HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2012/NQ-HĐND |
Tiền Giang, ngày 12 tháng 10 năm 2012 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm theo Tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2020; Báo cáo thẩm tra số 98/BC-HĐND ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định cơ chế tài chính đầu tư thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2020, như sau:
- Vốn ngân sách Trung ương, gồm: nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu Chính phủ; các chương trình, dự án khác.
- Vốn ngân sách tỉnh, gồm: nguồn cân đối ngân sách tỉnh và nguồn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu.
- Vốn ngân sách huyện, gồm: nguồn cân đối ngân sách cấp huyện; nguồn phân cấp và bổ sung có mục tiêu của cấp trên.
- Vốn ngân sách xã, gồm: nguồn cân đối ngân sách xã; nguồn phân cấp và bổ sung có mục tiêu của cấp trên.
- Vốn khác, gồm:
+ Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã về đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, công lao động, tiền mặt...
+ Các khoản đầu tư, tài trợ hoặc hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Các nội dung ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%
a) Công tác quy hoạch: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
b) Đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, ấp, hợp tác xã: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
c) Xây dựng trụ sở xã: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh.
2. Các nội dung ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho từng công trình, dự án
a) Giao thông nông thôn
- Đường trục xã, liên xã (không phải đường huyện):
+ Chi phí đầu tư xây dựng: vốn vay tín dụng nông thôn, vốn ngân sách huyện;
+ Đất đai và giải phóng mặt bằng: vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách xã, vốn khác.
- Đường trục ấp, liên xóm, nội đồng:
+ Chi phí đầu tư xây dựng: vốn ngân sách xã, vốn khác;
+ Đất đai và giải phóng mặt bằng: vốn khác.
b) Trường học (gồm trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non)
- Đầu tư xây dựng trường:
+ Đất đai và giải phóng mặt bằng: vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện;
+ Chi phí xây dựng trường: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh, vốn khác.
- Mua sắm trang thiết bị dạy và học: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện, vốn khác.
- Các hạng mục khác đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, đẹp: vốn khác.
c) Trạm y tế xã
- Chi phí xây dựng và trang, thiết bị y tế: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh;
- Đất đai và giải phóng mặt bằng; trang, thiết bị văn phòng: vốn ngân sách huyện;
- Sửa chữa nhỏ: vốn ngân sách xã;
- Vận động nhân dân đóng góp, hỗ trợ xây dựng vườn thuốc nam.
d) Nhà văn hóa và khu thể thao xã, ấp
- Nhà văn hóa và khu thể thao xã:
+ Đất đai và giải phóng mặt bằng: vốn ngân sách xã, vốn ngân sách huyện;
+ Xây dựng hội trường nhà văn hóa, các phòng chức năng, sân bóng đá, các công trình phụ trợ: vốn ngân sách huyện;
+ Trang thiết bị cho Nhà văn hóa và khu thể thao, trang bị dụng cụ thể dục thể thao: vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ngân sách tỉnh;
+ Xây dựng các công trình phụ trợ như vườn hoa kiểng, trò chơi cho trẻ em, phòng tập thể dục thẩm mỹ, phòng tập thể hình, sân bóng cỏ nhân tạo,… huy động các nguồn vốn khác.
- Nhà văn hóa và khu thể thao ấp:
+ Đất đai và giải phóng mặt bằng: vốn ngân sách xã, vốn ngân sách huyện;
+ Xây dựng hội trường nhà văn hóa, sân tập thể thao đơn giản, công trình phụ trợ, trang bị hội trường nhà văn hóa, trang bị dụng cụ thể dục thể thao: vốn ngân sách huyện;
+ Xây dựng các công trình phụ trợ khác: huy động các nguồn vốn khác.
e) Hệ thống kênh tưới tiêu nội đồng (bao gồm kênh, mương, đê, cống, đập do xã quản lý)
- Chi phí đầu tư xây dựng: vốn ngân sách xã, vốn khác;
- Đất đai và giải phóng mặt bằng: huy động các nguồn vốn khác.
g) Nước sạch nông thôn và môi trường nông thôn
- Hệ thống cấp nước sạch nông thôn: Cơ chế hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015;
- Xử lý chất thải, thoát nước thải khu dân cư: vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách xã và vốn khác.
h) Phát triển sản xuất và dịch vụ
- Hạ tầng khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản: Cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện theo các nội dung được quy định tại Quyết định 132/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;
- Hạ tầng làng nghề: Cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện theo các nội dung được quy định tại Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông: Cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện theo các nội dung được quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến công: Cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện theo các nội dung được quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.
3. Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư 100% cho các nội dung nêu tại điểm 2, khoản II, Điều 1 của Nghị quyết này đối với các xã thuộc huyện Tân Phú Đông.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành chức năng có trách nhiệm khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới.
2. Chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.
3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; hàng năm tổ chức sơ kết báo cáo tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa các nội dung có thể vận động nhân dân và mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng;
- Trong dự toán phân bổ kinh phí hàng năm (bao gồm kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương và nguồn của ngân sách địa phương các cấp) để thực hiện các dự án, nội dung công việc được quy định tại Điều 1 Nghị quyết này, cần quan tâm đến cân đối và phân cấp nguồn vốn đầu tư cho ngân sách cấp huyện và cấp xã phù hợp với nhiệm vụ đầu tư của từng cấp;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện nội dung: Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung của thị trường lao động tại địa phương. Ủy ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;
- Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết cho phù hợp.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tiền Giang và các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân và mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện Nghị quyết.
5. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.