HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2022/NQ-HĐND |
Quảng Bình, ngày 26 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH 15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 1148/TTr-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG, TỶ LỆ
VỐN ĐỐI ỨNG CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số: 28/2022/NQ-HĐND
ngày 26/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng
Bình)
Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là Chương trình) là căn cứ để các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan lập kế hoạch trung hạn và hằng năm từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố; các xã và các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là các Sở, ban, ngành, địa phương).
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm từ nguồn ngân sách nhà nước của Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình
1. Nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh, cùng với nguồn vốn ngân sách địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các Sở, ban, ngành, địa phương; đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán, dễ áp dụng; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Ưu tiên hỗ trợ cho các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt dưới 15 tiêu chí.
4. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đã đạt chuẩn nhưng ở mức thấp để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Cấp tỉnh, cấp huyện cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
5. Ngân sách địa phương đảm bảo bố trí đủ vốn đối ứng cho cả Chương trình theo tỷ lệ được quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 4. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương
1. Căn cứ số xã tính đến hết năm 2021 để làm cơ sở xác định hệ số phân bổ vốn cho các nhóm xã.
2. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022): Xã đặc biệt khó khăn: hệ số 4,0; các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: hệ số 1,3; các xã còn lại không thuộc đối tượng ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): hệ số 1,0.
3. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025 (trừ các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển): Xã đạt dưới 15 tiêu chí: hệ số 5,0; xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: hệ số 3,0; xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: hệ số 1,0.
Điều 5. Định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương:
1. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 563.040 triệu đồng, trong đó:
a) Vốn cho năm 2021 là: 101.920 triệu đồng;
b) Vốn cho giai đoạn 2022 - 2025 là: 461.120 triệu đồng, trong đó bố trí tối đa 10% vốn đầu tư phát triển (46.104 triệu đồng) để thực hiện các chương trình chuyên đề. Nguồn vốn còn lại phân bổ cho các xã giai đoạn 2022 - 2025 là: 415.016 triệu đồng.
2. Định mức phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) phân bổ cho 128 xã như sau:
Nhóm 1: Xã đặc biệt khó khăn: 2.285 triệu đồng/xã.
Nhóm 2: Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: 744 triệu đồng/xã.
Nhóm 3: Các xã còn lại không thuộc đối tượng ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững): 571 triệu đồng/xã.
b) Vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025 phân bổ cho 113 xã (trừ các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển) phân bổ như sau:
Nhóm 1: Các xã đạt dưới 15 tiêu chí: 10.979 triệu đồng/xã.
Nhóm 2: Các xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: 6.587 triệu đồng/xã.
Nhóm 3: Các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 2.196 triệu đồng/xã.
Căn cứ định mức cho từng nhóm xã nêu trên và số vốn phân bổ giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ chi tiết hàng năm đến cấp huyện làm cơ sở để phân bổ cụ thể cho từng xã.
c) Phân bổ vốn cho các Chương trình chuyên đề:
Phân bổ vốn thực hiện các chương trình chuyên đề thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 10% vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương.
Điều 6. Phân bổ vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương
Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ cụ thể cho UBND các huyện và các sở, ngành liên quan để triển khai hiệu quả nguồn vốn được giao và hoàn thành các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
Ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 từ các nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình. Trong quá trình điều hành, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo lồng ghép, cân đối các nguồn vốn, đồng thời có các giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện Chương trình đảm bảo tỷ lệ đối ứng tối thiểu 1:1 theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.