HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2022/NQ-HĐND |
Ninh Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH
BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NINH BÌNH
(Kèm
theo Nghị quyết số 31/2022/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Ninh Bình)
Quy định này quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (sau đây viết tắt là Chương trình).
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, các xã và các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập, thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021-2025.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn
1. Tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã.
2. Việc phân bổ vốn từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hàng năm và cả giai đoạn; phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. Phân bổ vốn tập trung, không phân tán, dàn trải; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Giao kế hoạch vốn đối với các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Ưu tiên hỗ trợ các địa phương (xã, huyện) chưa đạt chuẩn nông thôn mới, các địa phương đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; các xã an toàn khu; các xã thuộc địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các địa phương không có khả năng đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nông thôn mới; các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng tiêu chí và bảo đảm bền vững. Ưu tiên hỗ trợ các công trình khởi công mới để đạt chuẩn các tiêu chí; các công trình nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí có mức độ đạt chuẩn thấp so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2021- 2025 của các xã đã đạt chuẩn, ưu tiên các công trình, dự án cấp bách phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; chăm sóc sức khỏe, cải thiện môi trường sống khu vực nông thôn: Mức hỗ trợ cho 1 công trình, dự án không quá 50% dự toán được phê duyệt và không quá 3 tỷ đồng.
4. Nguồn vốn hỗ trợ cho các huyện, xã giai đoạn 2021-2025 mỗi huyện, xã chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần đối với 01 nội dung đăng ký thực hiện.
5. Bố trí vốn để thực hiện các nội dung thành phần, các chương trình chuyên đề của Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Bố trí vốn ngân sách để thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình, các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương thực hiện Chương trình trên cơ sở số xã tính đến hết năm 2021, cụ thể:
1. Tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối tượng xã
a) Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Hệ số 1,0 = 1 điểm.
b) Xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm của tỉnh: Hệ số 1,0 = 1 điểm.
c) Xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm của tỉnh: Hệ số 1,0 = 1 điểm.
d) Xã an toàn khu (9 xã của huyện Nho Quan: Sơn Lai, Sơn Thành, Gia Lâm, Phú Long, Phú Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Quang, Gia Sơn, Quảng Lạc theo Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ): Hệ số 0,2 = 0,2 điểm.
đ) Xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (7 xã của huyện Nho Quan: Thạch Bình, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Yên Quang, Văn Phương theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ): Hệ số 0,2 = 0,2 điểm.
2. Tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối tượng huyện
Huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong Đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của tỉnh: Hệ số phân bổ tính theo hệ số của xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (quy định tại khoản 1 Điều này) nhân với số xã của huyện tính đến hết năm 2021.
3. Tiêu chí, hệ số phân bổ thực hiện nhiệm vụ tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
Hệ số phân bổ gồm: Hệ số phân bổ cho các xã đăng ký nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hệ số phân bổ cho các huyện đăng ký nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.
1. Hỗ trợ các xã đăng ký, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021, năm 2022, cụ thể:
a) Các xã: Thạch Bình, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Thượng Hòa, huyện Nho Quan: Mức hỗ trợ 03 tỷ đồng/xã.
b) Các xã: Hồi Ninh, Kim Hải, Kim Trung, Kim Mỹ, Kim Tân, huyện Kim Sơn: Mức hỗ trợ 05 tỷ đồng/xã.
(Trong năm 2021, 2022 không áp dụng hệ số 1,0 cho xã đạt chuẩn nông thôn mới tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy định này đối với 5 xã Hồi Ninh, Kim Hải, Kim Trung, Kim Mỹ, Kim Tân huyện Kim Sơn và 05 xã Thạch Bình, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Thượng Hòa huyện Nho Quan).
2. Định mức vốn đầu tư phát triển trung bình 01 điểm phân bổ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
W: Số vốn đầu tư phát triển trung bình 01 điểm phân bổ;
ΣW: Tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương;
W1: Số vốn đã hỗ trợ tại khoản 1 Điều này;
T: Tổng số điểm toàn tỉnh = tổng điểm phân bổ cho các xã + tổng điểm phân bổ cho huyện;
3. Định mức vốn đầu tư phát triển phân bổ theo đơn vị cấp xã được xác định theo công thức:
Wx = W x Tx
Trong đó:
Wx: Tổng mức vốn đầu tư phát triển phân bổ cho xã;
W: Số vốn đầu tư phát triển trung bình 1 điểm phân bổ;
Tx: Số điểm của xã, gồm điểm xã đã đạt chuẩn nông thôn mới + điểm xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (nếu có) + điểm xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (nếu có) + điểm xã an toàn khu (nếu có) + điểm xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có).
4. Định mức vốn đầu tư phát triển phân bổ theo đơn vị cấp huyện được xác định theo công thức:
Wh = W x (ΣTx + Th)
Trong đó:
Wh: Tổng mức vốn đầu tư phát triển phân bổ cho huyện;
W: Số vốn đầu tư phát triển trung bình 1 điểm phân bổ;
ΣTx: Tổng số điểm của các xã trên địa bàn huyện;
Th: Số điểm huyện thuộc kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Điều 6. Định mức phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025
1. Bố trí 10% tổng vốn đầu tư phát triển ngân sách tỉnh đã được bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Nghị quyết số 116/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện các chương trình chuyên đề và các nội dung thành phần thuộc Chương trình.
2. Định mức vốn đầu tư phát triển trung bình 01 điểm phân bổ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Wt: Số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh trung bình 01 điểm phân bổ;
Wt1: Số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh phân bổ tại khoản 1 Điều này;
ΣWt: Tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh đã bố trí cho Chương trình tại Nghị quyết số 116/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
T: Tổng số điểm toàn tỉnh = tổng điểm phân bổ cho xã + tổng điểm phân bổ cho huyện + tổng điểm phân bổ cho tỉnh;
3. Định mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh phân bổ theo đơn vị cấp xã được xác định theo công thức:
Wtx = Wt x Tx
Trong đó:
Wtx: Tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh phân bổ cho xã;
Wt: Số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh trung bình 01 điểm phân bổ;
Tx: Số điểm của xã, gồm điểm xã đã đạt chuẩn nông thôn mới + điểm xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (nếu có) + điểm xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (nếu có) + điểm xã an toàn khu (nếu có) + điểm xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có).
4. Định mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh phân bổ theo đơn vị cấp huyện được xác định theo công thức:
Wth = Wt x (ΣTx + Th)
Trong đó:
Wth: Tổng mức vốn đầu tư phát triển phân bổ cho huyện;
Wt: Số vốn đầu tư phát triển trung bình 1 điểm phân bổ;
ΣTx: Tổng số điểm của các xã trên địa bàn huyện;
Th: Số điểm huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
5. Định mức vốn đầu tư phát triển phân bổ thực hiện nhiệm vụ tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được xác định theo công thức:
ΣWt = Wt x (TΣx + ΣTh)
Trong đó:
ΣWt: Tổng mức vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh phân bổ cho tỉnh;
Wt: Số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh trung bình 1 điểm phân bổ;
TΣx: Tổng số điểm của các xã đăng ký nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh;
ΣTh: Tổng số điểm các huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
1. Thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình, các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thực hiện các chương trình chuyên đề của Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc Chương trình; Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn và giải quyết các vấn đề trong xây dựng nông thôn mới.
3. Thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 8. Định mức phân bổ vốn sự nghiệp
1. Mức phân bổ cho công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình, các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã), cụ thể:
Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh: 600 triệu đồng/năm;
Ban Chỉ đạo các thành phố Ninh Bình, Tam Điệp: 50 triệu đồng/thành phố/năm;
Ban Chỉ đạo huyện Hoa Lư: 70 triệu đồng/huyện/năm;
Ban Chỉ đạo các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô: 100 triệu đồng/huyện/năm;
Ban Chỉ đạo các huyện Kim Sơn, Nho Quan: 150 triệu đồng/huyện/năm
Ban Chỉ đạo cấp xã: 10 triệu đồng/xã/năm.
b) Hỗ trợ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá của các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh (là thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025):
Các sở, ngành, tổ chức đoàn thể: Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/đơn vị/năm;
Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Mức hỗ trợ 30 triệu/đơn vị/năm;
Hỗ trợ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu: Mức hỗ trợ 100 triệu đồng/năm;
Hỗ trợ Công an tỉnh tổ chức công tác tuyên truyền, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn: Mức hỗ trợ 70 triệu đồng/năm.
2. Phân bổ trực tiếp cho các xã, huyện để thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình ở cấp xã:
Xã An toàn khu: Mức hỗ trợ 360 triệu đồng/xã/năm.
Xã khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Mức hỗ trợ 360 triệu đồng/xã/năm.
Xã Kim Tân, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn (đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022): Mức hỗ trợ 500 triệu đồng/xã.
Xã còn lại: Mức hỗ trợ 300 triệu đồng/xã/năm.
Huyện Kim Sơn (đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022): Mức hỗ trợ 3.000 triệu đồng.
3. Mức phân bổ thực hiện các chương trình chuyên đề của Chương trình, Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các nội dung thành phần của Chương trình:
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các nội dung thành phần, các chương trình chuyên đề của Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án phân bổ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương, tổ chức, đoàn thể triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn được giao và hoàn thành các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan.
Điều 9. Tiêu chí, định mức phân bổ các nguồn vốn huy động hợp pháp khác
Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cụ thể các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có) cho thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VÀ VỐN ĐỐI ỨNG CỦA NGÂN SÁCH HUYỆN, XÃ
Điều 10. Vốn đối ứng của ngân sách huyện, xã
Các địa phương (huyện, xã) phải bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thực hiện, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đăng ký, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó có bố trí kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vốn đối ứng thực hiện các các nội dung thành phần, các chương trình chuyên đề của Chương trình và các công trình, dự án để đạt chuẩn các tiêu chí, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Điều 11. Nguồn vốn thực hiện Chương trình
Nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
1. Vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.
2. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.