HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2021/NQ-HĐND |
Nghệ An, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVIII KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ gồm: Số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ; Số 56/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; Số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BCA ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Xét Tờ trình số 8646/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt (sau đây gọi là hành lang an toàn giao thông) trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025.
Hành lang an toàn giao thông trong Nghị quyết này bao gồm: Đất của đường bộ (phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ), hành lang an toàn đường bộ; đất dùng để xây dựng đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Chỉ thực hiện giải tỏa, tháo dỡ, di dời các công trình, vật kiến trúc, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị… ra khỏi phạm vi hành lang an toàn giao thông khi xác định được hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông.
2. Những công trình tồn tại do lịch sử để lại nằm trên đất hành lang an toàn giao thông nhưng chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định công trình và an toàn giao thông thì tạm thời giữ nguyên hiện trạng nhưng chủ công trình phải cam kết không cơi nới, mở rộng.
3. Áp dụng các chế độ, chính sách của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải tỏa các công trình, vật kiến trúc thuộc đối tượng được đền bù theo quy định, tồn tại trên đất hành lang an toàn giao thông do lịch sử để lại nhưng ảnh hưởng trực tiếp về an toàn giao thông (điểm đen, điểm tiềm ẩn, bất cập về hạ tầng giao thông,…).
Điều 3. Các biện pháp tăng cường
1. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quyết liệt của chính quyền địa phương cơ sở với nòng cốt là cấp ủy và chính quyền cấp huyện, cấp xã để chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, các tầng lớp nhân dân, đảm bảo duy trì kết quả đã đạt được và chống tái lấn chiếm, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm mới.
3. Tổ chức giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, cụ thể:
a) Thực hiện việc trích đo, trích lục bản đồ địa chính các thửa đất tiếp giáp với đường bộ (ưu tiên tuyến đường đô thị, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện), đường sắt đi qua khu dân cư để xác định ranh giới giữa đất được giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng với đất của đường bộ, đường sắt và hành lang an toàn giao thông (trừ các thửa đất đã xác định được chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng); đánh dấu bằng các mốc giới để xác định phạm vi giải tỏa vi phạm.
b) Thực hiện việc rà soát, thống kê các công trình xây dựng, vật kiến trúc, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị,… tồn tại trên đất hành lang an toàn giao thông để xác định vi phạm; gửi thông báo giải tỏa vi phạm đến các tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang an toàn giao thông.
c) Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
d) Tổ chức các biện pháp cưỡng chế nếu tổ chức, cá nhân không chấp hành đầy đủ nội dung trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
đ) Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thu hồi đất đối với các công trình, vật kiến trúc tồn tại trên đất hành lang an toàn giao thông do lịch sử để lại nhưng ảnh hưởng trực tiếp về an toàn giao thông (điểm đen, điểm tiềm ẩn, bất cập về hạ tầng giao thông,…).
e) Những vị trí đã được cưỡng chế giải tỏa vi phạm:
- Đối với đường quốc lộ, đường tỉnh, đường sắt thì đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt chịu trách nhiệm tổ chức cắm mốc, kẻ vạch sơn, đặt biển hiệu và lập biên bản bàn giao mặt bằng đã giải tỏa cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, quản lý.
- Đối với đường huyện, đường xã thì Ban chỉ đạo giải tỏa cấp huyện, cấp xã tổ chức cắm mốc, đặt biển hiệu, kẻ vạch sơn và lập biên bản bàn giao mặt bằng đã giải tỏa cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
4. Tăng cường quản lý hành lang an toàn giao thông:
a) Tăng cường công tác phối hợp về quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông giữa cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
b) Thực hiện chỉnh lý các biến động về đất; hiệu chỉnh hồ sơ quản lý đất đai; xử lý dứt điểm các trường hợp giao đất trái thẩm quyền do lịch sử để lại, cấp đất nằm trong chỉ giới quy hoạch hành lang an toàn giao thông sau khi đã công bố quy hoạch cấp đường và phạm vi đất dành cho thoát nước đường bộ.
c) Các lực lượng: Công an, Thanh tra giao thông, Quản lý trật tự đô thị và lực lượng được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã giao nhiệm vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; áp dụng tình tiết tăng nặng đối với các trường hợp tái phạm theo quy định.
d) Không cho phép sử dụng hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trái quy định để hoạt động dịch vụ, tập kết vật liệu và rác thải; bố trí các khu buôn bán tập trung một cách hợp lý để tạo dần thói quen kinh doanh buôn bán văn minh, lịch sự cho người dân; triển khai lắp đặt camera tại các điểm nóng thường xảy ra vi phạm và tái lấn chiếm để theo dõi, giám sát.
đ) Đối với các dự án có vị trí quy hoạch dọc hai bên đường quốc lộ, đường tỉnh và đường sắt, trong quá trình thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ, đường sắt về phương án đấu nối, đất thoát nước của đường bộ, đường sắt và quy định liên quan hành lang an toàn giao thông trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
e) Đẩy mạnh mô hình đoạn đường tự quản của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, tổ dân cư, tổ dân phố đối với đoạn tuyến là quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã đi qua khu đông dân cư.
5. Khen thưởng và xử lý trách nhiệm
a) Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về khen thưởng, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và khen thưởng, kỷ luật đối với cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
b) Gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị chức năng trong việc giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
c) Kết quả giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông là một trong những tiêu chí bắt buộc để xếp loại thi đua hàng năm đối với các địa phương, đơn vị liên quan.
d) Những tập thể, hộ gia đình, cá nhân chấp hành tốt quy định về bảo vệ hành lang an toàn giao thông, thực hiện tốt việc giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông được xem xét khen thưởng theo quy định.
Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cân đối ngân sách để triển khai thực hiện việc giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm và quản lý hành lang an toàn giao thông theo phân cấp quản lý. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ cho các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong việc giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm và quản lý hành lang an toàn giao thông, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và sử dụng hành lang an toàn giao thông.
2. Phục vụ trích đo, trích lục bản đồ địa chính các thửa đất tiếp giáp với đường đô thị, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường sắt đi qua khu đông dân cư; rà soát, xác định ranh giới giữa phần đất thuộc quyền sử dụng của người dân với đất hành lang an toàn giao thông, chỉnh lý các biến động về đất, hiệu chỉnh hồ sơ quản lý đất đai khi có biến động về đất.
3. Cắm các loại mốc để quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông.
4. Phục vụ cưỡng chế tháo dỡ, di dời các công trình vi phạm và bảo quản tài sản bị thu giữ tại các kho, bãi; trong đó ưu tiên hỗ trợ giải tỏa những công trình vi phạm mang tính chất kiên cố đã tồn tại trong thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình, an toàn giao thông nhưng chưa giải tỏa được.
5. Hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng để xử lý các công trình, vật kiến trúc tồn tại trên đất hành lang an toàn giao thông do lịch sử để lại nhưng ảnh hưởng trực tiếp về an toàn giao thông (điểm đen, điểm tiềm ẩn, bất cập về hạ tầng giao thông,…).
6. Duy trì các hoạt động chống tái lấn chiếm; chi hỗ trợ ngày công cho các lực lượng được huy động, chi hỗ trợ thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ.
7. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết này và biểu dương, khen thưởng những hộ gia đình tự giác, gương mẫu trong quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông.
8. Phục vụ các Đoàn kiểm tra; tổ chức các hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Khoá XVIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.