HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 245/2008/NQ-HĐND |
Vinh, ngày 20 tháng 12 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
NGHỆ AN
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét tờ trình số: 8040/TTr-UBND ngày 04-12-2008 của UBND tỉnh về việc ban hành "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2020 (trừ các loại khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng);
Trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách - Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ :
Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2020 (trừ các khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng) với các nội dung chính sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ BAN HÀNH QUY HOẠCH:
1. Sự cần thiết:
- Nghệ An là một tỉnh có diện tích rộng, tài nguyên đa dạng, phân bố rải rác, nhất là các khoáng sản quý hiếm, nguyên vật liệu sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, đá vôi trắng làm khoáng chất công nghiệp. Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn phát triển khá nhanh và có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.
- Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chủ quan trong quá trình tổ chức điều tra, đánh giá, quản lý và đầu tư phát triển các hoạt động khoáng sản trước đây, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản Nghệ An còn nhiều tồn tại, bất cập; có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản. Hậu quả là tài nguyên khoáng sản bị thất thoát, môi trường bị tổn hại, ô nhiễm, an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng, hiệu quả kinh tế xã hội thấp, quyền lợi của Nhà nước, của nhân dân trong vùng có tài nguyên khoáng sản bị ảnh hưởng.
- Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trên, từng bước đưa hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh vào nền nếp, đúng pháp luật; mặt khác để có định hướng đúng đắn cho quá trình phát triển các hoạt động khoáng sản trên địa bàn đến năm 2020 một cách hiệu quả, bền vững, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thống nhất với quy hoạch phát triển khoáng sản toàn quốc. Cần thiết phải xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2009 - 2020 (trừ các khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng).
2. Các căn cứ xây dựng quy hoạch:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Điều 3a quy định về Nguyên tắc hoạt động khoáng sản, Điều 3b quy định về Quy hoạch khoáng sản;
- Nghị định 160/2005/NĐ ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Điều 12 quy định về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;
- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
- Quyết định số 56/2008/UBND-CN ngày 26/8/2008 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Nghệ An đến năm 2020.
1. Việc điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn được quản lý, tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu phát triển hiệu quả, bền vững, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, đúng quy định của Pháp luật có liên quan.
2. Việc điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản được tiến hành phù hợp, thống nhất với tiềm năng khoáng sản, trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và với quy hoạch khoáng sản của cả nước.
3. Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đó ưu tiên các doanh nghiệp có kinh nghiệm khai thác công nghiệp, quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.
4. Tăng cường chế biến sâu và đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà đầu tư, của nhà nước và của cộng đồng dân cư, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường.
5. Tài nguyên khoáng sản là một loại hình nguồn lực đặc biệt. Mỗi loại khoáng sản có một cách tiếp cận riêng trong việc đánh giá, điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến, vì vậy cần xác định đúng hướng và mục tiêu phát triển riêng của từng loại khoáng sản.
6. Các khu vực khoáng sản chưa được điều tra, đánh giá và không nằm trong quy hoạch khoáng sản của cả nước cũng như của tỉnh; tùy tình hình thực tế có thể được khảo sát, thăm dò đánh giá quy mô, chất lượng khoáng sản để lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý trước khi Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép lập hồ sơ khai thác.
1. Định hướng việc phát triển ngành khai thác và chế biến, sử dụng các loại khoáng sản phù hợp với tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh cho giai đoạn 2009-2020.
2. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển khoáng sản của cả nước và Quy hoạch phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An cho cả giai đoạn đến năm 2020.
3. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh gắn với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan và môi trường sinh thái của địa phương và khu vực. Sử dụng lợi thế nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh để thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội khác phát triển, đặc biệt trên địa bàn các huyện miền núi.
4. Quy hoạch phân vùng điều tra thăm dò địa chất, khai thác và chế biến khoáng sản, cùng với việc xác định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn.
5. Làm rõ các khu vực hạn chế, khai thác công nghiệp, khai thác thủ công, khu vực đấu thầu.
6. Cùng với công tác quy hoạch, đề xuất các giải pháp chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm thực hiện tốt các quy định của Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường.
4.1. Với hoạt động thăm dò:
4.1.1. Sắt, mangan: Quặng sắt và quặng mangan ở Nghệ An có trữ lượng nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu của ngành luyện thép hiện nay và ở xa các trung tâm luyện kim của cả nước, vì vậy Quy hoạch khai thác quặng sắt cũng như mangan của cả nước không đưa trữ lượng quặng của Nghệ An vào cân đối. Trong giai đoạn này không cần thiết phải thăm dò thêm ở quy mô nhà nước,mà có thể cho phép lập thủ tục cấp Giấy phép khai thác để tận thu tài nguyên.
4.1.2. Thiếc:
a) Quy hoạch thăm dò địa chất tuân theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BCT ngày 04/3/2008 của Bộ Công Thương. Cụ thể như sau:
TT |
Nội dung |
Mục tiêu |
1 |
TD bổ sung thiếc sa khoáng theo tiến độ khai thác của Công ty TNHHNN MTV KLM Nghệ Tĩnh |
4.000 tấn SnO2 cấp C1 |
2 |
TD thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai giai đoạn II |
5.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
3 |
TD bổ sung quặng thiếc sa khoáng Bản Cô |
1.500 tấn SnO2 cấp C1 |
4 |
TD thiếc gốc-đa kim Pan Lom-Ca Đoi |
1.500 tấn SnO2 cấp C1 |
5 |
TD thiếc-chì-kẽm gốc Kẻ Tằng giai đoạn I |
2.500 tấn Sn cấp C1+C2 |
6 |
TD thiếc-chì-kẽm-bạc Làng Đông |
3.300 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
TD bổ sung thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai gđ.III |
5.000 tấn Sn cấp C1 |
8 |
TD thiếc sa khoáng Làng Sòng |
1.000 tấn SnO2 cấp C1 |
9 |
TD bổ sung thiếc-chì-kẽm gốc Kẻ Tằng gđ.II |
5.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
10 |
TD quặng thiếc gốc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp |
|
b) Các mỏ và điểm mỏ khác, không bắt buộc phải tiến hành thăm dò. Tuy nhiên, tùy nhu cầu thực tế có thể được khảo sát đánh giá quy mô, chất lượng và lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý trước khi UBND tỉnh cho phép lập hồ sơ khai thác.
4.1.3. Vàng và đá quý:
- Vàng và đá quý trên địa bàn tỉnh Nghệ An không nằm trong quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025 (theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BCT ngày 05/6/2008 của Bộ Công Thương).
- Các điểm mỏ có thể được khảo sát, thăm dò tùy theo nhu cầu.
4.1.4. Đá vôi trắng:
a) Thứ tự các diện tích ưu tiên thăm dò
Khu vực |
Lý do ưu tiên |
Số hiệu thân khoáng |
Diện tích (ngàn m2) |
TL và TN dự báo (ngàn tấn) |
|||
Vùng nguyên liệu tập trung |
Mức độ đầu tư |
Điều kiện giao thông |
Vùng QH của tỉnh |
||||
Châu Hồng |
+ |
+ |
+ |
+ |
2,3 |
1.400,0 |
89.863,3 |
Châu Tiến |
+ |
+ |
+ |
+ |
5,5a,5b,5c,132 |
1.100,0 |
69.415,9 |
Châu Cường |
+ |
+ |
+ |
+ |
49,50,58,59,63 |
776,5 |
18.657,7 |
Châu Quang |
+ |
+ |
+ |
+ |
51 |
260,0 |
4.106,7 |
Liên Hợp |
+ |
|
+ |
+ |
8,11 |
515,0 |
18.480,1 |
Châu Lộc |
+ |
|
+ |
|
18,19,20,21,26 |
1.019,0 |
56.585,6 |
Thung Khẳng |
+ |
|
+ |
|
40,53,114,121 |
845,0 |
21.935,1 |
Đồng Hợp |
+ |
|
+ |
|
10,15 |
362,0 |
23.218,6 |
Tân Kỳ |
+ |
|
+ |
+ |
97, 104 |
852,0 |
30.800,2 |
Tổng cộng |
28 |
7.130,0 |
333.063,2 |
b) Bảng thống kê các khu vực quy hoạch thăm dò giai đoạn năm 2009¸2010
Khu vực |
Số hiệu thân khoáng |
Diện tích (ngàn m2) |
Trữ lượng và TNDB (ngàn tấn) |
||
Cấp C2 |
Cấp P1 |
P2 |
|||
Châu Tiến Châu Hồng |
5,5a,5b,5c |
142,5 |
5.968,5 |
25.539,3 |
|
Châu Cường, Châu Quang |
49,50,51 58,59,63 |
428,5 608,5 |
|
|
9.871,8 12.892,6 |
Tổng cộng |
|
1.179,5 |
5.968,5 |
25.539,3 |
22.764,4 |
b) Bảng thống kê các khu vực quy hoạch thăm dò giai đoạn năm 2010 ¸ 2020
Khu vực |
Số hiệu Thân khoáng |
Diện tích (ngàn m2) |
TNDB P1+P2 (ngàn tấn) |
|
|||
Liên Hợp |
8, 11 |
515,0 |
18.480,1 |
||||
Châu Lộc |
18,19,20,21,26 |
1.019,0 |
56.585,6 |
|
|
|
|
Đồng Hợp |
10, 15 |
362,0 |
23.218,6 |
|
|
|
|
Thung Khẳng |
40,53,54,114,121 |
865,0 |
22.764,3 |
|
|
|
|
Tân Kỳ |
97,104 |
452,0 |
30.800,2 |
|
|
|
|
Cộng |
16 |
3.213,0 |
151.848,8 |
|
|
|
|
4.1.5. Các khoáng sản khác
Không bắt buộc phải tiến hành thăm dò. Tuy nhiên, tùy nhu cầu thực tế có thể được khảo sát đánh giá quy mô, chất lượng và lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý trước lúc Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép lập hồ sơ khai thác mỏ.
4.2. Với hoạt động khai thác, chế biến:
4.2.1. Đối với khai thác và chế biến thiếc:
a) Đối với các mỏ sa khoáng:
- Cần tranh thủ cơ hội để phát triển khai thác, nhưng phải có công nghệ phù hợp để có thể đảm bảo khai thác tuần tự và hoàn thổ đất đai, môi trường.
- Khai thác mỏ Bản Poòng song song với thăm dò nâng cấp Bắc Bản Poòng. Sau đó sẽ thực hiện tiếp đối với khai trường Bản Mới khi Bắc Bản poòng đã có khai trường đủ lớn về khoảng không đã khai thác.
b) Thiếc gốc:
- Giai đoạn đến 2015:
TT |
Nội dung |
Quy mô |
Công suất |
VĐT (tỷ đồng) |
1 |
Duy trì sản xuất mỏ sa khoáng Bản Poòng |
Công nghiệp |
118 |
8 |
2 |
Duy trì, mở rộng sản xuất sa khoáng Bản Hạt |
Công nghiệp |
118-197 |
15 |
3 |
Khai tuyển thiếc sa khoáng Bản Cô |
Công nghiệp |
79 |
10 |
4 |
Khai tuyển thiếc sa khoáng Liên Hợp |
Nhỏ |
32 |
3 |
5 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai |
Công nghiệp |
150 |
15 |
6 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Pan lom-Ca Đoi |
Nhỏ |
40 |
7 |
7 |
Khai tuyển thô-tinh thiếc gốc Kẻ Tằng |
Công nghiệp |
200 |
40 |
- Giai đoạn đến 2016-2020:
+ Tiếp tục duy trì khai thác ở Bắc Bản Poòng, Bản Cô, Bản Hạt và thiếc gốc Suối Bắc như mức độ 2015. Sau khi kết thúc khai thác Bản Poòng sẽ mở khai trương mỏ Bản Mới. Đầu tư mở rộng khai thác thiếc gốc tại các mỏ Suối Mai, Palom-Cađoi.
+ Cần chuẩn bị kế hoạch triển khai đầu tư khai thác thiếc sa khoáng Na Ca (Châu Cường khai thác sau, do liên quan đến nguồn nước Na Ca).
+ Duy trì sản lượng thiếc khai thác công nghiệp trong tinh quặng ở mức bình quân 750-800 tấn/năm.
Lưu ý: Các khu vực khai thác quy mô công nghiệp cần được thăm dò tỉ mỉ và có công nghệ khai thác hợp lý do mỏ có nhiều đứt gãy.
c) Các khu vực không quy hoạch khai thác công nghiệp:
Dự kiến các khu vực có quặng thiếc trên địa bàn tỉnh không đưa vào quy hoạch khai thác công nghiệp như sau:
ST |
Khu vực, mỏ |
Mức độ điều tra địa chất |
S (km2) |
Trữ lượng (Tấn SnO2) |
1 |
Bắc Na Ca |
Thăm dò sơ bộ |
96 |
1.097 |
2 |
Bản Hang-Bản Nát |
Thăm dò sơ bộ |
2,1 |
197 |
3 |
Các TL dọc Sông Con |
Thăm dò sơ bộ |
20 |
541 |
4 |
Thung lũng III |
Thăm dò tỷ mỷ |
0,06 |
80 |
|
Cộng |
|
118,16 |
1.915 |
4.2.2. Đối với khoáng sản đá vôi trắng:
a) Định hướng khai thác:
- Dự kiến sản lượng các loại sản phẩm đến 2020:
TT |
Loại sản phẩm |
ĐV |
2010 |
2015 |
2020 |
1 |
Bột đá mịn + siêu mịn |
1000 T |
440 |
700 |
800 |
2 |
Đá hộc + đá xay + đá Block |
1000 T |
500 |
500 |
450 |
3 |
Đá ốp lát + đá xẻ (đá trắng ) |
1000M2 |
300 |
400 |
500 |
4 |
Đá mỹ nghệ |
1000sp |
1 |
2 |
3 |
- Phân vùng và định hướng khai thác:
Vùng I: Gồm các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hợp. Đây là vùng tập trung, tài nguyên chất lượng tốt.
Định hướng phát triển như sau: Ưu tiên cho các dự án khai thác quy mô công nghệp có trang thiết bị hiện đại để chế biến đá trắng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng cao cấp khác. Các mỏ đã được cấp phép tận thu khi hết thời hạn, chỉ cấp lại giấy phép hoặc gia hạn thêm những trường hợp đầu tư vào thăm dò và tổ chức khai thác gắn với chế biến.
Vùng II: Gồm một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình, Thọ Hợp, Thị trấn. Vùng này có nhiều tài nguyên, phân bố không tập trung.
Định hướng phát triển: Ưu tiên các khu vực tài nguyên quy mô lớn, tập trung, chất lượng tốt để khai thác quy mô công nghiệp, gắn với chế biến nghiền mịn và siêu mịn đá vôi trắng. Số mỏ nhỏ còn lại khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác chế biến bột đá thấp cấp tiêu dùng nội địa, đá granitô (đá ngô), sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá xây dựng
Vùng III: Gồm các xã Châu Cường và Châu Quang. Vùng này cũng có tiềm năng, quy mô tập trung, chất lượng tài nguyên đá trắng tốt.
Định hướng phát triển vùng này như sau: Ưu tiên cho các dự án lớn khai thác công nghiệp, hiện đại gắn với chế biến đá vôi trắng siêu mịn phục vụ cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Không cấp thêm các mỏ nhỏ ở vùng này. Các giấy phép khai thác tận thu được xử lý tương tự như vùng I.
Vùng IV: Một phần xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp và vùng II, tài nguyên có quy mô nhỏ, chất lượng trung bình. Có thể dành khu vực này cho khai thác tận thu, quy mô nhỏ, nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Vùng V: Các mỏ đá vôi trắng ở khu vực Tân Kỳ chủ yếu dành cho đầu tư sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá granito, một phần làm bột đá trắng khi có nhu cầu xuất khẩu.
- Các mỏ đá vôi trắng còn lại chưa cấp phép đều không nằm trong quy hoạch của quốc gia, UBND tỉnh quản lý, cấp phép theo luật định.
- Việc cấp giấy phép các mỏ đá trắng mới được thực hiện chỉ khi các nhà đầu tư chứng minh được khả năng xuất khẩu sản phẩm của mình hoặc hợp tác với đơn vị có khả năng xuất khẩu.
b) Định hướng chế biến đá vôi trắng:
- Vùng Quỳ Hợp: Có thể hình thành 3 khu vực chế biến:
Khu I (khu vực Châu Quang): Vùng này lấy nguyên liệu chủ yếu ở Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Quang. Phấn đấu sản lượng chế biến bột siêu mịn đến năm 2010 đạt sản lượng 100-150.000 tấn/năm.
Khu II (khu Khung Thuộc): Đây là khu công nghiệp nhỏ huyện Quỳ Hợp, đã được lấp đầy với các sản phẩm chế biến bột đá trắng siêu mịn, bột đá trắng thấp cấp, đá ngô, đá xẻ, đá tạc tượng đối với vùng này cần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, điện nước, thoát nước và khu xử lý nước thải.
Khu III: Tập hợp các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng quy mô nhỏ như sản xuất đá xẻ, đá ngô, tạc tượng, cần xây dựng 1 khu TTCN tập trung ở khu vực Nghĩa Xuân. Khu vực này chủ yếu sử dụng nguyên liệu của vùng IV và vùng II.
- Vùng Diễn Châu: Đối với vùng này lấy liên doanh DMC làm nòng cốt đã có dự án chế biến siêu mịn công suất 60.000 tấn/năm. Phát triển ở đây thêm 2-3 doanh nghiệp chế biến bột đá trắng siêu mịn hình thành cụm công nghiệp đá trắng, đưa công suất chế biến cụm công nghiệp này đến sau năm 2010 lên 100-150.000 tấn/năm. Định hướng chung là hạn chế dần phát triển các cơ sở nghiền bột đá ở khu vực này.
- Vùng Nghi Lộc: Vùng này đã có Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu Thành phố Hồ Chi Minh và Công ty Cổ phần Trung Đức. Dự kiến khu công nghiệp Nam Cấm sẽ thu hút chế biến khoảng 200-300.000 tấn/năm bột đá trắng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng khác.
- Vùng Tân Kỳ: Đã có 03 doanh nghiệp được cấp phép thăm dò tại khu vực này và một số doanh nghiệp khác đang xin lập hồ sơ thăm dò. Dự kiến đến 2015 sẽ hình thành khu vực chế biến đá vôi trắng ở Tân Kỳ với sản phẩm chủ yếu là đá nghiền các loại. Công suất khoảng 200.000 tấn/năm.
4.2.3. Đối với các khoáng sản khác:
- Quặng sắt, mangan sắt - mangan: Các điểm mỏ quặng trên địa bàn không nằm trong quy hoạch quốc gia. Cần tổ chức khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng và xuất khẩu. Phấn đấu đến 2010 quặng sắt của Nghệ An đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà máy xi măng trên địa bàn.
- Than: Ngoài than Khe Bố, các điểm mỏ còn lại, UBND tỉnh quản lý cấp phép khai thác với quy mô nhỏ để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, chất đốt sản xuất gạch ngói trên địa bàn.
- Đối với các mỏ kim loại khác, UBND tỉnh quản lý cấp giấy phép.
- Đối với monazit: Dự kiến sẽ phát triển trên cơ sở thu hút đầu tư nước ngoài. Mức độ chế biến đến tinh quặng 65%.
- Đối với khoáng sản Barit tại mỏ Sơn Thành, cần được điều tra thêm và tổ chức khai thác với quy mô công nghiệp theo phụ lục số 6 Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp đến năm 2015, có xét đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BCT ngày 17/11/2008 của Bộ Công Thương.
- Đối với vàng: Chú trọng thu hút đầu tư khai thác vàng gốc. Phần vàng gốc có mức độ phức tạp hơn cần được bảo vệ và tìm kiếm đối tác đầu tư ngay từ khâu tìm kiếm, thăm dò địa chất. Mức độ chế biến: đến vàng kim loại.
- Đối với khoáng sản đá quý: Ưu tiên thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài để phát triển. UBND tỉnh quản lý, cấp phép theo luật định. Mức độ chế biến: Chủ yếu là tuyển rửa đến đá thô.
4.3. Các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản:
4.3.1. Các khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản:
- Số khu vực: 51;
- Tổng diện tích: 9.410ha, trong đó có các khu vực tạm thời cấm liên quan đến đối tượng về lĩnh vực quân sự.
4.3.2. Các khu vực cấm hoạt động khoáng sản:
- Số khu vực: 239;
- Tổng diện tích: 603.860ha. Trong đó:
+ Rừng phòng hộ: 129 khu vực với diện tích 575.916ha;
+ Di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ: 77 khu vực với diện tích 19.934ha;
+ Quốc phòng: 33 khu vực với diện tích 8.010ha
Chi tiết về diện tích, tọa độ các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản sẽ được điều chỉnh sau khi có phê duyệt của UBND tỉnh Nghệ An.
V. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
5.1. Phát triển hạ tầng cơ sở phần cứng:
5.1.1. Tăng cường phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa có khoáng sản giá trị để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào phát triển mỏ nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở những địa phương trên.
5.1.2. Giải phóng mặt bằng nhanh chóng những diện tích đã được Nhà nước cấp phép hoạt động khoáng sản, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển mỏ.
5.1.3. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp cho hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường đúng tầm của một địa phương có tiềm năng về khoáng sản và có nhiều cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản.
5.2. Phát triển hạ tầng cơ sở phần mềm:
5.2.1. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về địa chất, hỗ trợ lãi suất vốn vay và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành công tác điều tra, đánh giá trữ lượng địa chất một cách đồng bộ để có cơ sở tài nguyên vững chắc cho các hoạt động thiết kế mỏ và quản lý tài nguyên, đặc biệt đối với thiếc và vàng.
5.2.2. Xây dựng đồng bộ quy hoạch, phê duyệt, công bố quy hoạch tổng thể về tài nguyên khoáng sản để có căn cứ định hướng phát triển các hoạt động điều tra thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn.
5.2.3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn đối với công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
5.2.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, thanh tra giám sát các hoạt động tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn như:
- Xây dựng và đưa vào vận hành nề nếp Quy chế phối hợp công tác giữa các sở, ban, ngành và UBND tỉnh trong việc quản lý, cấp phép, thanh tra giám sát các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Đào tạo và bổ sung cán bộ quản lý khoáng sản có trình độ chuyên môn phù hợp cho cấp tỉnh và cấp huyện, bảo đảm các huyện đều có kỹ sư khai thác mỏ hoặc địa chất để chuyên quản về khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường, bảo đảm tính công khai, công bằng và nhất quán trong việc cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản. Phân định rõ trách nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giữa các cấp.
- Phân cấp quản lý tài nguyên và giám sát, thanh tra môi trường cho cấp huyện, nhất là những huyện có nhiều cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản.
- Xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa các sở, ban ngành và UBND trong việc quản lý, cấp phép, thanh tra; giám sát các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.
-Thực hiện tốt việc tuyên truyền và phổ biến Luật khoáng sản và Luật môi trường, nâng cao nhận thức của nhân dân và các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn.
5.3. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư:
5.3.1. Tạo dựng môi trường quản lý đầu tư sản xuất kinh doanh thân thiện và công bằng với các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, lấy mục tiêu phục vụ doanh nghiệp làm đầu. Hoàn thiện các hướng dẫn về trình tự và thủ tục thẩm định cấp phép tài nguyên theo hướng tập trung, thống nhất, rõ ràng và có thời hạn giải quyết đối với nhà đầu tư.
5.3.2. Có cơ chế đặc biệt để khuyến khích thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.Ưu tiên cấp phép hoạt động khoáng sản cho các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ để phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
5.3.3. Các mỏ và điểm khoáng sản không nằm trong danh mục quy hoạch ở quy mô quốc gia được giao về cho cấp tỉnh quản lý và cấp phép khai thác, nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động trong việc thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.
5.3.4. Không cấp phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực tài chính, không đủ các quy định bắt buộc của Luật Khoáng sản; không chia các mỏ khoáng sàng thành từng khu vực nhỏ để cấp phép khai thác quy mô nhỏ.
5.3.5. Kiên quyết xử lý triệt để tình trạng khai thác trái phép khoáng sản trên địa bàn.
5.3.6. Thực hiện tốt việc bảo vệ những khu vực tài nguyên khoáng sản chưa khai thác. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở các khu vực được giao.
5.3.7. Tăng cường công tác chuẩn bị nhân lực cho các hoạt động khoáng sản trên địa bàn; đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về ngành mỏ - địa chất; đào tạo đội ngũ công nhân khai thác, tuyển khoáng có tay nghề cao. Thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn cao tham gia vào các hoạt động khoáng sản và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn.
5.3.8. Công bố công khai các khu vực quy hoạch khoáng sản, các khu vực đã cấp phép khai thác và quản lý cũng như các khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
5.3.9. Chủ động xúc tiến đầu tư giới thiệu tiềm năng khoáng sản trên địa bàn. Xây dựng một số dự án đầu tư phát triển các hoạt động khoáng sản bằng vốn ngân sách để giới thiệu, tư vấn cho các đối tác quan tâm tham gia đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản ở Nghệ An.
5.3.10. Nghiêm cấm tình trạng đầu cơ quyền được tổ chức khai thác khoáng sản.
5.3.11. Hạn chế việc cấp phép khai thác ngắn hạn. Có hình thức ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có quy mô lớn hiện có trên địa bàn.
5.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường:
5.4.1. Xây dựng quy chế ký quỹ môi trường bắt buộc đối với các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn. Có những chế tài mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp quỹ đúng theo quy định, không có ngoại lệ.
5.4.2. Hỗ trợ một phần vốn ngân sách Trung ương và Địa phương cho việc xây dựng một số công trình trọng điểm xử lý nước thải, hoàn thổ khai trường, phục hồi đất nông nghiệp và lâm nghiệp.
5.4.3. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách, có đầy đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực để theo dõi và quản lý môi trường.
5.4.4. Hình thành quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hoặc hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường với mức 1% chi ngân sách trên địa bàn.
5.4.5. Thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó có 26 khu khai thác thiếc Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An từ 2003-2006 về quy hoạch và cải tiến tổ chức, công nghệ sản xuất để xử lí ô nhiễm môi trường do khai thác thiếc gây ra.
5.5. Các giải pháp về thị trường:
5.5.1. Quảng bá, giới thiệu tiềm năng khoáng sản của Nghệ An, nhất là đối với thiếc, vàng, đá quý, đá vôi trắng, với các nhà đầu tư nước ngoài.
5.5.2. Hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho việc nghiên cứu xử lý nhiệt các sản phẩm đá quý, làm tiền đề cho việc tổ chức chế tác hàng mài, tạo dựng thương hiệu đá quý của Nghệ An.
5.5.3. Nhân cấy nghề mới như tạc tượng, phù điêu bằng đá vôi trắng để xây dựng thương hiệu hàng mỹ nghệ
5.6. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
5.6.1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Phê duyệt và công bố Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Ban hành kịp thời các quy định về hoạt động khoáng sản, quy chế phối hợp về quản lý trên địa bàn.
- Tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp, UBND huyện thị trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản.
- Hỗ trợ, tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động của hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
5.6.2. Sở Tài nguyên - Môi trường:
- Củng cố và hoàn thiện tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước và thanh tra nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các Sở: Công Thương, Xây dựng soạn thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế quản lý các hoạt động khoáng sản. Làm đầu mối điều chỉnh những quy chế này cho phù hợp với thực tế.
- Chấn chỉnh lại việc cấp phép khai thác tài nguyên theo luật định và theo định hướng của bản quy hoạch này.
5.6.3. Sở Công Thương:
- Tổ chức và hoàn thiện công tác quản lý khai thác khoáng sảntrên địa bàn trong phạm vi quản lý của mình.
- Chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc thiết kế và thực hiện thiết kế khai thác mỏ, các quy trình, quy phạm trong khai thác mỏ và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư làm công tác xúc tiến đầu tư.
- Tham gia thẩm định các dự án, thiết kế khai thác và chế biến khoáng sản, các báo cáo tác động môi trường của các dự án khai thác và chế biến khoáng sản.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản bằng nguồn vốn ngân sách.
5.6.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan đến hoạt động khoáng sản thực hiện công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản.
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng phần cứng cho các hoạt động khoáng sản.
5.6.5. Công an tỉnh:
- Giúp UBND tỉnh giám sát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm trái phép trên địa bàn; phát hiện, báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý về các vấn đề liên quan về hoạt động khoáng sản với các cơ quan quản lý nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về môi trường của các đơn vị hoạt động khoáng sản.
5.6.6. UBND cấp huyện:
- Tổ chức tốt việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa đưa vào khai thác trên địa bàn.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường đến quần chúng, nhân dân.
- Tích cực hỗ trợ các tổ chức và cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn.
- Giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật pháp về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo, triển khai Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2008.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.