HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/NQ-HĐND |
Hà Nam, ngày 27 tháng 7 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương 77/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14; Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một điều theo Luật số 35/2018/QH14; Luật xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một điều theo Luật số 62/2020/QH14; Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015;
Căn cứ Quyết định số 526/QĐ-TTg ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030;
Căn cứ các Văn bản của Thủ tướng Chính phủ: Số 666/TTg-CN ngày 04/6/2020 về việc lập quy hoạch và ủy quyền phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; số 1443/TTg-CN ngày 20/10/2020 về việc lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du Tam Chúc lồng ghép trong khi lập Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng;
Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng dặc thù; số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 về ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Quy hoạch xây dựng;
Xét Tờ trình số 1872/TTr-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đồ án Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lồng ghép các quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu du lịch Tam Chúc; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Tên đồ án: Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi, quy mô lập quy hoạch: Phạm vi lập quy hoạch được xác định theo địa giới hành chính của huyện Kim Bảng hiện nay.
Quy mô diện tích tự nhiên là 17.539,9ha;
Quy mô dân số: Được xác định phù hợp với lộ trình phát triển của đô thị Kim Bảng, trong định hướng chung của tỉnh về phát triển công nghiệp, đô thị, phấn đấu đến năm 2030 dân số toàn đô thị khoảng 220.000 người; đến năm 2040 dân số toàn đô thị khoảng 275.000 người, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 350.000 người;
Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch:
- Phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm.
- Phía Đông giáp thị xã Duy Tiên và thành phố Phủ Lý.
- Phía Tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3. Tính chất và chức năng của đô thị
3.1. Tính chất
- Là đô thị loại IV, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2030.
- Phát triển theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại, có bản sắc và phát triển bền vững vào năm 2050.
3.2. Chức năng
- Là trung tâm hành chính - chính trị cấp huyện trực thuộc tỉnh;
- Là khu vực phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm phía Tây của tỉnh gắn với Khu du lịch quốc gia Tam Chúc và các khu du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng trên trên cơ sở hình thành và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phía Nam thủ đô Hà Nội và các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của tỉnh.
4. Định hướng phân vùng và phân khu vực quản lý phát triển, tổ chức không gian, thiết kế đô thị:
4.1. Phân vùng và phân khu vực phát triển đô thị
Định hướng phát triển đô thị Kim Bảng theo 03 phân vùng chính: Tả Đáy, Hữu Đáy, Hành lang thoát lũ sông Đáy; 08 khu vực quản lý phát triển đô thị: (1) Trung tâm đô thị Kim Bảng (phát triển hai bên bờ sông Đáy), (2) Phân khu đô thị dịch vụ hậu cần, (3) Phân khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ phía Bắc, (4) Phân khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ phía Đông, (5) Phân khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ - nghỉ dưỡng phía Tây, (6) Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, (7) Phân khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ - nghỉ dưỡng phía Nam, (8) Phân khu bảo vệ rừng phòng hộ.
4.2. Tổ chức không gian đô thị
Không gian đô thị Kim Bảng được tổ chức trên cơ sở hình thành 02 trung tâm hạt nhân và 01 vành đai phát triển đa chức năng gắn với hệ thống giao thông kết nối và 01 hành lang dịch vụ thương mại từ sông Nhuệ đến sông Đáy, cụ thể là:
- Trung tâm đô thị Kim Bảng phát triển hai bên bờ sông Đáy, lấy khu vực thị trấn Quế và khu vực lân cận bên tuyến đường T3, QL1 (đoạn tránh thành phố Phủ Lý) làm trục động lực. Khai thác, phát huy hiệu quả hành lang sông Đáy, tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm dọc hai bên bờ sông gắn với bảo tồn văn hóa và phát huy giá trị các di tích, nền văn hóa vật thể và phi vật thể; tạo ra hệ sinh thái xanh có cảnh quan đặc biệt mang lại cho đô thị một bản sắc riêng biệt và những không gian mới, đồng thời cải thiện môi trường sống cho nhân dân trong khu vực.
- Khu du lịch quốc gia Tam Chúc và vùng bảo tồn, hướng đến mục tiêu xây dựng di sản đa dạng sinh học và văn hóa thế giới. Nằm toàn bộ ở khu vực Hữu Đáy, tiếp giáp phía Tây khu Trung tâm đô thị Kim Bảng.
- Vành đai phát triển hỗn hợp, đa chức năng bao quanh Trung tâm đô thị Kim Bảng, tập trung chủ yếu ở khu vực Tả Đáy, một phần ở khu vực Hữu Đáy.
- Hành lang dịch vụ thương mại từ sông Nhuệ đến sông Đáy gồm: Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ các khu công nghiệp; các khu đô thị mới gắn với chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu.
Không gian đô thị được hình thành trên hệ thống giao thông kết nối, bao gồm hệ thống khung giao thông đối ngoại, đối nội và các trục đô thị, cụ thể: Phát triển các tuyến kết nối liên đô thị (tuyến T3, tuyến cầu Tân Lang, hệ thống khung giao thông gồm các tuyến đường từ N1 đến N8, D1 đến D8…), các tuyến trực chính đô thị, cầu qua sông Đáy, sông Nhuệ nhằm gắn kết các khu chức năng đô thị; Đồng thời cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hiện hữu (QL.1, QL.21; QL.21B; QL.38), bố trí làn đường gom và điểm kết nối theo quy định, hình thành các tuyến đường đô thị; ...
4.3. Thiết kế đô thị:
- Trung tâm đô thị Kim Bảng: Trên cơ sở tôn tạo, chỉnh trang hạ tầng và mỹ quan đô thị tại khu vực trung tâm hiện hữu; tại khu vực phát triển mới tăng cường các tiện ích công cộng, tiện ích đô thị. Xây dựng mật đô cao và trung bình. Xây dựng công viên trung tâm, hồ điều hòa, quảng trường để tạo lập các không gian mở của toàn đô thị.
- Khu du lịch quốc gia Tam Chúc và vùng bảo tồn: Trọng tâm là hình thành một số công trình kiến trúc có bản sắc đặc trưng riêng gắn với khai thác, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên hồ Tam Chúc và hệ sinh thái động thực vật, đồi núi tự nhiên xung quanh. Hình thành các công trình kiến trúc tiêu biểu với mật độ xây dựng mật độ thấp và trung bình, diện tích không gian xanh lớn, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.
- Phân vùng (vành đai) phát triển hỗn hợp, đa chức năng: Phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ hiện đại, thân thiện với môi trường. Cung cấp đa dạng các loại hình về dịch vụ, hậu cần du lịch và nhà ở,...
- Hành lang thoát lũ sông Đáy: Tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm dọc hai bên bờ sông gắn với bảo tồn văn hóa và phát huy giá trị các di tích, nền văn hóa vật thể và phi vật thể; tạo ra hệ sinh thái xanh có cảnh quan đặc biệt mang lại cho đô thị một bản sắc riêng biệt và những không gian mới, đồng thời cải thiện môi trường sống cho nhân dân trong khu vực.
5. Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật:
Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật thống nhất theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh (tại Tờ trình số 1872/TTr-UBND ngày 23/7/2021). Trong đó: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch, hiện đại, thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao. Diện tích đất khu công nghiệp thực hiện hiện theo thông báo kết luận số 118-TB/KL ngày 18/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đối với đất phát triển công nghiệp bổ sung để tạo quỹ dự trữ phát triển công nghiệp của huyện theo quy hoạch được duyệt.
6. Giải pháp về nguồn lực thực hiện
- Đối với nguồn ngân sách trung ương: Tập trung thu hút nguồn ngân sách trung ương, ưu tiên sử dụng để đầu tư hình thành hệ thống hạ tầng khung, các tuyến đường kết nối liên vùng, kết nối các tuyến quốc lộ tạo ra hệ thống các trục chính của đô thị.
- Đối với nguồn ngân sách địa phương: Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn cân đối ngân sách địa phương, nhất là nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính đô thị, các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đáp ứng tiêu chí đô thị.
- Đối với các nguồn lực khác: Tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài, tranh thủ các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, hạ tầng...;
Nhất trí lồng ghép Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Tam Chúc vào Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 đảm bảo phù hợp định hướng phát triển Khu du lịch Tam Chúc theo đúng Quyết định số 526/QĐ-TTg ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam đến năm 2030; tuân thủ các quy định pháp luật: về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, du lịch, di sản, đất đai, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường...; về quy chuẩn quy hoạch xây dựng và quy chuẩn chuyên ngành có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị Kim Bảng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX, kỳ họp thứ ba (Kỳ họp thường lệ giữa năm 2021) thông qua ngày 27 tháng 7 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.