HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2008/NQ-HĐND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 10 tháng 12 năm 2008 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THU PHÍ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC, XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHOÁ VIII KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá X;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 120/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án thu phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thu phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất (gọi tắt là hoạt động về tài nguyên nước) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; cụ thể như sau:
I. Thu phí thẩm định hồ sơ:
A. Đối với hồ sơ cấp phép lần đầu:
1. Mức thu phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi:
a) Mức thu phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:
- Đối với đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm: 160.000 đồng/01 đề án (một trăm sáu mươi nghìn đồng);
- Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 440.000 đồng/1 đề án, báo cáo (bốn trăm bốn mươi nghìn đồng);
- Đối với đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.040.000 đồng/1 đề án, báo cáo (một triệu không trăm bốn mươi nghìn đồng).
- Đối với đề án thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.000.000 đồng/1 đề án, báo cáo (hai triệu đồng);
b) Mức thu phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt:
- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm: 240.000 đồng/1 đề án, báo cáo (hai trăm bốn mươi nghìn đồng).
- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3 đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm: 700.000 đồng/1 đề án, báo cáo (bảy trăm nghìn đồng).
- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3 đến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 đến dưới 20.000m3/ngày đêm: 1.760.000 đồng/1 đề án, báo cáo (một triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn đồng).
- Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1m3 đến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 đến dưới 50.000m3/ngày đêm: 3.360.000 đồng/1 đề án, báo cáo (ba triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng);
c) Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi:
- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/1 đề án, báo cáo (hai trăm nghìn đồng).
- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 100m3 đến dưới 500m3/ngày đêm: 720.000 đồng/01 đề án, báo cáo (bảy trăm hai mươi nghìn đồng).
- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm: 1.760.000 đồng/01 đề án, báo cáo (một triệu, bảy trăm sáu mươi nghìn đồng).
- Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước từ 2.000m3 đến dưới 5.000 m3/ngày đêm: 3.360.000 đồng/1 đề án, báo cáo (ba triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng).
2. Mức thu phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất:
a) Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200m3/ngày đêm: 160.000 đồng/1 báo cáo (một trăm sáu mươi nghìn đồng);
c) Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 560.000 đồng/1 báo cáo (năm trăm sáu mươi nghìn đồng);
d) Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.360.000 đồng/1 báo cáo (một triệu, ba trăm sáu mươi nghìn đồng);
đ) Đối với báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm: 2.400.000 đồng/1 báo cáo (hai triệu, bốn trăm nghìn đồng).
3. Mức thu phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất: 560.000 đồng/hồ sơ (năm trăm sáu mươi nghìn đồng).
B. Đối với hồ sơ gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: mức thu bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu phí cấp phép lần đầu.
II. Mức thu lệ phí cấp giấy phép:
1. Mức thu lệ phí cấp giấy phép các hoạt động về tài nguyên nước: 100.000 đồng/một giấy phép (một trăm nghìn đồng).
2. Mức thu lệ phí gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép các hoạt động về tài nguyên nước: 50.000 đồng/một giấy phép (năm mươi nghìn đồng).
Điều 2. Về quản lý, sử dụng số tiền thu phí, lệ phí đối với các hoạt động về tài nguyên nước, đơn vị thu được trích để lại 15% (mười lăm phần trăm) trên tổng số thu để chi phí cho việc thực hiện các công việc có liên quan đến các hoạt động về tài nguyên nước theo chế độ quy định tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính; số còn lại (85%) nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khoá VIII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.