HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2013/NQ-HĐND |
Bình Định, ngày 11 tháng 12 năm 2013 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”;
Căn cứ Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 112/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học (mầm non và phổ thông) của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 27/BC-VHXH ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học (mầm non và phổ thông) của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đến năm 2020 (Có Quy hoạch cụ thể kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2013; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2013./.
|
CHỦ TỊCH |
MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP HỌC (MẦM NON VÀ PHỔ
THÔNG) CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 28/2013/NQ-HĐND
ngày 11 tháng 12 năm2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
Tập trung huy động mọi nguồn lực của nhà nước và xã hội hóa giáo dục để từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trường mầm non, trường phổ thông, trường chuyên biệt và giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp nhằm tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong thời gian tới, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục tỉnh Bình Định ngày càng phát triển.
- Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 01 trường mầm non công lập, mỗi trường có tối đa không quá 07 điểm lẻ. Khuyến khích thành lập các trường mầm non ngoài công lập.
- Quy mô không quá 15 nhóm lớp/trường, bình quân 20-30 học sinh/lớp. Diện tích đất ở thành phố, thị xã, thị trấn tối thiểu 8m2/học sinh; vùng nông thôn tối thiểu 15m2/học sinh.
- Đến năm 2020, toàn tỉnh cần xây dựng mới 46 trường mầm non và xây dựng bổ sung 777 phòng học (giai đoạn 2012-2015 thành lập mới 14 trường mầm non và xây dựng bổ sung 265 phòng học; giai đoạn 2016-2020 thành lập mới 32 trường mầm non và xây dựng bổ sung 512 phòng học).
- Nhu cầu kinh phí đầu tư cho các trường mầm non đến năm 2020 là 496,114 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015: 160,37 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 335,744 tỷ đồng).
- Nhu cầu đất cần mở rộng và xây mới các trường mầm non đến năm 2020 là 344.100m2.
- Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 01 trường tiểu học công lập, mỗi trường có không quá 02 điểm lẻ (vùng thuận lợi) hoặc 04 điểm lẻ (vùng miền núi, vùng khó khăn). Khuyến khích thành lập các trường tiểu học ngoài công lập.
Quy mô không quá 30 lớp/trường, bình quân 30 học sinh/lớp ở vùng thuận lợi, 10-20 học sinh/lớp ở vùng khó khăn, miền núi. Diện tích đất ở thành phố, thị xã, thị trấn tối thiểu 8m2/học sinh; vùng nông thôn tối thiểu 15m2/học sinh.
- Đến năm 2020, toàn tỉnh cần xây dựng mới 16 trường tiểu học và xây dựng bổ sung 329 phòng học. (giai đoạn 2012-2015 thành lập mới 3 trường tiểu học và xây dựng bổ sung 155 phòng học; giai đoạn 2016-2020 thành lập mới 13 trường tiểu học và xây dựng bổ sung 174 phòng học).
- Nhu cầu kinh phí đầu tư cho các trường tiểu học đến năm 2020 là 137,28 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015: 55,6 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 81,68 tỷ đồng).
- Nhu cầu đất cần mở rộng và xây mới các trường tiểu học đến năm 2020 là 553.600m2.
- Mỗi xã phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 01 trường THCS công lập. Khuyến khích thành lập các trường trung học cơ sở ngoài công lập.
Quy mô không quá 40 lớp/trường; bình quân 40 học sinh/lớp ở vùng thuận lợi, 20-30 học sinh/ lớp ở vùng khó khăn, miền núi. Diện tích đất ở thành phố, thị xã, thị trấn tối thiểu 8m2/học sinh; vùng nông thôn tối thiểu 15m2/học sinh.
- Toàn tỉnh cần xây dựng mới 23 trường THCS và xây dựng bổ sung 454 phòng học (giai đoạn 2012-2015 thành lập mới 6 trường Trung học cơ sở và xây dựng bổ sung 66 phòng học; giai đoạn 2016-2020 thành lập mới 17 trường THCS và xây dựng bổ sung 388 phòng học).
- Nhu cầu kinh phí đầu tư cho các trường THCS đến năm 2020 là 280,6 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015: 53,4 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 227,2 tỷ đồng).
- Nhu cầu đất cần mở rộng và xây mới các trường THCS đến năm 2020 là 396.900m2.
4. Giáo dục trung học phổ thông
- Đảm bảo khu vực có từ 3-5 vạn dân có 01 trường THPT công lập. Khuyến khích thành lập các trường trung học phổ thông ngoài công lập.
Quy mô trường không quá 45 lớp/trường; số học sinh trung bình 40 học sinh/lớp. Diện tích đất ở thành phố, thị xã, thị trấn tối thiểu 8m2/học sinh; vùng nông thôn tối thiểu 15m2/học sinh.
- Trong thời kỳ quy hoạch, toàn tỉnh cần xây dựng thành lập mới 6 trường, giảm 01 trường ( nhập 2 trường thành 1), chuyển địa điểm 02 trường THPT và xây dựng bổ sung 413 phòng học (giai đoạn 2012-2015 thành lập mới 3 trường THPT và xây dựng bổ sung 63 phòng học, giai đoạn 2016-2020 thành lập mới 3 trường Trung học phổ thông và xây dựng bổ sung 350 phòng học) .
- Nhu cầu kinh phí đầu tư cho các trường THPT đến năm 2020 là 208,44 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015: 43,95 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 164,49 tỷ đồng).
- Nhu cầu đất cần mở rộng và xây mới các trường THPT đến năm 2020 là 225.200m2.
- Đối với trường THPT chuyên:
+ Tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh trung học phổ thông của toàn tỉnh. Bình quân 25-30 học sinh/lớp. Diện tích đất tối thiểu cho 1 học sinh 15 m2.
+ Để phù hợp với nhu cầu phát triển trường Trung học phổ thông chuyên theo Quyết định 959/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020, trong thời kỳ quy hoạch xây dựng thành lập mới thêm 01 trường Trung học phổ thông chuyên tại huyện Hoài Nhơn.
- Đối với các trường Dân tộc nội trú:
+ Quy hoạch được thực hiện theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015.
+ Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, hệ thống mạng lưới các trường dân tộc nội trú không bổ sung xây dựng thêm trường mới, chỉ tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để đến năm 2015 các trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
- Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú:
+ Quy hoạch được thực hiện theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDT bán trú.
+ Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, hệ thống mạng lưới các trường dân tộc bán trú không xây dựng, thành lập thêm trường mới, chỉ tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để đến năm 2015 các trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.
- Đối với trường chuyên biệt Hy Vọng (dành cho học sinh khuyết tật):
+ Quy mô phát triển trường được thực hiện theo Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 07/01/2008 của UBND tỉnh về Quyết định thành lập trường chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn.
+ Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, không xây dựng thành lập thêm trường, chỉ đầu tư xây dựng, trang thiết bị bổ sung cho trường hiện có để đảm bảo điều kiện dạy và học của nhà trường với quy mô tối đa 140 học sinh, tổng số lớp tối đa là 14 lớp.
* Nhu cầu kinh phí đầu tư cho hệ thống trường chuyên biệt đến năm 2020 là 100 tỷ đồng (trong đó: giai đoạn 2012-2015: 20 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020: 80 tỷ đồng).
6. Giáo dục thường xuyên- hướng nghiệp
- Đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp để hướng nghiệp và dạy bổ túc THPT cho học sinh . Diện tích đất cho trung tâm GDTX-HN xây mới hoặc có điều kiện mở rộng tương đương với trường trung học phổ thông.
- Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 giữ nguyên mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp đã được phân bổ đều ở các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng, bổ sung thêm các cơ sở 2 của các trung tâm thường xuyên-hướng nghiệp ở các xã để đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên (bổ túc THPT) của nhân dân tại các vùng xa trung tâm huyện.
- Diện tích đất cần xây dựng và mở rộng các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp đến năm 2020 là 80.000 m2.
III. Nhu cầu kinh phí, lộ trình và giải pháp thực hiện.
1. Nhu cầu kinh phí.
Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng để thực hiện Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 khoảng 1.238,43 tỷ đồng.
2. Lộ trình thực hiện.
- Giai đoạn 2012-2015:
Thành lập, xây dựng mới 27 trường, xây dựng bổ sung 549 phòng, với tổng nhu cầu kinh phí là 333,32 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020:
Thành lập, xây dựng mới 65 trường, xây dựng bổ sung 1424 phòng học, với tổng nhu cầu vốn 905,114 tỷ đồng.
3. Dự kiến cơ cấu nguồn vốn thực hiện Quy hoạch:
Dự kiến cơ cấu nguồn vốn để thực hiện Quy hoạch như sau:
- Vốn Trung ương: 557,2 tỷ đồng (45% tổng nhu cầu vốn, tương đương với tỷ lệ vốn Trung ương hỗ trợ tỉnh Bình Định triển khai các dự án, chương trình trước đây).
- Vốn địa phương: 495,4 tỷ đồng (40% tổng nhu cầu vốn).
- Vốn huy động khác: 185,83 tỷ đồng (15% tổng nhu cầu vốn).
4. Giải pháp huy động vốn
- Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình, dự án giáo dục từ ngân sách nhà nước trong thời kỳ 2011-2015 theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015. Ngoài phần ngân sách tỉnh hỗ trợ, các địa phương phải tăng thêm ngân sách đầu tư xây dựng mạng lưới trường, lớp học ngành giáo dục đảm bảo tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.
- Tranh thủ tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia, ODA cấp cho tỉnh để xây dựng mạng lưới trường, lớp học.
- Đẩy mạnh các giải pháp xã hội hóa, để huy động các nguồn vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới trường, lớp học.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh hỗ trợ kinh phí hoặc trực tiếp xây dựng cơ sở giáo dục.
IV. Nhu cầu và giải pháp đảm bảo diện tích đất để thực hiện Quy hoạch.
- Tổng nhu cầu đất cho xây dựng các trường mầm non và các cấp đến năm 2020 là 816,66 ha, tăng thêm 160,02 ha so với năm 2012.
- Những giải pháp chủ yếu để đảm bảo đủ diện tích đất để mở rộng, xây dựng trường học là:
+ Đảm bảo cấp đủ diện tích đất cho mở rộng, xây dựng trường học. Trong thời kỳ quy hoạch tập trung các nguồn lực, kết hợp với những cơ chế chính sách tích cực và các giải pháp quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng... để đảm bảo diện tích đất mở rộng và xây dựng mới các trường mầm non và phổ thông các cấp theo theo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 tỉnh Bình Định cho ngành giáo dục.
+ Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường học khi di chuyển, thu hồi các kho, bãi.
+ Bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học.
+ Ưu đãi về chính sách đất đai để đầu tư xây dựng trường học theo các qui định của Nhà nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.