HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/NQ-HĐND |
Thái Bình, ngày 24 tháng 6 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2021-2026
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 10/TTr-TTHĐ ngày 24 tháng 6 năm 2021 về việc ban hành Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, các Tổ đại biểu, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII Kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
|
CHỦ
TỊCH |
NỘI QUY
KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH THÁI BÌNH KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2021-2026
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số
31/NQ-HĐND ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII)
Điều 1. Kỳ họp là hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Kỳ họp được tính từ thời điểm khai mạc đến khi bế mạc. Lễ chào cờ được tổ chức tại buổi khai mạc và bế mạc kỳ họp.
Điều 2. Chủ tọa kỳ họp điều hành và chịu trách nhiệm về nội dung chương trình kỳ họp đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Nếu có thay đổi nội dung của kỳ họp phải được sự nhất trí của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tọa kỳ họp có quyền ngắt ý kiến đại biểu nếu đại biểu đó phát biểu không đúng nội dung kỳ họp, nội dung chất vấn hoặc phát biểu quá thời gian quy định. Thời gian phát biểu của đại biểu mỗi lần không quá 15 phút.
Điều 3. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu mời tham dự kỳ họp phải đến họp đúng giờ; ngồi đúng nơi quy định (riêng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ngồi theo Tổ đại biểu); không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc lá, không xem sách, báo và nói chuyện riêng trong khi họp. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh vắng mặt phải có lý do chính đáng, phải báo cáo và được Chủ tọa kỳ họp đồng ý mới được vắng mặt. Trường hợp bất khả kháng không đến dự kỳ họp hoặc phiên họp thì báo cáo Tổ trưởng Tổ đại biểu để Tổ trưởng báo cáo Chủ tọa kỳ họp. Khi nhận tài liệu kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, không nhận thay. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm mang theo tài liệu kỳ họp đã được gửi trước và quản lý sử dụng tài liệu kỳ họp theo quy định.
Điều 4. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, các phiên họp, tích cực tham gia ý kiến tại kỳ họp. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu mời có quyền phát biểu ý kiến tại kỳ họp, nhưng chỉ được phát biểu khi Chủ tọa kỳ họp đồng ý hoặc yêu cầu.
Điều 5. Mọi ý kiến của đại biểu tại các phiên họp ở Hội trường hoặc ở Tổ phải tập trung vào nội dung kỳ họp. Chỉ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh mới có quyền chất vấn. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có chất vấn phải ghi vào phiếu và gửi Chủ tọa hoặc Thư ký kỳ họp.
Điều 6. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham gia vào các dự thảo Nghị quyết của kỳ họp. Sau khi có ý kiến tham gia, đại biểu ghi rõ họ tên và chuyển các dự thảo Nghị quyết lại cho Thư ký kỳ họp đúng thời gian theo yêu cầu.
Điều 7. Phiên họp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh:
1. Phiên họp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh do Tổ trưởng Tổ đại biểu chủ tọa. Trường hợp Tổ Trưởng vắng mặt thì Tổ Phó được phân công chủ tọa phiên họp.
2. Thư ký phiên họp Tổ theo sự phân công của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Trình tự phiên họp thảo luận ở Tổ về từng nội dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được tiến hành như sau:
a) Chủ tọa nêu những nội dung gợi ý để đại biểu của Tổ tập trung thảo luận;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu mời dự kỳ họp phát biểu ý kiến;
c) Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp.
Điều 8. Công tác thư ký phục vụ kỳ họp bao gồm các công việc cụ thể như sau:
1. Lập danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong kỳ họp;
2. Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp;
3. Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đại biểu tại cuộc họp Tổ đại biểu và phiên họp toàn thể;
4. Tham mưu cho Chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục tại kỳ họp;
5. Giúp Chủ tọa kỳ họp cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp.
Điều 9. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu mời dự kỳ họp phải mặc trang phục nghiêm túc, lịch sự (theo mùa và theo quy định với từng đối tượng). Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải đeo phù hiệu đại biểu.
Điều 10. Các cơ quan thông tin đại chúng được mời đến dự và đưa tin về kỳ họp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của Chủ tọa kỳ họp.
Điều 11. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, các Tổ đại biểu, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Nội quy này.
Trong quá trình thực hiện, Hội đồng nhân dân tỉnh có thể sửa đổi, bổ sung những quy định của Nội quy kỳ họp theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.