HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2022/NQ-HĐND |
Hậu Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 26/2020/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 -2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét tờ trình số 206/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 1 Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
1. Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ nhất, điểm b, khoản 3, như sau:
“- Đến năm 2025:
+ Xây dựng 15 mô hình HTX và 03 liên hiệp HTX được đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả.
+ Xây dựng 01 mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp.
+ Xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới.
+ Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa gắn với đầu tư hệ thống kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến.
+ Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, như sau:
“4. Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025 là 618.826 triệu đồng (không bao gồm kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ đào tạo và đưa lao động trẻ về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể không tham gia Đề án). Trong đó:
a) Lồng ghép nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 85.000 triệu đồng, gồm:
- Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia: 11.500 triệu đồng.
- Vốn hỗ trợ thực hiện Nghị định số 62/2019/NĐ-CP: 26.600 triệu đồng.
- Vốn hỗ trợ sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi: 46.900 triệu đồng.
b) Ngân sách địa phương: 389.926 triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư và phát triển: 316.126 triệu đồng (bao gồm vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã: 20.000 triệu đồng).
- Vốn sự nghiệp: 73.800 triệu đồng.
c) Vốn tư nhân, HTX, doanh nghiệp: 143.900 triệu đồng.”
3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND .
(Đính kèm Phụ lục)
Điều 2. Bổ sung quy định mức chi hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế tập thể
1. Mức hỗ trợ đào tạo: Chi hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên là thành viên, người lao động kinh tế tập thể bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng/01 khóa đào tạo.
2. Mức hỗ trợ đưa lao động trở về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể: mức hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng.
3. Các nội dung hỗ trợ khác không quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành của trung ương, địa phương.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ
a) Đối với 15 mô hình hợp tác xã và 03 mô hình liên hiệp hợp tác xã trong Đề án: sử dụng nguồn ngân sách tỉnh phân bổ cho Đề án.
b) Đối với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác trên địa bàn tỉnh: sử dụng nguồn ngân sách tỉnh.
1. Đối với các nội dung của Đề án theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang đang triển khai mà chưa thực hiện chi hỗ trợ thì thực hiện theo Nghị quyết này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản có liên quan được viện dẫn thực hiện trong Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa X Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2022.
|
CHỦ
TỊCH |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ
26/2020/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2002 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
1. Bổ sung một số nội dung tại khoản 1, khoản 2, Mục II phần Mở đầu, như sau:
“II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Văn bản của Trung ương
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tầm nhìn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 -2025.
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Văn bản của Tỉnh
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.
- Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương (lần 1) và Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2022 về điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh (lần 2).
- Chương trình số 123-CTr/TU ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị.
- Chương trình số 140-CTr/TU ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại khoản 2 Mục I Phần IV, như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tiết (-) thứ năm, số thứ tự (1) điểm a, như sau:
HTX xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực, có logo, tem nhãn, bao bì hoàn chỉnh; mỗi HTX có ít nhất 01 sản phẩm theo tiêu chuẩn của chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đạt chuẩn 3 sao trở lên (sau đây gọi tắt là sản phẩm OCOP); giới thiệu thông tin của HTX trên website của Liên minh HTX tỉnh và đưa sản phẩm của HTX lên các sàn thương mại điện tử.”
b) Sửa đổi, bổ sung số thứ tự (2) điểm a, như sau:
“(2) Xây dựng 01 mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp.”
c) Bổ sung số thứ tự (4), (5) vào điểm a, như sau:
“(4) Hỗ trợ hợp tác xã ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa gắn với đầu tư hệ thống kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến.
(5) Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Mục II Phần IV, như sau:
“1. Nhiệm vụ cụ thể:
1.1. Hỗ trợ phát triển toàn diện 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 03 mô hình liên hiệp HTX (sau đây gọi chung là HTX).
- Hỗ trợ HTX về tổ chức hoạt động và nâng cao năng lực, nhận thức cho HTX đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tập thể và sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hỗ trợ HTX đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm.
- Hỗ trợ HTX ứng dụng khoa học, công nghệ, các mô hình sản xuất hiệu quả; áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn; thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của HTX và kiểm soát an toàn thực phẩm đối với nông sản, thủy sản.
- Hỗ trợ HTX liên kết, phát triển sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
- Hỗ trợ HTX thực hiện chuyển đổi số.
1.2. Xây dựng 03 mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, trong đó các phụ phẩm trong quá trình sản xuất được tận dụng để tạo ra một sản phẩm khác phục vụ trở lại cho sản xuất trong mô hình. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, nước và năng lượng.
1.3. Hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa
- Trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện cho Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Xây dựng kho chứa máy móc, thiết bị cho Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa.
- Hỗ trợ HTX đầu tư hệ thống kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến và mua sắm máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
1.4. Hỗ trợ tín dụng cho HTX
- Hỗ trợ HTX tiếp cận và vay các nguồn tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các HTX.
1.5. Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp.”
4. Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2.3, 2.4 khoản 2 Mục II Phần IV như sau:
“2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
2.3.1. Hỗ trợ phát triển toàn diện 15 mô hình HTX và 03 mô hình liên hiệp HTX
a) Hỗ trợ thành lập và củng cố HTX: Hỗ trợ thành lập mới 5 HTX, 3 liên hiệp HTX và củng cố 10 HTX theo chính sách quy định tại mục 1 chương II Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho HTX, liên hiệp HTX
- Hỗ trợ mỗi HTX, liên hiệp HTX tham gia đề án thuê 02 lao động trẻ có trình độ từ cao đẳng trở lên với chuyên môn phù hợp về làm việc tại HTX, tối đa 36 tháng/người. Mức lương hỗ trợ hàng tháng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2025.
- Hỗ trợ đào tạo trình độ từ cao đẳng trở lên đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX, liên hiệp HTX: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí trả học phí, tài liệu học tập theo quy định của cơ sở đào tạo; hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng/01 khóa đào tạo.
- Hỗ trợ bồi dưỡng đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX, liên hiệp HTX: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc; hỗ trợ kinh phí đi lại từ trụ sở đến nơi học tập (trừ vé máy bay), tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ theo quy định tại Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang sửa đổi, bổ sung một số chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
c) Hỗ trợ sản xuất
- Hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học, công nghệ, các mô hình sản xuất hiệu quả theo chính sách được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 10/2020/NQ- HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang. Tổng kinh phí hỗ trợ đến năm 2025 tối đa không quá 54.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ các HTX áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn theo chính sách quy định tại Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định về mức hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tổng kinh phí hỗ trợ đến năm 2025 tối đa không quá 3.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi liên kết của HTX, liên hiệp HTX. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 tối đa không quá 3.240 triệu đồng.
d) Hỗ trợ liên kết, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường
- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ cho HTX, liên hiệp HTX theo chính sách được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Hậu Giang.
- Hỗ trợ 100% kinh phí bao bì, nhãn mác sản phẩm của HTX, liên hiệp HTX. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 tối đa không quá 360 triệu đồng.
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho HTX, liên hiệp HTX xây dựng thương hiệu, chứng nhận nhãn hiệu và xây dựng bộ nhận diện HTX. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 tối đa không quá 3.240 triệu đồng.
- Hỗ trợ 100% kinh phí phát triển sản phẩm OCOP của HTX. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 tối đa không quá 7.500 triệu đồng.
- Hỗ trợ kinh phí cho HTX, liên hiệp HTX thuê gian hàng tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, diễn đàn trong nước. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 tối đa không quá 810 triệu đồng.
- Hỗ trợ kinh phí thuê, vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm cho HTX, liên hiệp HTX, tối đa 12 tháng/liên hiệp HTX nhưng không vượt quá ngày 31/12/2025, mức hỗ trợ hàng tháng tối đa không quá 5 triệu đồng/HTX, liên hiệp HTX.
đ) Hỗ trợ chuyển đổi số và tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ
- Hỗ trợ kinh phí cho HTX, liên hiệp HTX thực hiện chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất, kinh doanh. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/HTX, liên hiệp HTX.
- Hỗ trợ kinh phí tư vấn về khoa học - công nghệ cho các HTX, liên hiệp HTX. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/HTX, liên hiệp HTX.
e) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm
- Nội dung và định mức hỗ trợ:
+ Đối với liên hiệp HTX: Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng và 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho 03 mô hình liên hiệp HTX tối đa không quá 18.000 triệu đồng.
+ Đối với HTX: Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế, chế biến, xây dựng, nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; và hỗ trợ đầu tư 50% kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho 15 mô hình HTX tối đa không quá 187.500 triệu đồng.
- Cơ chế quản lý sau đầu tư: Hỗ trợ của Nhà nước là tài sản không chia của HTX. Hợp tác xã phải xây dựng phương án quản lý, sử dụng hiệu quả; tự trang trải kinh phí cho vận hành, bảo dưỡng công trình sau khi công trình được đưa vào hoạt động; khi hợp tác xã giải thể thì phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của Nhà nước được chuyển cho chính quyền địa phương nơi hợp tác xã đã tiến hành đăng ký thành lập quản lý.
g) Chính sách đất đai
Tạo điều kiện thuận lợi để các HTX, liên hiệp HTX chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp nhu cầu phát triển theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
2.3.2. Chính sách thí điểm xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn
- Xây dựng thí điểm 03 mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, quy mô tối thiểu 01 ha/mô hình.
- Nội dung và định mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ tối đa 50% giống, vật tư thiết yếu, thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, đóng gói, bảo quản (bao gồm máy móc, dụng cụ), xây dựng và lắp đặt hệ thống nuôi, trồng, sơ chế, bảo quản sản phẩm (nhà lưới, nhà kính, nhà bao che khu vực sản xuất, bảo quản sản phẩm; ao/bể ương, nuôi thủy sản và hệ thống cấp thoát nước; giàn/kệ/trụ trồng nấm). Tổng kinh phí hỗ trợ đến năm 2025 tối đa không quá 6.000 triệu đồng.
+ Hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận tiêu chuẩn (GAP, an toàn dịch bệnh,...); truy xuất nguồn gốc; bao bì, nhãn mác; tập huấn, hội thảo đánh giá, tổng kết, nhân rộng mô hình. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 tối đa không quá 2.250 triệu đồng.
2.3.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Xây dựng mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp:
+ Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí mua sắm các loại máy móc nông nghiệp, thiết bị, phương tiện cần thiết cho Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa để phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định giao cho Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang hoặc đơn vị, tổ chức thích hợp quản lý, khai thác, vận hành các máy móc, phương tiện, thiết bị được đầu tư để phục vụ cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, HTX có nhu cầu.
+ Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng kho chứa máy móc, thiết bị, phương tiện của Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa; đầu tư hệ thống kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến: Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng hệ thống kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến và hỗ trợ đầu tư 50% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Tổng kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư đến năm 2025 tối đa không quá 78.000 triệu đồng.
2.3.4. Chính sách hỗ trợ tín dụng
- Bổ sung vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đến năm 2025 là 40.000 triệu đồng, đến năm 2030 là 100.000 triệu đồng.
- Hỗ trợ cho HTX tiếp cận và vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hậu Giang theo quy định của Quỹ.
- Hỗ trợ 70% tiền lãi suất vay trong hạn khi vay vốn ở Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Hậu Giang và các ngân hàng (gọi chung là đơn vị cho vay) để đầu tư phát triển nông nghiệp. Mức trần lãi suất tính hỗ trợ bằng mức lãi suất cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại thời điểm hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn đã thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng đã ký với đơn vị cho vay nhưng không vượt quá ngày 31/12/2025; không hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.
2.3.5. Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Giai đoạn 1: Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang. Ngân sách nhà nước đầu tư 100%.
- Giai đoạn 2: Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2. Ngân sách nhà nước đầu tư 100%.
2.3.6. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản có liên quan được viện dẫn thực hiện trong đề án này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
2.4. Nhóm giải pháp về tài chính
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
a) Đối với nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ
Trong quá trình xây dựng kế hoạch hàng năm kết hợp lồng ghép sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để đầu tư, hỗ trợ thực hiện các chính sách của Đề án. Cụ thể:
- Nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia: hỗ trợ bồi dưỡng đối với thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX; hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP.
- Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Nghị định số 62/2019/NĐ-CP: Hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn trong sản xuất lúa.
- Nguồn vốn hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: Lồng ghép hỗ trợ sửa chữa công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương phục vụ vùng sản xuất của các HTX.
b) Đối với nguồn ngân sách tỉnh
- Sử dụng vốn đầu tư và phát triển từ các nguồn phù hợp để thực hiện các nội dung: bổ sung vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX; đầu tư các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mô hình HTX phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả; dự án đầu tư máy móc nông nghiệp, thiết bị, phương tiện cho Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp; các dự án đầu tư xây dựng kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến và mua sắm máy móc và thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng.
- Sử dụng vốn sự nghiệp để hỗ trợ thực hiện các nội dung: hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ đạo tỉnh; hỗ trợ thành lập và củng cố HTX; hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho HTX; hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ, các mô hình sản xuất hiệu quả, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn trong sản xuất cay ăn trái và thủy sản; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm của HTX và kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi liên kết; hỗ trợ liên kết, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường; hỗ trợ lãi suất vay; hỗ trợ thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ 70% tiền lãi suất vay ưu đãi.
c) Đối với nguồn vốn tư nhân (HTX, doanh nghiệp)
Vốn tư nhân thực hiện chi trả các khoản đóng góp theo quy định cho 02 lao động được bố trí về làm việc tại HTX; đối ứng thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, mô hình kinh tế tuần hoàn, mua sắm máy móc, thiết bị.”
d) Đối với nguồn vốn tín dụng
Huy động nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách thực hiện ưu tiên hỗ trợ vốn vay cho các HTX, doanh nghiệp, hộ dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư hạ tầng, thiết bị.
5. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Mục III Phần IV, như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung số thứ tự (1), (2), (3), (4), (5) như sau:
“(1) Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm cho hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã.
(2) Dự án đầu tư máy móc nông nghiệp, thiết bị, phương tiện và xây dựng kho bảo quản cho Tổ cung ứng dịch vụ cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp.
(3) Dự án đầu tư xây dựng kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến lúa gạo.
(4) Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
(5) Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.”
b) Bổ sung số thứ tự (10), (11), (12) vào Mục III, như sau:
“(10) Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
(11) Dự án xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang.
(12) Dự án xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2.”
6. Sửa đổi, bổ sung Mục IV Phần IV, như sau:
“IV. KHÁI TOÁN TỔNG NHU CẦU VỐN
Tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025 là 618.826 triệu đồng. Trong đó:
a) Lồng ghép nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 85.000 triệu đồng, gồm:
- Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia: 11.500 triệu đồng;
- Vốn hỗ trợ thực hiện Nghị định số 62/2019/NĐ-CP: 26.600 triệu đồng;
- Vốn hỗ trợ sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi: 46.900 triệu đồng.
b) Ngân sách địa phương: 389.926 triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư và phát triển: 316.126 triệu đồng (bao gồm vốn của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã: 20.000 triệu đồng).
- Vốn sự nghiệp: 73.800 triệu đồng.
c) Vốn tư nhân, HTX, doanh nghiệp: 143.900 triệu đồng.”
7. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại khoản 3 Mục VI Phần IV, như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 3.1, như sau:
“3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hàng năm.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì theo kế hoạch của UBND tỉnh. Tổng hợp đề xuất danh mục dự án đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm; tổng hợp đề xuất nhu cầu vốn thực hiện hàng năm; tham gia thẩm định danh mục, dự án đầu tư cho các hợp tác xã. Tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề án; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
- Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các chính sách thuộc thẩm quyền UBND, HĐND tỉnh, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của đề án.”
b) Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 3.7, như sau:
“3.7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương thực hiện tuyên truyền về nội dung đề án và các hoạt động của đề án trong quá trình triển khai thực hiện. Hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp.”
c) Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 3.12, như sau:
“3.12. Liên minh hợp tác xã tỉnh
- Chủ trì triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với HTX giai đoạn 2021 - 2025; chủ động giải ngân nguồn vốn tín dụng cho các HTX từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì theo kế hoạch của UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành liên quan xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung hỗ trợ liên kết, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường; tư vấn, hỗ trợ cho HTX trong hoạt động và phát triển; đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan khảo sát, lựa chọn và xây dựng toàn diện 15 HTX, 03 Liên hiệp HTX; vận động HTX tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các hoạt động triển khai, hướng dẫn HTX tiếp cận các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn tỉnh.
- Huy động các nguồn lực và kinh phí để đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ HTX, như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản trị HTX, chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị trong sản xuất, chế biến cho các HTX; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.”
d) Sửa đổi, bổ sung tiểu mục 3.15 như sau:
“3.15. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện đề án trên địa bàn quản lý.
- Lựa chọn, đề xuất hợp tác xã đáp ứng tiêu chí đầu vào đăng ký tham gia đề án.
- Chủ trì thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cho các hợp tác xã trên địa bàn tham gia đề án; xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung hỗ trợ sản xuất cho hợp tác xã và các thành viên hợp tác xã, đảm bảo đạt hiệu quả và các tiêu chí đầu ra đến năm 2025.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các sở ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các nội dung đề án.”
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Nội dung thực hiện |
Tổng kinh phí giai đoạn 2021- 2025 |
Trong đó |
|||||||
Lồng ghép vốn NSTW hỗ trợ |
Ngân sách địa phương |
Vốn HTX, doanh nghiệp |
||||||||
Tổng Vốn NSTW hỗ trợ |
Vốn thực hiện Chương trình MTQG |
Vốn hỗ trợ thực hiện Nghị định 62 |
Vốn hỗ trợ sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi |
Tổng vốn NSĐP |
Vốn đầu tư phát triển |
Vốn sự nghiệp |
||||
(a) |
(b) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
|
TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 (A+B) |
618.826 |
85.000 |
11.500 |
26.600 |
46.900 |
389.926 |
316.126 |
73.800 |
143.900 |
A |
Bổ sung vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển HTX |
20.000 |
- |
|
|
|
20.000 |
20.000 |
|
|
B |
Cộng (1+2+3+4+5+6+7) |
598.826 |
85.000 |
11.500 |
26.600 |
46.900 |
369.926 |
296.126 |
73.800 |
143.900 |
1 |
Hỗ trợ 70% tiền lãi suất vay ưu đãi |
5.000 |
|
|
|
|
5.000 |
|
5.000 |
|
2 |
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh |
100 |
- |
|
|
|
100 |
|
100 |
|
3 |
Tuyên truyền, phổ biến nội dung và kết quả thực hiện đề án |
300 |
- |
|
|
|
300 |
|
300 |
|
4 |
Hỗ trợ phát triển toàn diện 15 mô hình HTX và 03 mô hình liên hiệp HTX |
399.380 |
85.000 |
11.500 |
26.600 |
46.900 |
218.480 |
158.600 |
59.880 |
95.900 |
4.1 |
Hỗ trợ thành lập và củng cố HTX, liên hiệp HTX |
1.650 |
- |
- |
- |
- |
1.650 |
- |
1.650 |
- |
4.2 |
Hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức cho HTX, liên hiệp HTX |
21.500 |
4.000 |
4.000 |
- |
- |
15.500 |
- |
15.500 |
2.000 |
4.3 |
Hỗ trợ sản xuất |
114.240 |
26.600 |
- |
26.600 |
- |
33.640 |
- |
33.640 |
54.000 |
4.4 |
Hỗ trợ liên kết, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường |
13.890 |
7.500 |
7.500 |
- |
- |
6.390 |
- |
6.390 |
- |
4.5 |
Hỗ trợ chuyển đổi số |
1.800 |
|
|
|
|
1.800 |
|
1.800 |
|
4.6 |
Hỗ trợ kinh phí tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ cho HTX, liên hiệp HTX |
900 |
|
|
|
|
900 |
|
900 |
|
4.7 |
Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mô hình HTX, liên hiệp HTX phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả |
245.400 |
46.900 |
- |
- |
46.900 |
158.600 |
158.600 |
- |
39.900 |
a |
Hỗ trợ cho 03 liên hiệp HTX đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh |
20.400 |
- |
|
|
|
18.000 |
18.000 |
|
2.400 |
b |
Hỗ trợ cho 15 HTX đầu tư xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản phẩm, xưởng sơ chế, chế biến, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản và mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. |
225.000 |
46.900 |
- |
- |
46.900 |
140.600 |
140.600 |
- |
37.500 |
5 |
Hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn |
14.520 |
|
|
|
|
8.520 |
- |
8.520 |
6.000 |
6 |
Hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa |
149.526 |
- |
- |
- |
- |
107.526 |
107.526 |
- |
42.000 |
6.1 |
Xây dựng mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp |
29.526 |
|
|
|
|
29.526 |
29.526 |
|
|
6.2 |
Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa trong sản xuất lúa; đầu tư hệ thống kho tạm trữ, bảo quản, sơ chế, chế biến lúa gạo. |
120.000 |
- |
- |
- |
- |
78.000 |
78.000 |
- |
42.000 |
7 |
Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng |
30.000 |
- |
|
|
|
30.000 |
30.000 |
|
|
7.1 |
Giai đoạn 1: Dự án xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang. |
6.000 |
|
|
|
|
6.000 |
6.000 |
|
|
7.2 |
Giai đoạn 2: Dự án xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ định hướng vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2. |
24.000 |
|
|
|
|
24.000 |
24.000 |
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.