Hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án phát triển kinh tế và đô thị từ nguồn thu tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước của các dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách do cấp huyện kêu gọi đầu tư nhưng tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
e) Các nhiệm vụ chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và hỗ trợ khác.
13. Dự phòng
Dự phòng của mỗi cấp ngân sách làm cơ sở tính định mức là 2% tổng chi ngân sách mỗi cấp (không gồm dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh tại khoản 12 Điều này).
Trên cơ sở dự toán chi cân đối ngân sách cấp mình, căn cứ tình hình thực tế, các huyện chủ động bố trí dự phòng ngân sách cấp mình đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.