HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2012/NQ-HĐND |
Phú Thọ, ngày 17 tháng 12 năm 2012 |
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 91/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4661/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị ban hành nghị quyết về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành thông qua Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm
- Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh.
- Phát triển du lịch Phú Thọ đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; tạo môi trường an toàn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
- Phát triển du lịch Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, các thành phần kinh tế đầu tư vào kết cấu hạ tầng, các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Hình thành hệ thống hạ tầng then chốt, đồng bộ về du lịch - thương mại; phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, trở thành địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước.
2.2. Các chỉ tiêu cụ thể
a. Khách du lịch:
- Năm 2015, đón được 6 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 7,25 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 6,5 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 744 nghìn khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 17,4%/năm, khách quốc tế 14,4%/năm.
- Năm 2020, đón được 10 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 8,2 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 7,0 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 1,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 9,85%/năm; khách quốc tế 10,7%/năm.
- Năm 2030, đón được 25 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 10,7 triệu lượt khách nội địa (trong đó: 8,5 triệu lượt khách tham quan trong ngày và 2,2 triệu khách lưu trú); đạt mức tăng trưởng bình quân của khách lưu trú 6,25%/năm; khách quốc tế 9,6%/năm.
b. Tổng thu từ du lịch: Năm 2015 đạt khoảng 49,8 triệu USD (1.020 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); năm 2020 đạt khoảng 90,5 triệu USD (1.865 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); năm 2030 đạt khoảng 308,5 triệu USD (6.355 tỷ VND theo giá gốc năm 2010).
c. Giá trị gia tăng GDP du lịch:
- Năm 2015, GDP du lịch đạt 27,4 triệu USD (tương đương 564,3 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); chiếm tỷ trọng 6,05% tổng GDP khối dịch vụ và 2,28% GDP toàn tỉnh, tăng trưởng trung bình đạt hơn 17,8%/năm.
- Năm 2020, GDP du lịch đạt 54,3 triệu USD (tương đương 1.118,6 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); chiếm tỷ trọng 6,77% tổng GDP khối dịch vụ và 2,68% GDP toàn tỉnh, tăng trưởng trung bình đạt khoảng 14,7%/năm.
- Năm 2030, GDP du lịch đạt 185,1 triệu USD (tương đương 3.813,1 tỷ VND theo giá gốc năm 2010); tăng trưởng trung bình đạt khoảng 13%/năm.
d. Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 3.220 buồng lưu trú với khoảng 12% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên; năm 2020 có 3.800 buồng lưu trú với khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên; năm 2030 có khoảng 10.250 buồng lưu trú với khoảng 20 - 25% đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao trở lên.
e. Về chỉ tiêu việc làm: Năm 2015, tạo việc làm cho khoảng 20,6 ngàn lao động (trong đó 5,15 ngàn lao động trực tiếp); năm 2020 là 30,4 ngàn lao động (trong đó 7,6 ngàn lao động trực tiếp); năm 2030 là 82 ngàn lao động (trong đó 20,5 ngàn lao động trực tiếp).
- Thị trường khách du lịch quốc tế: Tập trung khai thác một số thị trường du lịch trọng điểm và truyền thống của du lịch Việt Nam: Thị trường, các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); thị trường các nước ASEAN; thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Pháp), thị trường Úc; khai thác thị trường khách quốc tế là Việt Kiều tại các nước trên thế giới (Mỹ, Canada,...) với các sản phẩm du lịch “Về cội nguồn các dân tộc Việt Nam”. Mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng: Ấn Độ, khu vực Tây Á.
- Thị trường khách du lịch nội địa: Là thị trường chú trọng phát triển của du lịch Phú Thọ. Tập trung khai thác khách du lịch đến từ các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải, các tỉnh vùng núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
2. Phát triển sản phẩm du lịch
- Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích, nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, lịch sử, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa, lối sống của các dân tộc thiểu số, ẩm thực,...
- Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch trên sông, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí thể thao cuối tuần,...
- Du lịch gắn với sự kiện (MICE) như: Thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ,...
- Du lịch thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu, mua sắm tại các làng nghề truyền thống đặc sắc.
Trong đó, các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa như: Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tham quan nghiên cứu di tích, hát Xoan là sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Phú Thọ. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch MICE,… là những sản phẩm du lịch bổ trợ góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
a. Phát triển các trung tâm du lịch:
- Không gian du lịch Phú Thọ được tổ chức thành 5 trung tâm du lịch để tập trung đầu tư khai thác như sau:
+ Trung tâm thành phố Việt Trì: Trung tâm du lịch thành phố Việt Trì bao gồm thành phố Việt Trì và vùng phụ cận. Đây là địa bàn phát triển du lịch trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Các loại hình du lịch: Du lịch văn hoá: Lễ hội, tâm linh hướng về cội nguồn, tham quan, nghiên cứu; du lịch cuối tuần (vui chơi giải trí, golf, nghỉ ngơi, thư giãn,...); du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ, các sự kiện đặc biệt khác (MICE),...
+ Trung tâm vườn quốc gia Xuân Sơn: Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao, nhiều cảnh quan, hang động hấp dẫn, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái: Tham quan hang động, thác, cảnh quan, nghiên cứu hệ sinh thái,...; du lịch văn hóa: Tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, làng nghề, di chỉ khảo cổ, tham quan di tích; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, cắm trại.
+ Trung tâm Thanh Thuỷ: Thanh Thủy có vị trí nằm trên QL 32, phía bờ Bắc sông Đà nên dễ tiếp cận vì vậy có thể thu hút khách từ Hà Nội, Hoà Bình và các tỉnh khác từ vùng Đồng bằng sông Hồng.
Các loại hình du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh; vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần.
+ Trung tâm Hạ Hoà: Là trung tâm phía Tây Bắc tỉnh dọc theo quốc lộ 32C và sông Thao, có tài nguyên tương đối tập trung và khá đặc thù về cảnh quan.
Các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái: Tham quan cảnh quan, nghiên cứu, vui chơi giải trí, thể thao; du lịch văn hóa: Tham quan di tích, lễ hội.
+ Khu đô thị sinh thái du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông: Là trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao.
- Các loại hình du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng; vui chơi giải trí, thể thao; du lịch văn hóa: Tham quan di tích, lễ hội.
b. Phát triển các tuyến du lịch:
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Tổ chức hệ thống tuyến du lịch nội tỉnh Phú Thọ với mục đích liên kết 5 trung tâm du lịch, các điểm du lịch, trong đó lấy trung tâm thành phố Việt Trì làm điểm xuất phát và dựa trên cơ sở mạng lưới giao thông của tỉnh để tạo nên những chương trình du lịch khác nhau.
+ Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch hữu ngạn Sông Hồng: Đền Hùng - Khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dưỡng Tam Nông - Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy - Vườn quốc gia Xuân Sơn - Yên Lập.
+ Tuyến nối trung tâm du lịch Việt Trì, Đền Hùng với các khu, điểm du lịch tả ngạn sông Hồng: Việt Trì - Phù Ninh - Thị xã Phú Thọ - Thanh Ba - Hạ Hòa - Đoan Hùng.
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; Phú Thọ - các tỉnh Tây Bắc; Phú Thọ - Sơn La - Điện Biên - Lào Cai; Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ,…
- Tuyến du lịch đường thủy dọc sông Đà, sông Lô, sông Thao.
- Tuyến du lịch quốc tế qua tuyến đường bộ Hà Nội - Sơn Tây - Thanh Thủy - Thanh Sơn - Sơn La - Điện Biên - Lào và ngược lại; Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang - Vân Nam (Trung Quốc).
- Nội dung đầu tư:
+ Đầu tư phát triển du lịch phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Phú Thọ, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch,...
+ Đầu tư phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn, phù hợp về nguồn lực, tập trung đầu tư các lĩnh vực then chốt tại các địa bàn trọng điểm.
+ Đầu tư du lịch phải có kế hoạch phù hợp với chương trình, dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông.
- Nhu cầu nguồn vốn đầu tư:
+ Tổng vốn đầu tư đến năm 2020: Khoảng 5.825 tỷ đồng, trong đó, đến năm 2015 là 2.515 tỷ đồng, giai đoạn từ 2016 - 2020 là 3.310 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Tổng vốn đầu tư khoảng 13.405 tỷ đồng, chia thành hai giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.
+ Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách Nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên danh liên kết, cổ phần, tư nhân,...), đặc biệt coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân; phải xác định nguồn vốn xã hội hoá là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất đối với phát triển du lịch.
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
TT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Sản phẩm du lịch điển hình/ mục đích |
Dự kiến gian đoạn |
1 |
Khu du lịch quốc gia Đền Hùng |
Thành phố Việt Trì |
Văn hoá hướng về cội nguồn, thể thao, thương mại tổng hợp |
2011 - 2020 |
2 |
Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Sơn |
Huyện Tân Sơn |
Tham quan, sinh thái |
2011 -2020 |
3 |
Khu du lịch nước khoáng Thanh Thuỷ |
Huyện Thanh Thuỷ |
Nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí |
2011 -2020 |
4 |
Khu du lịch Văn Lang |
Thành phố Việt Trì |
Sinh thái, vui chơi giải trí, tham quan |
2011 -2020 |
5 |
Khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót |
Thành phố Việt Trì |
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng |
2013 -2020 |
6 |
Điều tra, đánh giá tài nguyên, môi trường du lịch |
Các khu, điểm du lịch |
Hình thành cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch tỉnh phục vụ bảo vệ môi trường cho các khu, điểm du lịch |
2013 -2020 |
7 |
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch |
Toàn tỉnh |
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành |
2011 -2030 |
8 |
Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch Phú Thọ |
Trong nước và quốc tế |
- |
2011 -2030 |
9 |
Khu Trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và khách sạn |
Thành phố Việt Trì |
Lưu trú và các loại dịch vụ tổng hợp |
2011 -2030 |
10 |
Trung tâm tư vấn thông tin và điều hành du lịch tỉnh Phú Thọ |
Thành phố Việt Trì |
Cung cấp thông tin tổng hợp về du lịch Phú Thọ |
2013 -2030 |
11 |
Khu đô thị sinh thái du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Tam Nông |
Huyện Tam Nông |
Sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thể thao |
2013 -2025 |
12 |
Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên |
Huyện Hạ Hoà |
Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí |
2021 -2030 |
13 |
Khu du lịch Đầm Ao Châu |
Huyện Hạ Hoà |
Nghỉ dưỡng, thể thao |
2021 -2030 |
14 |
Khu đô thị nghỉ dưỡng Hoàng Gia - Đầm Vân Hội |
Huyện Hạ Hòa |
Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí |
2021 -2030 |
Ghi chú: Nhóm dự án thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2011 - 2020: Từ (1) - (6); nhóm dự án thực hiện và chuyển tiếp sang giai đoạn sau năm 2020: (7) - (11); nhóm dự án thực hiện mới giai đoạn 2021 - 2030: (12) - (14).
5. Định hướng phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2030
- Sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hoá vùng đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nghiên cứu mở rộng không gian và tính chất của 5 không gian du lịch.
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Trên cơ sở Luật Du lịch và các luật liên quan, các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,... nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ.
2. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư: Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch với nhiều hình thức huy động khác nhau, trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực trong khu dân cư, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan.
3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; trong đó hình thành các khoa, ngành về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghề của tỉnh. Khuyến khích lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương.
4. Nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động du lịch để tạo ra các sản phẩm, nhất là những sản phẩm đặc trưng trong nông lâm nghiệp thuỷ sản, trong bảo tồn các di sản văn hoá thời kỳ Hùng Vương.
5. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp; nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch cho các cấp, các ngành.
6. Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá: Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch.
7. Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển du lịch: Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh để đẩy mạnh liên kết hợp tác, phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng, trong nước và quốc tế.
8. Nhóm giải pháp về bảo đảm quốc phòng, an ninh: Thực hiện khai thác du lịch, kết hợp với việc tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu của Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2012 và thay thế Nghị quyết số 94/2006/NQ- HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh về Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.